Sergey Brin biến giấc mơ thành hiện thực với Google X
Nếu Larry Page, CEO Google, là người điều hành và có nhiều quyết định táo bạo thì bạn đồng hành của ông, Sergey Brin, lại trực tiếp đưa những ý tưởng đó vào các sản ph ẩm thực tế.
Sinh ra ở Nga năm 1973 và chuyển tới Mỹ khi mới 6 tuổi, Brin được biết đến như là một trong những người nhập cư nổi tiếng và giàu có nhất ở Mỹ. Ông là “con nhà nòi” về khoa học bởi bố là Giáo sự toán tạiĐại học Maryland còn mẹ là chuyên gia nghiên cứu của NASA. Chính vì thế, ông không có tố chất của một doanh nhân hay một nhà điều hành giống như Larry Page, nhưng niềm say mê khám phá dường như không bao giờ cạn trong con người ông.
Theo học tại Đại học Marryland, Brin luôn đứng đầu lớp về các môn tự nhiên. Khi chuyển sang Đại học Stanford, ông nổi tiếng với thói quen vào phòng các giáo sư mà không gõ cửa. “Một thanh niên kiêu ngạo, nhưng thông minh”, Giáo sư Rajeev Motwani nhớ về cậu sinh viên có khuôn mặt bầu bĩnh, trẻ măng nhưng luôn toát lên vẻ tự tin.
Sergey Brin (trái) và Larry Page trở thành tỷ phú khi còn rất trẻ.
Cũng tại đây, Brin có một người bạn mới: Larry Page. Hai người sớm nhận ra họ cùng hoài bão và cùng nhau phát triển công cụ tìm kiếm web mang tên Back Rub, tiền thân của Google. Khi thành lập Google vào năm 1998, Brin đảm nhiệm chức Giám đốc công nghệ và nhanh chóng được giới công nghệ ưu ái gọi là “ông vua tìm kiếm”. Ông cũng là người đánh giá cái gì nên và không nên làm. Ở Google có một khẩu hiệu nổi tiếng “Don’t be evil” (Đừng làm điều xấu) và khi tạp chí Wired hỏi điều xấu ở đây là gì, Chủ tịch Google Eric Schmidt trả lời: “Xấu là những gì Sergey cho là xấu”.
Năm 2008, Brin trả trước 4,5 triệu USD trong tổng số 20 triệu USD cho công ty du lịch Space Adventures để đặt chỗ trong chuyến bay Russian Soyuz tới trạm không gian quốc tế ISS. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, ông tập trung thời gian cho các dự án về trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng và biến đổi khí hậu vì ông muốn “giải quyết những vấn đề lớn của thế giới bằng công nghệ thông tin”. Đây là một trong những lý do Google X Lab ra đời.
Phòng thí nghiệm này được Business Insider lần đầu nhắc tới vào tháng 6/2011, nhưng chỉ nói rằng phòng thí nghiệm đó có khả năng tồn tại, chuyên thực hiện các dự án đặc biệt và do Sergey Brin phụ trách. Thông tin về Google X chỉ được xác nhận qua bài báo của The New York Times tháng 11/2011 và cũng từ đó, Google bắt đầu thoải mái hơn khi nói về bộ phận tối mật này.
Video đang HOT
Đến giữa năm 2012, Google gây xôn xao tại Hội thảo I/O khi mời nhóm chuyên gia dù lượn đeo kính tương tác Project Glass và nhảy khỏi máy bay, ghi lại những gì họ quan sát được trên không trung và truyền trực tiếp hình ảnh đó tới màn hình lớn tại hội thảo cho tất cả những người tham dự cùng chứng kiến.
Màn trình diễn ngoạn mục đó cho cả thế giới thấy tài năng của Sergey Brin không chỉ giới hạn trong công cụ tìm kiếm web. “Mục tiêu của chúng tôi là đưa điện toán từ những cỗ máy mainframe khổng lồ sang laptop, rồi tới điện thoại và tiến đến là những thiết bị với kiểu dáng khác nhau nhưng đều nhẹ và không cần cầm tay (đeo trên người). Đó là sự tự do”, Brin khẳng định trên Bloomberg. “Google X là nơi thực hiện các ý tưởng mạo hiểm nhưng mới mẻ về công nghệ, biến khoa học viễn tưởng thành sự thật. Chúng tôi không nghĩ về sản phẩm đã tồn tại trên thị trường, thay vào đó chúng tôi thử nghiệm những thứ đột phá dù cuối cùng có thể thất bại”.
Brin: ‘Google X là nơi khoa học viễn tưởng sẽ thành sự thật’.
Google X gồm 2 địa điểm: một tại chính trụ sở Google ở Mountain View và một nằm ở khu vực không xác định tại California (Mỹ). Larry Page và Sergey Brin đã duyệt danh sách khoảng 100 ý tưởng táo bạo, ngoài những thứ nhiều người đã biết như kính tương tác, xe không người lái, nhận diện giọng nói… còn là dự án thang máy đưa con người di chuyển trong không gian qua ống nano siêu bền dài 35 km, dự án Web of Things (đồ vật kết nối, như bóng đèn tương tác chạy Android) hay dự án phát triển robot đại diện cho con người tới công sở.
“Chúng vẫn còn quá xa vời. Nhưng Google đâu phải công ty bình thường”, Rodney Brooks, thuộc viện công nghệ MIT, tin tưởng.
Là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới, Brin vẫn sống giản dị và khiêm tốn, không bao giờ vung tiền theo kiểu đại gia. Trong mắt những người quen biết, ông không chỉ thông minh, giàu có mà còn là một trong những chuyên gia công nghệ làm việc chăm chỉ nhất thế giới. Tạp chí Fortunes cho hay, từ năm 2004, Brin và Larry Page đã thỏa thuận làm việc cùng nhau ít nhất trong 20 năm. Với Google X, hai nhà đồng sáng lập Google vẫn đang hướng đến những giấc mơ lớn làm thay đổi cả thế giới.
Theo VNE
Chủ tịch Google thăm Triều Tiên
Chủ tịch điều hành công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google, ông Eric Schmidt, đang chuẩn bị cho một chuyến thăm tới CHDCND Triều Tiên.
Ông Eric Schmidt, Chủ tịch điều hành Google - Ảnh: Reuters.
Hãng thông tấn AP dẫn nguồn tin thân cận cho biết, chuyến đi này của ông Schmidt mang tính chất cá nhân. Ông sẽ đi cùng một phái đoàn nhân đạo do cựu Thống đốc bang New Mexico, Bill Richardson, dẫn đầu. Chuyến thăm có thể diễn ra ngay trong đầu tháng 1 này.
Đây sẽ là lần đầu tiên một sếp hàng đầu của Google tới thăm Triều Tiên. Thực tế, hầu như chưa có một lãnh đạo doanh nghiệp Internet nào đặt chân tới Triều Tiên.
Trong thông điệp năm mới 2013, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nói rằng, nước này đang ở trong một "cuộc cách mạng công nghiệp" của thời kỳ hiện đại. Ông Kim Jong Un kêu gọi thúc đầy phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước, hướng tới mục tiêu trường học nào cũng có máy tính, nhà máy nào cũng có máy móc kỹ thuật số.
Tuy nhiên, việc cho người dân tiếp cận với Internet đến nay vẫn chưa nằm trong chiến lược của Triều Tiên. Hiện mới chỉ có một số người dân Triều Tiên có thể tiếp cận với dịch vụ Intranet nội địa.
Hiện còn chưa rõ ông Schmidt và ông Richardson sẽ tiếp xúc với những nhân vật nào khi tới Triều Tiên. Hiện Triều Tiên và Mỹ không có quan hệ ngoại giao. Triều Tiên cũng hầu như không làm ăn với các công ty Mỹ vì các công ty này bị cấm nhập khẩu hàng hóa sản xuất tại Triều Tiên.
Schmidt là người ủng hộ công khai và mạnh mẽ việc đem đến Internet và công nghệ cho tất cả mọi người trên thế giới. Với tư cách là Giám đốc điều hành (CEO) của Google cho tới tận năm 2011, ông Schmidt đã chèo lái Google vươn lên từ một công ty nhỏ bé trở thành một "gã khổng lồ" công nghệ của thế giới. Không chỉ dẫn đầu về mảng tìm kiếm, Google còn đang tiến vào những lĩnh vực mới như điện thoại di động và bản đồ.
Google hiện có văn phòng ở hơn 40 quốc gia, bao gồm văn phòng ở cả ba quốc gia có biên giới với Triều Tiên là Nga, Hàn Quốc, và Trung Quốc. Vào năm 2010, mảng tìm kiếm của Google đã rút khỏi Trung Quốc, thị trường tìm kiếm trực tuyến lớn nhất thế giới, do vấp phải chính sách kiểm soát Internet chặt chẽ của Bắc Kinh.
Từ khi thôi giữ chức CEO của Google, ông Schmidt trở thành Chủ tịch điều hành của công ty này, chủ yếu chịu trách nhiệm quan hệ đối ngoại giữa công ty với các nhà hoạch định chính sách, đối tác kinh doanh và các chính phủ trên khắp thế giới. Ông đang chuẩn bị xuất bản một cuốn sách mang tựa đề "The New Digital Age" (tạm dịch: Kỷ nguyên kỹ thuật số mới), với thông điệp rằng, Internet và công nghệ di động có quyền năng đưa con người thoát khỏi nghèo đói và áp bức chính trị.
"Sự phủ sóng của điện thoại di động và những dạng thức kết nối mới đem đến cho chúng ta triển vọng kết nối tất cả mọi người. Khi điều đó xảy ra, sự kết nối có thể tạo ra cuộc cách mạng trên mọi phương diện, về chính trị, xã hội, và kinh tế", ông Schmidt phát biểu tại Đại học Boston hồi tháng 5 năm ngoái.
Chuyến thăm của ông Schmidt và ông Richardson tới Triều Tiên diễn ra vào một thời điểm tương đối nhạy cảm về chính trị. Tháng 12 vừa rồi, Triều Tiên đã tiến hành phóng tên lửa để đưa vệ tinh vào vũ trụ, với mục tiêu được Bình Nhưỡng tuyên bố là thám hiểm vũ trụ với mục đích hòa bình. Trong khi đó, Mỹ và nhiều quốc gia khác cho rằng, động thái này của Triều Tiên là nhằm thử nghiệm kỹ thuật phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể chạm tới California.
Ông Richardson đã tới Triều Tiên nhiều lần kể từ năm 1994, trong đó có hai chuyến đi đàm phán về việc phóng thích công dân Mỹ bị phía Triều Tiên bắt giữ. Lần gần đây nhất ông tới Triều Tiên là vào năm 2010.
Về phần mình, ngay cả trước khi nhà cố lãnh đạo Kim Jong Il qua đời cách đây 1 năm, Triều Tiên đã thể hiện ý muốn cải thiện quan hệ với Mỹ. Năm ngoái, một nhóm quan chức Triều Tiên đã tới thăm trụ sở của Google ở Mountain View, California.
Theo VnEconomy
Google tuyên bố thắng Apple trong mảng di động Chủ tịch Google Eric Schmidt cho hay sự cạnh tranh giữa Android và iOS đang có kết quả tương tự cuộc đua giữa hệ điều hành máy tính Windows và Mac OS kéo dài 2 thập kỷ qua. Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Schmidt khẳng định Google đang tận hưởng sự thành công giống như cách Microsoft chiến thắng Apple trong lĩnh...