Sét đánh hỏng 2 tiêm kích F-35 Mỹ trên không, thiệt hại 2,5 triệu USD
Một cặp tiêm kích F-35B của Mỹ bị sét đánh hỏng khi đang bay trên không trung làm nhiệm vụ ở Nhật Bản. Vụ tai nạn đã gây thiệt hại nặng, ước tính trên 2,5 triệu USD.
Tiêm kích F-35 (Ảnh: Quân đội Mỹ).
Theo Military , vụ việc xảy ra vào ngày 13/7, khi 2 chiếc F-35B bị sét đánh lúc đang bay trên bầu trời bầu trời Makurazaki ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản. Cả 2 máy bay – vốn thuộc biên chế của căn cứ thủy quân lục chiến Iwakuni – sau đó đã hạ cánh an toàn và không phi công nào bị thương.
Đại diện quân đội Mỹ Ken Kunze xác nhận vụ việc với Stars and Stripes qua thư điện tử hôm 27/7. Theo đó, 2 chiếc F-35B – có khả năng cất cánh ở đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng – đang di chuyển đến Okinawa thì gặp phải vụ sét đánh.
Vụ việc được xem là sự cố cấp độ A, vì chi phí dự kiến để sửa chữa 2 chiếc F-35 sẽ vượt 2,5 triệu USD. Sự cố cấp độ A là thuật ngữ chỉ những vụ việc gây ra thiệt hại vượt 2 triệu USD, hoặc gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho quân nhân.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang mở cuộc điều tra về vụ việc và sẽ rút ra bài học trong việc vận hành các chuyến bay trong tương lai. Việc vận hành an toàn máy bay và khả năng sẵn sàng triển khai của các phi đội là vô cùng quan trọng đối với chúng tôi để tiếp tục hỗ trợ các đồng minh, đối tác và lực lượng của chúng tôi trong khu vực”, quan chức Kunze cho biết.
Theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ, những vụ sét đánh máy bay khá phổ biến và có thể làm hỏng nặng các hệ thống thiết yếu và quan trọng.
F-35 là máy bay chiến đấu tàng hình, tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết do Mỹ sản xuất. Máy bay này có tốc độ gần 2.000 km/h, có khả năng mang tên lửa không đối không và bom dẫn đường bằng lazer với tầm hoạt động khoảng 2.100 km và có thể đánh lừa hệ thống radar của đối phương.
F-35 có khả năng tàng hình, đa nhiệm, có thể thực hiện các nhiệm vụ như yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật và chiến đấu không đối không. Mỹ đã phát triển F-35 thành 3 biến thể khác nhau, trong đó F-35A dành cho không quân, F-35C cho hải quân, và F-35B dành cho thủy quân lục chiến. F-35 được coi là niềm hy vọng cho tương lai của quân đội Mỹ với thiết kế tối tân, mạnh mẽ.
F-35 cũng là một vũ khí gây tranh cãi vì thời gian phát triển lâu hơn dự kiến, cũng như các lỗi kỹ thuật từ đơn giản tới nghiêm trọng phát sinh khiến dự án bị đội chi phí lên rất cao, biến nó trở thành máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất thế giới.
Anh có thể triển khai F-35B trên tàu sân bay trực thăng Mỹ
Bộ trưởng Wallace cho biết Anh có thể triển khai một phi đội F-35B trên tàu sân bay trực thăng Mỹ nếu thủy quân lục chiến nước này đề nghị.
"Sẽ rất thú vị khi chứng kiến điều gì đến với những chiếc F-35B của chúng tôi và liệu có thể triển khai chúng trên tàu Mỹ trong tương lai không. Hy vọng là chúng tôi sẽ làm được", Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói tại cuộc họp báo ở thủ đô Washington ngày 13/7.
Khi được hỏi việc đưa tiêm kích F-35 của Anh lên tàu sân bay Mỹ đang được thảo luận hay không, Bộ trưởng Wallace cho biết "rất vui khi điều động" chúng. "Nếu thủy quân lục chiến Mỹ muốn đáp lại, chúng tôi rất vui khi được triển khai một phi đội", Wallace nói.
Tiêm kích F-35B trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh ngày 8/7. Ảnh: Royal Navy .
Ngày càng nhiều quốc gia vận hành biến thể F-35B có thể cất hạ cánh thẳng đứng, phù hợp cho họ triển khai tiêm kích trên tàu sân bay nước khác. Bộ Quốc phòng Nhật Bản năm 2019 đề xuất Mỹ xem xét triển khai F-35B của thủy quân lục chiến trên tàu sân bay trực thăng lớp Izumo. Hàn Quốc đang chế tạo tàu sân bay lớp LPX-II, Italy dự kiến vận hành F-35B trên tàu sân bay của mình.
Tàu sân bay Queen Elizabeth đang trên hải trình qua Ấn Độ Dương với không đoàn không quân hỗn hợp gồm F-35B của không quân Anh và thủy quân lục chiến Mỹ.
Queen Elizabeth được hộ tống bởi một khu trục hạm, một hộ vệ hạm, một tàu ngầm và hai tàu hỗ trợ của Anh, cùng khu trục hạm Mỹ USS The Sullivans và hộ vệ hạm Hà Lan HNLMS Evertsen. Tàu sân bay Anh sẽ thăm 40 quốc gia và tham gia hơn 70 đợt phối hợp trên biển.
Lực lượng và hành trình dự kiến của nhóm tàu sân bay Anh. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ .
Bộ trưởng Wallace cho biết đợt bùng phát Covid-19 trên tàu sân bay Queen Elizabeth có thể xảy ra từ 4/7, song không dẫn tới thay đổi đáng kể nào trong kế hoạch triển khai.
"Thủy thủ đoàn của chúng tôi đã tiêm đủ hai mũi vaccine, do đó không có bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào tới họ", Wallace nói và khẳng định "ủng hộ bất cứ quyết định nào" mà hạm trưởng tàu Queen Elizabeth cho là phù hợp.
Hơn 100 thủy thủ tàu sân bay Anh nhiễm nCoV Tàu sân bay Anh, Mỹ hội quân Trực thăng Anh cất cánh khẩn cấp vì lo tàu ngầm Nga Tiêm kích F-35 từ tàu sân bay Anh theo dõi chiến hạm Nga Tiêm kích, chiến hạm Nga chạm mặt tàu sân bay Anh
Trung Quốc cảnh báo Mỹ "đừng đùa với lửa" Trung Quốc đã đưa ra những cảnh báo cứng rắn sau khi máy bay quân sự Mỹ hạ cánh xuống đảo Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian (Ảnh: China Daily). Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian ngày 15/7 kêu gọi Mỹ "không đùa với lửa", ngay lập tức dừng các hành động khiêu...