Sếp ‘quay camera’ với… thư ký
Từ khi lắp đặt hệ thống camera, lãnh đạo huyện có thể trực tiếp theo dõi, giám sát hoạt động ở các xã.
Ảnh minh họa
- Nghe nói ở huyện của bác vừa cho gắn camera ở trụ sở các xã?
- Đúng đấy chú, việc này để quản lý giờ giấc, thái độ làm việc của cán bộ công chức, máy chủ đặt tại phòng quản trị.
- Hay thật, đúng là thời đại công nghệ thông tin.
- Hệ thống camera cũng lưu lại các quá trình hoạt động, nhờ thế mà mọi việc trơn tru suôn sẻ hơn.
- Chả bù với cơ quan tôi, sếp cho gắn camera ở các phòng để kiểm tra giờ giấc làm việc, anh em cấp dưới nghiêm túc đến và về rất đúng giờ, còn khúc giữa thì… bật máy chơi game.
- Chả nhẽ sếp không theo dõi camera à?
Video đang HOT
- Có anh bí mật… gắn camera trong phòng sếp để ‘kiểm tra chéo’, thì ô hô thấy cảnh sếp đang ‘ quay camera’ với cô thư ký.
Thế là nắm được thóp nhau, cả cơ quan chả ai sợ ai, cứ thế chơi dài.
Theo Datviet
Tin vịt: Mừng tuổi sếp tết này
Tết, một trong những vấn đề đau đầu nhất của kiếp văn phòng là... mừng tuổi sếp?
Nịnh không quan sát
Có nhiều người rất thích nịnh sếp mọi lúc mọi nơi, tuy nhiên với lối nịnh thiếu tinh tế, nịnh không suy nghĩ đã khiến họ trở thành người xỏ xiên sếp. Anh Lượng, một trưởng phòng trẻ là một ví dụ. Đến nhà sếp chúc Tết, nhân chuyện đầu tóc, anh Lượng đã nịnh sếp như sau: "Sếp thật là trẻ lâu, U60 rồi mà tóc sếp vẫn chưa có sợi bạc nào...". Vừa nói đến đó thì anh Lượng giật mình vì biết đã lỡ lời, ông sếp của anh vốn hói trụi, trên đầu hầu như chẳng còn sợi tóc nào. Xong vụ đó thì anh Lượng lo ngay ngáy, cứ sợ ra Tết lại được điều xuống làm phó phòng... bảo vệ
*
* *
Nịnh quen mệng
Cùng phòng với anh Lượng có anh Tuấn cũng được đánh giá là một chuyên gia nịnh sếp. Hễ gặp mặt ở bất kỳ đâu thể nào sếp cũng được anh Tuấn hót cho vài câu rất mát ruột, không khen áo thì khen quần, không quần thì cà vạt... Nói chung cái miệng anh Tuấn luôn có những ứng xử rất nhanh chóng và đầy văn hóa. Tuy nhiên một "tai nạn" nịnh bợ gần đây đã làm sếp mất hết thiện cảm với anh, số là ngày đi làm đầu tiên của năm mới, gặp sếp trong toilet, anh Tuấn đã lấy lòng sếp bằng một câu "bốc mùi" như sau: "Ôi, em chào anh! Anh bận bịu như thế mà vẫn đích thân đi vệ sinh cơ ạ?!".
*
* *
Bí kíp phê bình sếp cuối năm
Cuối năm công ty nọ họp tổng kết. Đến phần góp ý phê bình cho sếp, biết tính sếp hay thù dai nhớ lâu nên cả công ty không ai dám ho he gì, chỉ toàn tán dương bốc sếp lên tận mây xanh. Bất ngờ vị chánh văn phòng dũng cảm đứng dậy và dõng dạc nói: "Mọi người đã khen quá nhiều, sau đây tôi xin mạnh dạn phê bình sếp ba khuyết điểm lớn mang tính trầm kha có hệ thống rất khó sửa. Một là: Sếp làm việc ngoài giờ quá nhiều gây tốn điện cho công ty. Hai là: Sếp tự trả lương, thưởng cho mình quá thấp. Ba là: Sếp không chịu giữ gìn sức khỏe, làm việc rất hiếm nghỉ ngơi, giải trí."
*
* *
Cách nhận phong bì Tết của các sếp ngày nay
Ngày Tết, ngoài việc các sếp thường được nhân viên đến nhà biếu xén quà cáp thì họ còn được các cá nhân, ban ngành khác xếp hàng lũ lượt đến trụ sở để biếu phong bì, đặc biệt là các tổng giám đốc hoặc thủ trưởng các bộ ngành. Nhiều người cho rằng khách khứa nhiều như thế sẽ khiến sếp mệt nhoài. Tuy nhiên đó là việc "lo bò trắng răng", các sếp bao giờ cũng thông minh hơn nhân viên. Để việc tiếp khách, nhận phong bì những ngày trước và sau Tết có hiệu suất cao thì các vị sếp này thường có một cách thức chung là cứ giả vờ chúi mặt vào màn hình máy tính làm việc. Khi nhân viên vào chúc Tết để lấy cớ biếu phong bì, sếp chỉ liếc qua một cái rồi ngắn gọn "Chúc Tết hả? Cảm ơn, mình bận quá, thông cảm nhé!". Thậm chí từ người biếu thứ 10 trở đi là sếp chỉ nói mỗi "cảm ơn" hoặc gật đầu ra hiệu. Chỉ cần như vậy là người biếu đủ hiểu phải đặt phong bì vào chỗ quy định và đi ra nhanh chóng để đến lượt người khác. Tất nhiên trên phong bì để lại người biếu không quên đề tên tuổi, chức vụ, đơn vị công tác, tâm tư nguyện vọng (nếu có)... Với cách này một ngày sếp có thể tiếp hàng trăm người mà khỏe re, rất năng suất, hiệu quả cao và lại không mang tiếng, vì sếp đâu có nhận quà cáp gì tận tay, chẳng qua anh em người ta "để quên" thôi mà.
*
* *
Tại sao không chuyển khoản?
Nhiều người thắc mắc đặt ra câu hỏi: Tại sao Tết nhất cứ phải đến gặp sếp trực tiếp biếu quà, biếu phong bì, vừa mất thời gian của sếp và thời gian của người biếu. Trong khi chỉ cần số tài khoản chuyển xoạch cái là xong. Câu trả lời rất đơn giản là: Việc chuyển tiền qua tài khoản sẽ sinh ra "vết". Khi số tiền trong tài khoản của sếp quá nhiều (do có quá nhiều người chuyển khoản) thì sếp lại phải giải trình, nộp thuế thu nhập đặc biệt... không khéo còn bị tịch thu sung công vì nguồn gốc không rõ ràng. Chính vì vậy mà phương pháp biếu quà, biếu phong bì cho sếp bao năm nay chẳng phát triển được tẹo nào, có chăng nó chỉ nâng cấp từ nhẹ lên nặng, từ mỏng lên dầy.
*
* *
Nhốt các sếp lại để tránh tiêu cực ngày Tết?
Gần đây nhà nước chỉ có quy định cấm tặng quà Tết cho sếp. Nên nhiều người cứ nghĩ đơn giản rằng cứ giám sát hoặc nhốt các sếp lại mấy ngày Tết là hết tiêu cực. Tuy nhiên trên thực tế đây là một suy nghĩ rất ấu trĩ, bởi chỉ có quy định cấm tặng quà Tết cho sếp chứ không cấm tặng quà cho vợ sếp hoặc người nhà của sếp.
Theo 24h
Thật thà với sếp Kết thúc cuộc họp, giám đốc muốn kiểm tra xem bài phát biểu của mình có gây ấn tượng với mọi người không. Ảnh minh họa Giam đôc đon đả chạy ra hoi ông gia bao vê: - Trong cuôc hop hôm nay tôi phat biêu hay đây chư? - Dưt khoat la hay rôi, nhưng nêu sêp noi dai hơn ti nưa...