Sét đánh chết 18 con voi tại khu bảo tồn thiên nhiên ở Ấn Độ
Sét đánh được cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của một đàn voi 18 con ở vùng rừng đông bắc Ấn Độ – hãng tin AP ngày 14/5 dẫn lời một quan chức lâm nghiệp nước này cho biết.
Một xác voi được phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Kondali hôm 13/5. Ảnh: AP
Theo ông Jayanta Goswami, quan chức lâm nghiệp Ấn Độ, 18 chú voi châu Á đã chết sau trận mưa tại khu bảo tồn thiên nhiên Kondali ở bang miền đông Assam, trong đó có 5 chú voi con. Các nhân viên kiểm lâm hôm 14/5 đã tới hiện trường và phát hiện 14 con voi chết ở trên một đỉnh đồi, bốn xác voi khác được tìm tìm thấy ở dưới chân đồi.
Thông tin sơ bộ do các bác sĩ thú y cung cấp cho thấy voi bị sét đánh. Ông Goswami khẳng định, lực lượng chức năng đang giải phẫu xác voi để làm rõ nguyên nhân làm voi chết.
Bang Assam là nơi sinh sống của khoảng 6.000 voi châu Á. Nhiều trong số này thường xuyên ra khỏi rừng để tìm kiếm nguồn thức ăn. Một vài năm trở lại đây, xuất hiện tình trạng voi hoang dã đi vào các khu làng ở Assam, phá hủy mùa màng, thậm chí tấn công gây chết người.
Video đang HOT
Trung Quốc thừa nhận tiêm kích Pháp vượt mặt chiến đấu cơ nội địa
Tiêm kích Rafale Pháp bán cho Ấn Độ ưu việt hơn nhiều so với chiến đấu cơ đa năng JF-17 trong biên chế Pakistan, theo chuyên gia Trung Quốc.
"Ấn Độ mua 36 tiêm kích Rafale từ Pháp với giá cao và gây ra áp lực rất lớn cho Pakistan. Rafale là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới. Pakistan không biết năng lực thật sự của chúng và đây là điều đáng lo", một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết trong bài đăng trên tờ Sohu hôm 3/12.
Nhận định được đưa ra sau khi Ấn Độ gần đây nhận 5 chiếc đầu tiên trong lô 36 tiêm kích Rafale đặt mua của tập đoàn Dassault, Pháp với trị giá 8,7 tỷ USD. Số tiêm kích còn lại dự kiến được chuyển giao xong trước 2022. Không quân Ấn Độ đã triển khai số tiêm kích Rafale đầu tiên đến khu vực đồi núi thuộc bang Himachal Pradesh và vùng Ladakh giáp biên giới Trung Quốc, Pakistan.
Tiêm kích Rafale cất cánh từ Pháp tới Ấn Độ hồi tháng 7. Ảnh: Dassault .
Rafale được kỳ vọng sẽ bổ sung sức mạnh cho không quân Ấn Độ bằng khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ, gồm tác chiến điện tử, không chiến, không kích mặt đất và tấn công thọc sâu. Ấn Độ biên chế tiêm kích Rafale trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc về tranh chấp biên giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cũng như nhu cầu hiện đại hóa lực lượng được đề cao sau cuộc không chiến với Pakistan hồi đầu năm 2019.
Ngay từ khi những chiếc Rafale chưa được bàn giao, giới chuyên gia Trung Quốc và Pakistan đã thảo luận về khả năng chiến đấu cơ Ấn Độ chạm trán tiêm kích đa năng JF-17 do Trung Quốc phát triển và chuyển giao cho Pakistan.
JF-17 là mẫu tiêm kích đa năng hạng nhẹ, một động cơ được phát triển bởi liên doanh giữa Tập đoàn máy bay Thành Đô (CAC) của Trung Quốc và Tổ hợp hàng không Pakistan (PAC). Nó có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát đường không, tấn công mặt đất và đánh chặn. Phiên bản Trung Quốc sản xuất mang định danh FC-1, trong khi JF-17 là sản phẩm của PAC.
Dòng JF-17 giúp Pakistan thay thế nhiều chiến đấu cơ lạc hậu trong biên chế như A-5C, F-7P/PG, Mirage III và Mirage V, được kỳ vọng sẽ bảo đảm khả năng đối phó với những tiêm kích hiện đại của không quân Ấn Độ.
Không quân Pakistan còn biên chế tiêm kích F-16 mua từ Mỹ, nhưng điều khoản hợp đồng quy định Islamabad chỉ được sử dụng chúng cho mục đích "tăng cường khả năng thực hiện các chiến dịch chống khủng bố", khiến Islamabad không thể sử dụng F-16 để đối đầu với Rafale của New Delhi.
Dù thừa nhận ưu thế vượt trội của Rafale, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng tiêm kích JF-17 vẫn có thể uy hiếp đối phương, nhất là khi Bắc Kinh triển khai biến thể Block 3 với nhiều cải tiến về mạng lưới tác chiến và vũ khí, trong đó có tên lửa đối không tầm xa PL-15.
"Rafale có thể mang tên lửa đối không Meteor với tầm bắn 150 km. Biến thể JF-17 Block 3 tương thích với tên lửa tầm xa PL-15, vốn có tầm bắn 160-200 km", một chuyên gia cho hay, thêm rằng tên lửa Trung Quốc có thông số vượt trội so với mẫu AIM-120 AMRAAM của Mỹ, cũng như dòng R-77 trong biên chế Ấn Độ hiện nay.
Tiêm kích JF-17 Pakistan. Ảnh: Wikipedia .
Biên tập viên Srinjoy Chowdhury của Times Now News cho biết phi đội JF-17 Pakistan cũng gặp hàng loạt vấn đề trong bảo dưỡng, ảnh hưởng xấu tới khả năng sẵn sàng chiến đấu và đối phó tiêm kích Rafale, Su-30 Ấn Độ.
"JF-17 dùng động cơ RD-93 do Nga chế tạo, chúng cần được đại tu và thay thế khi hết tuổi thọ hoạt động, chỉ tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport có thể cung cấp phụ tùng bảo dưỡng hoặc động cơ thay thế. Lệnh cấm vận của Mỹ từ năm 2018 khiến Rosoboronexport không thể giao dịch bằng đồng USD, dẫn tới vấn đề trong thanh toán giữa hai chính phủ và ngân hàng. Ngày càng khó để bảo đảm khả năng vận hành của phi đội JF-17", Chowdhury nói.
Islamabad đang tìm cách thay thế RD-93 bằng động cơ do Trung Quốc phát triển, nhưng chúng vẫn chưa đủ độ tin cậy và dường như cũng không đáp ứng được yêu cầu về tính năng kỹ chiến thuật cho tiêm kích JF-17.
Hơn 64,7 triệu ca Covid-19 toàn cầu, Mỹ rút ngắn thời gian cách ly Toàn cầu ghi nhận hơn 64,7 triệu ca nhiễm và gần 1,5 triệu người chết, CDC Mỹ khuyến cáo rút ngắn thời gian cách ly từ 14 xuống 10 ngày. Thế giới ghi nhận 64.783.598 ca nhiễm và 1.497.883 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 667.967 và 13.087 ca trong một ngày, trong khi 44.888.811 người đã bình phục, theo...