Serbia thông báo kế hoạch tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 3
Ngày 15/8, Bộ trưởng Lao động Serbia – bà Darija Kisic Tepavcevic thông báo các cơ quan y tế nước này đã cho phép tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch yếu, đội ngũ nhân viên y tế và những người đã được tiêm vaccine ít nhất 6 tháng trước đây.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Belgrade, Serbia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong chương trình được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia RTS TV, Bộ trưởng Kisic Tepavcevic cho hay từ ngày 17/8, các cơ quan y tế Serbia sẽ bắt đầu triển khai chương trình tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch yếu.
Bà Kisic Tepavcevic nói: “Những người dân đã được chủng ngừa ít nhất 6 tháng trước đây cũng có thể yêu cầu tiêm liều vaccine thứ 3″, song không nêu rõ loại vaccine sẽ được sử dụng.
Serbia đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng đột biến số ca COVID-19 mới, với mức độ bình quân 900 ca/ngày trong tuần qua do biến thể Delta. Hiện quốc gia này đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 50% trong tổng số dân khoảng 7 triệu người.
Serbia đến nay đã ghi nhận tổng cộng 732.044 ca COVID-19, trong đó có 7.167 người tử vong.
Video đang HOT
Nhiều người Mỹ nói dối chưa tiêm vaccine để được tiêm mũi thứ 3
Do lo ngại về sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, nhiều người Mỹ đã nói dối là chưa được tiêm bất kỳ liều vaccine COVID-19 nào để được tiêm mũi tăng cường, dù thực tế chính phủ Mỹ vẫn chưa đưa ra khuyến nghị chính thức về việc tiêm mũi thứ 3.
Bác sĩ Yomaris Pena chiết vaccine Pfizer/BioNTech COVID-19 ra khỏi lọ tại một điểm tiêm chủng ở Corsi Houses, gần East Harlem, New York (Mỹ). Ảnh: AP
Theo hãng tin AP (Mỹ), khi biến thể Delta bắt đầu lan rộng, Gina Welch, một sinh viên 26 tuổi sống tại Maine, quyết định không bỏ qua bất kỳ cơ hội tiêm chủng nào. Cô đã được tiêm mũi vaccine thứ 3 bằng cách đến một phòng khám và nói với họ rằng mình chưa từng được tiêm chủng.
"Tôi sẽ không đợi thêm 6 tháng đến 1 năm để giới chức đề xuất tiêm mũi thứ ba. Tôi đã theo dõi các chuyên gia nói về các mũi tiêm tăng cường và tôi sẽ tự bảo vệ mình", Welch, người mắc bệnh hen suyễn và bệnh gan, nói và đề cập đến việc một số nhà virus học, dịch tễ học trên phương tiện truyền thông xã hội đã ủng hộ việc tiêm mũi thứ 3.
Trong khi Chính phủ Mỹ vẫn chưa phê duyệt tiêm liều vaccine thứ 3 để phòng ngừa virus SARS-CoV-2, do chưa có bằng chứng cho thấy điều đó là cần thiết. Nhưng Welch và vô số người Mỹ khác đã tìm mọi cách để được tiêm liều tăng cường, bằng cách tận dụng nguồn vaccine dư thừa của quốc gia và hệ thống giám sát những người đã được tiêm chủng đầy đủ tại Mỹ còn lỏng lẻo.
Một người đàn ông 52 tuổi sống tại California đã nhận được liều thứ ba từ một nhà thuốc ở California vào ngày 14/7. Người này đã nói dối dược sĩ rằng ông chưa được tiêm bất kỳ mũi vaccine nào và trình hộ chiếu làm giấy tờ tùy thân, thay vì bằng lái xe. Tuy nhiên, khi nhà thuốc liên hệ với bên cung cấp bảo hiểm, họ cho biết người này đã tiêm hai mũi trước đó.
Tại Virginia, một người đàn ông 39 tuổi cũng đã được tiêm mũi vaccine thứ 3 vào hôm 27/4 sau khi xuất trình giấy chứng nhận cho thấy anh mới chỉ được tiêm mũi đầu tiên. Sau khi xem xét kỹ các hồ sơ, giới chức phát hiện người này trước đó đã được tiêm đủ 2 liều vaccine.
Một nhà hàng đông khách ở Manhattan, New York (Mỹ). Ảnh: Reuters
Theo ông Jared Polis, Thống đốc bang Colorado, nhiều người thậm chí còn sử dụng tên giả để gian lận tiêm chủng vì không có hệ thống theo dõi đầy đủ để xác định điều này. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) tiết lộ tổng cộng đã có khoảng trên 900 người đã được tiêm liều vaccine thứ 3 ngừa COVID-19. Thậm chí, con số thực tế có thể cao hơn nhiều.
Will Clart, 67 tuổi, đã tiêm liều thứ ba vào tháng 5 tại một hiệu thuốc địa phương. Clart cho biết ông đã cung cấp cho dược sĩ tất cả thông tin của mình nhưng họ không nhận ra ông đã được tiêm chủng đầy đủ.
"Nhiều người nói rằng cuối cùng chúng ta đều sẽ tiêm mũi tăng cường, vì vậy tôi nghĩ rằng sao mình không tiêm luôn bây giờ", Clart nói.
Ted Rall, một họa sĩ vẽ tranh biếm họa chính trị, giải thích trên tạp chí Wall Street Journal rằng ông được tiêm mũi tăng cường vì mắc nhiều bệnh nền. Ông có tiền sử mắc bệnh về phổi, bao gồm hen suyễn, cúm lợn và thường bị viêm phế quản và viêm phổi.
"Tôi đã quyết định tiêm mũi thứ 3 sau khi đọc một báo cáo rằng các bang có khả năng vứt bỏ 26,2 triệu liều vaccine chưa sử dụng. Vì vậy quyết định của tôi không ảnh hưởng gì đến chính sách của chính phủ, tôi chỉ đơn giản cứu một liều vaccine khỏi đống rác", Rall nói.
Các chuyên gia y tế cho rằng chỉ nên xem xét việc tiêm mũi vaccine thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch suy yếu. Cố vấn y tế của Tổng thống Joe Biden, Anthony Fauci, cho biết trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 5/8 rằng các chính phủ đang gấp rút thực hiện việc tiêm mũi tăng cường cho những người dễ bị tổn thương, nhưng chưa đưa ra ngày chính xác.
Vào ngày 4/8, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi những quốc gia và công ty đang kiểm soát nguồn cung vaccine cần lập tức thay đổi để ưu tiên những nước có thu nhập thấp hơn. Ông cho rằng họ nên ngừng cung cấp mũi tiêm thứ 3 ít nhất cho đến cuối tháng 9 để đảm bảo nguồn cung toàn cầu.
"Tôi hiểu rằng các chính phủ muốn bảo vệ người dân khỏi biến thể Delta. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận việc những quốc gia đã sử dụng hầu hết nguồn cung vaccine toàn cầu nay lại tiếp tục sử dụng thêm", ông Tedros nói.
Tuyên bố của WHO được đưa ra ngay sau khi Chính phủ Israel bắt đầu giai đoạn thứ ba của đợt tiêm chủng hàng loạt, trong đó nước này yêu cầu công dân trên 60 tuổi tiêm liều vaccine thứ 3, sau khi 58% dân số của đất nước đã được tiêm chủng đầy đủ.
Xe quân sự Serbia lật, văng tên lửa trên cao tốc Tổ hợp Pantsir-S1 gặp tai nạn trên cao tốc gần thủ đô Belgrade, khiến quả đạn tên lửa văng ra khỏi xe, một người bị thương. Xe chiến đấu Pantsir-S1 sáng 9/4 lật ngang trên tuyến đường cao tốc dẫn đến cầu Ostruznica, gần thủ đô Belgrade của Serbia. Hình ảnh hiện trường cho thấy kính lái bị rạn nứt, trong khi cụm...