Serbia dự định ban bố tình trạng khẩn cấp vì giá khí đốt tăng
Giới chức Serbia sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp không chính thức từ ngày 1/8/2022 đến 31/3/2023 trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu và những tác động tới nguồn cung thực phẩm và năng lượng.
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt “ Dòng chảy Balkan” ở Serbia. Ảnh: IBNA/TTXVN
Phát biểu trên kênh truyền hình Serbia Pink, Tổng thống Aleksandar Vucic thông báo tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài từ tháng 8 cho đến cuối tháng 3 năm sau mặc dù không được ban bố chính thức. Ông cho biết thêm hiện phần lớn ngân sách của nước này đang được dùng để trang trải các chi phí phát sinh trong lĩnh vực năng lượng và xã hội.
Tổng thống Vucic cũng cho biết theo hợp đồng mới có thời hạn 3 năm với Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga), Serbia hiện mua khí đốt với mức giá 350 – 370 USD/1.000 m3 cho 2 tỷ m3 đầu tiên mỗi năm. Serbia cũng sẽ phải mua thêm 1 tỷ m3 với giá thị trường để đáp ứng nhu cầu của nước này. Ông cũng bày tỏ hy vọng người dân hiểu được khó khăn mà chính phủ đang đối mặt hiện nay, lưu ý chính phủ đã phân bổ 560 triệu euro (khoảng 572 triệu USD) để mua khí đốt. Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh để có thể chi tiêu như vậy là nhờ có chính sách tài khóa thành công, ổn định tài chính và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến đạt 58 tỷ euro.
Video đang HOT
Hôm 28/7, Tổng thống Vucic cho rằng nắng nóng ở vùng Balkan không chỉ đe dọa vụ mùa, mà còn khiến mực nước sông Danube sụt giảm, cũng như gây cản trở cho việc vận chuyển than và làm tăng lượng tiêu thụ điện. Điều này gây khó khăn cho việc sản xuất điện, buộc chính quyền phải tính tới phương án nhập khẩu.
Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng vọt trong tuần này, đạt mức 2.500 USD/1.000 m3 vào ngày 27/7, sau khi Tập đoàn Gazprom thông báo sẽ cắt giảm đáng kể nguồn cung khí đốt đến châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 xuống còn khoảng 20% công suất.
Xung đột tại Ukraine 'làm nóng' dự án dẫn đường ống dẫn khí đốt ở châu Phi
Một dự án đường ống dẫn khí đốt lớn ở châu Phi vốn bất động trong thời gian dài, đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn trong những tháng gần đây khi giá khí đốt leo thang do xung đột Nga - Ukraine.
Một cơ sở lọc dầu ở In Amenas, Algeria. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, ngày 28/7, các quốc gia sản xuất năng lượng hàng đầu châu Phi là Algeria, Nigeria và Niger đã ký biên bản ghi nhớ về dự án đường ống dẫn khí đốt lớn, cung cấp cho châu Âu các lựa chọn tiềm năng trong tương lai thay thế nguồn cung từ Nga.
Đường ống dẫn khí đốt xuyên Sahara (TSGP) sẽ vận chuyển hàng tỷ mét khối khí đốt theo chiều dài 4.128 km từ Nigeria lên phía Bắc qua Niger và đến Algeria. Từ đó, khí đốt có thể được bơm qua đường ống Transmed dưới biển Địa Trung Hải đến Italy, hoặc được đưa lên các tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng để xuất khẩu.
Hôm 28/7, Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mohamed Arkab đã tiếp các đối tác đồng cấp Timipre Sylva và Mahamane Sani lần lượt đến từ Nigeria và Niger, để đàm phán về dự án.
Nội dung của biên bản ghi nhớ không được tiết lộ, nhưng dự án vốn bất động trong thời gian dài, đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn trong những tháng gần đây khi giá khí đốt tăng do xung đột tại Ukraine.
Khi TSGP lần đầu tiên được đề xuất vào năm 2009, chi phí xây dựng đường ống này ước tính khoảng 10 tỷ USD.
Song song với việc phục vụ các thị trường châu Âu, khí đốt có thể được chuyển hướng sang cung cấp cho các thị trường dọc theo tuyến đường ống hoặc các nơi khác trong khu vực Sahel.
Algeria, nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Phi, đã nhận thấy nhu cầu gia tăng sau chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine, khi các quốc gia phương Tây đang tìm kiếm trên khắp thế giới nguồn cung thay thế dầu và khí đốt từ phía Moskva.
Algiers hiện đang nghiên cứu những cách khác để tận dụng giá năng lượng cao trên toàn cầu. Nhưng TSGP sẽ phải đối mặt với những thách thức an ninh và hậu cần ghê gớm, khi đi qua hàng nghìn km sa mạc, nơi các nhóm thánh chiến đang hoành hành. Vì vậy, chuyên gia năng lượng của tổ chức Tư vấn Rủi ro Bắc Phi Geoff D. Porter đặt ra câu hỏi ai sẽ tài trợ cho một dự án như vậy.
Giá khí đốt châu Âu chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2022 Theo dữ liệu trên Sàn giao dịch London ICE, giá khí đốt châu Âu trong phiên giao dịch ngày 27/7 đã lần đầu tiên tăng lên 2.300 USD/1.000 m3 kể từ ngày 8/3, giữa bối cảnh lượng khí đốt bơm qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 bị cắt giảm 50%. Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại...