‘Shipper’ công nghệ – công việc vất vả, cạnh tranh
Sự bùng nổ về nhu cầu giao hàng giúp các shipper tăng thu nhập nhưng cũng khiến họ làm việc quá sức và nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
Li Xaoliang, một người đàn ông 31 tuổi gầy gò, rám nắng, 10 năm qua đã lái xe đạp điện khắp các ngõ ngách ở Thượng Hải để giao hàng cho các công ty. Anh trở thành một tài xế giao hàng giàu kinh nghiệm trong ngành “shipper” non trẻ nhưng số lượng lao động cực lớn. “Shipper” trở thành đặc trưng ở các thành phố Trung Quốc, thậm chí Li và các đồng nghiệp của anh được gọi bằng cái tên thân mật: Kuaidi xiaoge (chuyển phát nhanh tiểu ca).
Xuất thân từ một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh An Huy, cách Thượng Hải khoảng 280 km, Li coi việc giao hàng là cách giúp anh thoát khỏi vùng quê nghèo khó. Anh là một trong số hàng triệu người lao động nhập cư đang đóng góp cho quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Trung Quốc.
“Shipper” có mặt ở khắp Trung Quốc khi các công ty thương mại điện tử và giao đồ ăn phát triển mạnh. Đó là một công việc vất vả và cạnh tranh. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12/2020, Li tỏ rõ sự mệt mỏi, mặc dù anh bắt đầu một ngày làm việc không quá sớm, lúc 7h30 sáng. “Một ngày điển hình kéo dài đến 9 giờ tối,” anh nói.
Áp lực với cánh tài xế giao hàng rất lớn, đặc biệt trước nhu cầu mua hàng online tăng đột biến trong đại dịch. Dù thu nhập tăng, giờ làm việc của họ cũng vậy. Ngoài ra, nhiều người còn phàn nàn rằng họ kiếm được ít hơn với mỗi chuyến giao hàng.
Một nhân viên giao đồ ăn của công ty Meituan trên đường phố Thượng Hải. Ảnh: Reuters .
Aidan Chau của China Labour Bulletin, một tổ chức phi chính phủ ở Hong Kong, cho biết: “Khối lượng công việc của mỗi nhân viên giao hàng đang tăng lên, trong khi lương lại giảm. Năm 2020, lĩnh vực chuyển phát nhanh đã giao được 83,36 tỷ bưu kiện, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái”.
Một tài xế giao hàng đã nghỉ việc chia sẻ: “Trong những giờ đặt đồ ăn cao điểm, chúng tôi phải điều khiển xe bằng một tay, tay còn lại cầm điện thoại để nhận đơn hàng. Việc va chạm với các phương tiện khác diễn ra khá thường xuyên, khiến tôi cảm thấy mình đang đặt cược mạng sống”.
Những trường hợp nhân viên giao hàng làm việc tới mức kiệt sức khiến người làm công việc này lo ngại vì không có quan hệ pháp lý ràng buộc giữa “shipper” với các hãng thương mại điện tử. Thông thường, hợp đồng giao hàng đều được ký với các đối tác nhượng quyền bên thứ ba, nên tài xế không có mối quan hệ nào với các công ty giàu có được hưởng lợi từ sức lao động của họ.
Ngày 21/12, một nhân viên giao đồ ăn tên Han của Ele.me đột ngột qua đời khi đang giao đơn hàng thứ 34 trong ngày. Công ty sau đó hỗ trợ cho gia đình nạn nhân 2.000 nhân dân tệ (308 USD), bởi cô không phải là nhân viên làm việc trực tiếp cho hãng. Sự việc gây ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội khiến Ele.me – thuộc sở hữu hoàn toàn của tập đoàn Alibaba – phải gửi lời xin lỗi tới gia đình Han, tăng khoản bồi thường lên 600.000 nhân dân tệ (93.000 USD).
Đầu tháng này, một đoạn video ghi lại vụ tự thiêu của một tài xế Ele.me ở tỉnh Giang Tô lan truyền chóng mặt trên các mạng xã hội ở Trung Quốc. Người này sau đó đã được một người qua đường cứu kịp thời. Tài xế tên là Liu Jin, 40 tuổi, đến từ một vùng nông thôn nghèo ở Vân Nam. Trong video, anh liên tục đề cập tới tranh chấp chưa được giải quyết liên quan tới tiền lương. Ele.me khẳng định công ty cấm đối tác nợ lương người lao động và đang điều tra trường hợp này.
Các cuộc đình công tập thể quy mô lớn hiếm khi xảy ra ở Trung Quốc, nhưng điều đó không ngăn được tài xế bất bình. Họ đăng bài viết về những hành vi bóc lột sức lao động lên mạng xã hội. Tháng 11 năm ngoái, blogger Miaowen đã chia sẻ câu chuyện về một nhân viên giao đồ ăn chỉ được trả 0,80 nhân dân tệ (0,12 USD) cho 17 ngày làm việc. Công ty nơi anh làm việc cho biết việc giảm lương là do 22 lượt khiếu nại mà anh này nhận được từ khách hàng.
Li và đồng nghiệp hầu như không có ngày nghỉ, trừ Tết Nguyên đán. Động lực lớn nhất của họ là thu nhập. Li nhận được 5 nhân dân tệ (0,8 USD) cho mỗi món hàng được giao. Trung bình, một “shipper” có kinh nghiệm như anh có thể giao 120 kiện hàng mỗi ngày, thu nhập tương đương 600 nhân dân tên/ngày (93 USD). “Chúng tôi có thể theo dõi số lượng đơn hàng và thu nhập trên ứng dụng điện thoại. Điều đó giúp chúng tôi có động lực tiếp tục”, Li nói.
Pizza Hut giao bánh bằng drone
Chuỗi nhà hàng Pizza Hut ở Israel sẽ thử nghiệm giao pizza bằng drone (máy bay không người lái) vào mùa hè 2021.
Pizza Hut hy vọng tiếp cận nhiều hộ gia đình hơn với hình thức giao hàng mới
Theo The Wall Street Journal , drone không trực tiếp giao bánh cho khách hàng mà chỉ làm trung gian đưa bánh đến những bãi đáp được quy định sẵn, tại đây các tài xế sẽ nhận bánh rồi mang đến tận nhà từng người. Những bãi đáp này do chính phủ phê duyệt và được bố trí ở các địa điểm như bãi đậu xe.
Chương trình thử nghiệm dự kiến bắt đầu từ tháng 6 năm nay. Công ty Dragontail Systems Ltd. có trụ sở tại Úc sẽ quản lý việc thử nghiệm giao bánh bằng drone với Pizza Hut Israel.
Đại diện công ty cho biết: "Giao hàng bằng drone nghe rất hấp dẫn, nhưng viễn cảnh nhìn thấy drone bay khắp bầu trời rồi thả pizza vào sân sau từng nhà thì không thực tế lắm".
Bộ Giao thông vận tải chỉ cho phép Pizza Hut thử nghiệm giao bánh từ chi nhánh ở Bnei Dror (Israel). Việc giao hàng sẽ giới hạn trong phạm vi 80 km 2 và trọng lượng gói hàng không được nặng hơn quy định.
"Shipper bay" sáng cửa sau khi Mỹ nới quy định máy bay không người lái
Nhờ drone, Pizza Hut dự kiến sẽ tiếp cận thêm 7.000 hộ gia đình. Hệ thống giao hàng nhiều đơn hàng cùng một lúc góp phần giảm số lượng drone và tiết kiệm pin. Để ngăn chặn hành vi trộm cắp pizza, các drone sẽ không đưa bánh cho đến khi nhận diện được tài xế.
Từ lâu các cửa hàng thức ăn nhanh và các start-up công nghệ đã mường tượng viễn cảnh giao đồ ăn bằng drone. Việc này không những giúp nhà hàng mở rộng phạm vi hoạt động, tiết kiệm chi phí so với giao hàng truyền thống, mà còn giúp đồ ăn đến tay khách hàng kịp lúc, không bị các vấn đề giao thông cản trở.
Năm 2016, Domino Pizza từng đi tiên phong trong việc dùng drone giao bánh và gửi vào sân sau nhà hai khách hàng Emma và Johnny Norman ở Whangaparaoa (New Zealand).
'Hô biến' iPhone thành cục đá: Có thể bị phạt tù Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt hành chính hoặc cải tạo không giam giữ, thậm chí phạt tù. Hôm 3/12, một chủ cửa hàng quần áo tại Đồng Tháp đặt mua chiếc iPhone 12 Pro Max từ TP.HCM. Khi nhân viên giao hàng tới nơi, do nhân viên cửa hàng đang bận nên người này để gói...