Shark Bình ‘chốt deal’ 25 tỉ đồng cho mì tôm thanh long Bình Thuận
Ở tập thứ 100 kỷ niệm chặng đường đi qua 7 mùa phát sóng vào tối 21.10 trên VTV3, Shark Tank Việt Nam đã có một kỷ lục chốt deal từ shark Bình, khi chấp nhận đầu tư 25 tỉ đồng cho thương hiệu mì tôm thanh long Bình Thuận.
Chia sẻ quá trình tạo dựng nên thương hiệu mì tôm thanh long Bình Thuận với shark Bình và các “cá mập”, chị Phan Thị Na – Tổng giám đốc, đồng sáng lập Công ty Cổ phần Caty Food cho biết: “Là thành viên của Hiệp hội thanh long Bình Thuận, công ty chúng tôi rất trăn trở, khát khao để tìm đầu ra cho trái thanh long ở vùng trồng Bình Thuận. Sau 2 năm nghiên cứu cùng Trường ĐH Công thương và Viện Khoa học kinh tế Sài Gòn, đơn vị đã phát triển thành công mì ăn liền thanh long công nghệ nano, trong vắt mì chứa 12% hàm lượng thanh long. Mì thanh long đã được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm của doanh nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh Bình Thuận”.
Chị Phan Thị (phải) và cộng sự lên Shark Tank lần này gọi vốn 1 triệu USD cho 5% cổ phần
Các “cá mập” của mùa 7. Ảnh: Shark Tank Việt Nam
Đến Shark Tank lần này, startup gọi vốn 1 triệu USD cho 5% cổ phần.
Hứng thú với việc lần đầu tiên tại Việt Nam, trái thanh long có trong mì tôm, shark Minh Beta đặt câu hỏi “sự thành công của chiến dịch là do được tính toán hay nhờ may mắn?”.
“May mắn chỉ là một yếu tố trong chiến dịch. Đội ngũ marketing của công ty rất trẻ, rất am hiểu văn hóa đại chúng, nắm bắt được các xu hướng, đã tính toán được là sau khi tung chiến dịch này sẽ có độ lan truyền nhất định. Thực tế sức hút lớn hơn kỳ vọng nên đã tạo nên một cuộc ‘khủng hoảng dương’ khiến cho chiến dịch nhanh chóng thành công”, đại diện công ty sản xuất cho hay.
Video đang HOT
Sau khi hội ý, đội ngũ Caty Food nhận lời đồng hành của shark Bình. Ảnh: Shark Tank Việt Nam
Shark Minh Beta cho rằng: “Cá nhân tôi nhận định thị trường mì tôm rất đỏ lửa, nó đỏ như vỏ của trái thanh long vậy. Theo tôi biết trên thị trường có khoảng 50 công ty sản xuất mì tôm và 4 ông lớn chia nhau đa số thị phần, nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn cũng rất chật vật. Ngành này biên lợi nhuận không cao”.
Shark Tillman Schulz dành lời chúc mừng vì đã có một sản phẩm tuyệt vời về sự phát minh và trend cũng như việc xuất khẩu đến Mỹ đạt chứng nhận FDA. Tuy nhiên, ở khía cạnh đầu tư, ông đánh giá khó để lấy lại lợi nhuận vì những đơn vị hoặc những công ty từ quốc gia khác sẽ có thể phát triển công nghệ gần giống nên ông từ chối đầu tư.
Sau khi tìm hiểu và tính toán, shark Bình ra deal 1 triệu USD cho 11,1% cổ phần. Đội ngũ Caty Food nhận deal 1 triệu USD cho 10% cổ phần, khép lại thương vụ gọi vốn thành công.
Tập 13 Shark Tank Việt Nam mùa 7 còn có những thước phim ấn tượng về hành trình 7 mùa, với những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, những câu chuyện truyền cảm hứng và những khoảnh khắc vỡ òa cảm xúc.
Cũng ở tập này, thương vụ gọi vốn từ Legendary với mô hình ca cao station thưởng thức chocolate bằng 5 giác quan đã được “chốt deal” thành công.
Câu chuyện về quả bơ khiến shark Thái, shark Bình, shark Minh Beta hợp lực đầu tư
Đến Shark Tank Việt Nam mùa 7, thương hiệu cung cấp các sản phẩm chăm sóc da từ quả bơ tươi Pơ Lang muốn gọi vốn 10% cổ phần để mở rộng xưởng sản xuất và cải tiến chất lượng sản phẩm. Câu chuyện của chị Phạm Thị Thu Hằng khiến shark Thái cảm động, 'lôi kéo' được shark Bình, shark Minh Beta cùng đầu tư.
Nhà sáng lập Phạm Thị Thu Hằng của Pơ Lang rơi nước mắt khi chia sẻ về động lực cho ra đời Pơ Lang (tại tập 6 Shark Tank Việt Nam, phát tối 2.9 trên VTV3): "Bố mẹ em là nông dân. Đối với em và tất cả những đứa trẻ Tây nguyên, bơ không chỉ là một loại quả mà nó là cả tuổi thơ... Em nhớ có một lần bố em mang bơ đi bán, nhìn thấy bố phải đứng giữa trời nắng nóng để nài nỉ thương lái tăng lên chỉ 500 dồng/kg, đó là lý do mà năm 2019 em nghỉ việc và tìm hướng đi mới cho quả bơ quê hương".
Câu chuyện của chị Phạm Thị Thu Hằng khiến các shark xúc động
Hội đồng đầu tư cùng thử nguyên liệu để cân nhắc "rót tiền". Ảnh: Shark Tank Việt Nam
Startup Pơ Lang thổ lộ: "Cũng có nhiều lúc em thực sự rất mệt mỏi, muốn bỏ cuộc lắm nhưng nhớ lại hình ảnh của bố em và các cô chú nông dân lầm lũi bên gốc bơ chỉ để kiếm thêm vài đồng, em lại có động lực để bước tiếp. Em rất mong các shark đừng nhìn vào doanh thu mà nhìn vào khát vọng, tiềm năng của Pơ Lang".
"3 shark chụm lại nên hòn núi cao..."
Chị Phạm Thị Thu Hằng cho biết: "Thành lập vào năm 2020 thì đến năm 2023, Pơ Lang đạt được doanh thu 2,5 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 50%, tập trung trên 2 kênh chính: online và hệ thống đại lý. Marketing của Pơ Lang hiện tại đang đến chủ yếu từ lượt tiếp cận tự nhiên và chi phí gần như là 0 đồng. Nửa đầu năm 2024, doanh thu đạt 3 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 360 triệu đồng, tương đương 12%. Kỳ vọng năm 2024 sẽ đạt doanh thu 8 tỉ đồng với lợi nhuận là 1 tỉ đồng.
Khi nghe Phạm Thị Thu Hằng muốn mời các "cá mập" đầu tư 2 tỉ đồng để mở rộng sản xuất, shark Minh Beta đặt câu hỏi tại sao không dùng 2 tỉ đồng này đầu tư vào marketing, truyền thông hoặc hoạt động bán hàng mà lại muốn mở xưởng trong khi có rất là nhiều đối tác. Ví dụ như nhờ shark Thái giúp đỡ cho phần sản xuất.
Nhà sáng lập Pơ Lang cho rằng: "Nếu chuyển nguyên vật liệu từ Đắk Lắk ra đến tận xưởng của shark Thái sẽ tốn rất nhiều chi phí và chắc chắn là quả bơ ra đó sẽ không đảm bảo chất lượng bằng quả bơ tại Đắk Lắk".
Với kinh nghiệm của người cùng ngành, shark Thái rất quan tâm đến tinh dầu chiết xuất từ bơ
Startup Pơ Lang mong các shark đừng nhìn vào doanh thu mà nhìn vào khát vọng, tiềm năng của Pơ Lang để đầu tư vốn. Ảnh: Shark Tank Việt Nam
Shark Thái rất quan tâm đến tinh dầu chiết xuất từ bơ bởi từng sử dụng rất nhiều. "Tinh dầu bơ là chủ đề mà tôi đã làm bao nhiêu năm nay rồi. Nhưng định giá doanh nghiệp 20 tỉ đồng thì cao quá. Bạn muốn giải cứu bơ thì bạn phải làm sao chế biến được bơ tại chỗ và tạo ra được tinh dầu để bán vì nó bảo quản được lâu. Tôi đầu tư cho bạn thì chắc chắn sẽ bao tiêu thụ cho bạn nhưng giá thành phải cạnh tranh được, bởi vì công nghệ sản xuất của Ấn Độ rất là khủng khiếp, giá thành của họ rất tốt mà chất lượng thì bạn biết rồi. Nếu bạn cạnh tranh được tôi cũng có thể xuất khẩu cho các đối tác khác vì tôi cũng liên kết rất nhiều nhà máy trên thế giới". Từ phân tích đó, shark Thái đề nghị đầu tư 2 tỉ đồng cho 30% cổ phần kèm cam kết bao tiêu thụ toàn bộ sản phẩm, miễn giá thành cạnh tranh.
Shark Hưng cho biết Pơ Lang không thuộc khẩu vị đầu tư của ông đồng thời startup cũng không có nhiều thông tin ưu việt lắm để thuyết phục ông nên quyết định không đầu tư. Còn shark Nga rất đồng cảm với tấm lòng của nữ sáng lập dành cho quê hương, nhưng giải pháp của Pơ Lang không phù hợp với tiêu chí đặt ra nên không đầu tư.
Trong khi đó, shark Bình nhận định shark Thái có nhiều nguồn lực hỗ trợ Pơ Lang. "Nếu bạn từ chối deal của shark Thái, nuối tiếc thứ nhất là bạn sẽ mất đầu ra - bao tiêu, thứ 2 là mất người định hướng sản phẩm bán lẻ bởi vì sản phẩm này của bạn chỉ là nguyên liệu, quan trọng nhất là người "nấu" sản phẩm này ra các loại thành phẩm chế biến với giá gấp 100 lần so với sản phẩm nguyên liệu. Tiếc nuối thứ 3, không có shark Thái nghĩa là không có cả tôi".
Từ đó, shark Bình đề nghị vào "liên minh đầu tư" cùng shark Thái, shark Minh Beta.
"Liên minh" shark Thái, shark Bình và shark Minh Beta đã "chốt deal" thành công, với mỗi shark 10% cổ phần. Ảnh: Shark Tank Việt Nam
Nhà sáng lập Pơ Lang quyết định "nâng cấp" kêu gọi thêm vốn và được shark Thái nhanh chóng sửa deal thành 3 tỉ đồng cho 30% cổ phần. Thương vụ thành công với "liên minh" giữa shark Thái, shark Bình và shark Minh Beta: cùng hợp lực đầu tư cho nhà sáng lập Pơ Lang, mỗi shark 10% cổ phần.
Tập 6 Shark Tank Việt Nam mùa 7 còn chào đón 2 startup khác gọi vốn gồm: Chava - thương hiệu nước hoa Việt chất lượng Pháp và IMK - startup cung cấp giải pháp số hóa tổng thể doanh nghiệp kinh doanh online.
Mong muốn được đầu tư 10 tỉ đồng đổi lấy 12% cổ phần để phát triển giải pháp số hóa tổng thể, Phạm Vũ Luyến - nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của IMK tự tin cho biết mảng số hóa đang là "con đường sống còn" của các doanh nghiệp. Cân nhắc đến tính hiệu quả, các "cá mập" đều từ chối, dẫn đến thương vụ "gãy gánh" giữa đường.
Có kinh nghiệm kinh doanh nước hoa 10 năm, startup Mai Công Bằng cho rằng: "Người Việt Nam rất thích sử dụng nước hoa nhưng nước hoa ngoại nhập quá mắc, nên rất ít người có thể sử dụng". Vì vậy năm 2019, anh cho ra đời thương hiệu nước hoa Việt có chất lượng Pháp và mức giá phù hợp để đại đa số người Việt đều có thể trải nghiệm. Shark Bình bày tỏ muốn được kết hợp cùng với Mai Công Bằng nên anh đã chấp nhận lời với mức đầu tư 4 tỉ đồng cho 49% cổ phần, kết lại thành công màn gọi vốn.
Đặc sản bánh tráng Bình Định từ chối 15 tỉ đồng của Shark Thái Thấu hiểu trách nhiệm và tâm huyết với 'đứa con tinh thần' là món đặc sản bánh tráng Bình Định của startup IPP Sachi nên shark Thái đưa ra mức đầu tư 5 tỉ đồng đổi lấy 10% cổ phần, 10 tỉ đồng còn lại là vốn vay trong 1-2 năm nhưng sau khi cân nhắc, Nguyễn Hữu Vinh - nhà sáng lập...