Sếp Nokia khẳng định nếu Châu Âu cấm thiết bị 5G của Huawei, cả ngành công nghiệp viễn thông sẽ điêu đứng
Ông chủ Nokia cho rằng, những nỗ lực chống Huawei của Mỹ và các đồng minh có thể làm kìm hãm sự phát triển của lĩnh vực viễn thông.
CEO Nokia, ông Rajeev Suri cho rằng, quy định bổ sung của ngành viễn thông tại Châu Âu nhằm hạn chế vai trò của một hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn như Huawei sẽ làm tổn hại đến toàn bộ ngành công nghiệp viễn thông.
Nhận xét trên của Rajeev Suri được đưa ra sau khi một số chính phủ tại Châu Âu cân nhắc về việc có nên cho phép sử dụng thiết bị từ các nhà cung cấp Trung Quốc như Huawei, ZTE để xây dựng mạng 5G hay không. Đổi lại nếu Châu Âu kiên quyết chống lại áp lực của ông Trump, các công ty tại đây có nguy cơ sẽ bị chính phủ Mỹ cấm cửa.
Suri chia sẻ với tờ Financial Times rằng, Washington đang đưa ra những lập luận không đủ sức thuyết phục khi cho rằng, phần cứng và phần mềm của Huawei tồn tại rủi ro, hỗ trợ hoạt động gián điệp và đe dọa an ninh quốc gia. Điều này sẽ khiến việc triển khai công nghệ 5G khó khăn và đắt đỏ hơn.
Ông khẳng định, triển khai mạng 5G là một công việc phức tạp và đòi hỏi quá trình quản lý và cập nhật bảo mật liên tục.
Huawei vấp ngã, toàn bộ ngành công nghiệp viễn thông cũng “ngã theo”
Video đang HOT
Mặc dù thừa nhận khó khăn của Huawei hiện nay là cơ hội và lợi ích ngắn hạn cho Nokia nhưng Suri khẳng định, những biện pháp mới của Châu Âu sẽ đe dọa làm ảnh hưởng tới toàn bộ ngành viễn thông. Ông đưa ra ví dụ về quyết định cấm nhập khẩu thiết bị Trung Quốc của giới chức Ấn Độ vào năm 2010. Hậu quả sau đó là sự gián đoạn trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Nhận xét của Suri trái ngược với nhận xét trước đó của Marcus Weldon, giám đốc công nghệ của Nokia. Trong một cuộc phỏng vấn với kênh BBC hồi tuần trước, Weldon cho rằng, nước Anh nên cảnh giác khi sử dụng thiết bị của Huawei vì có những lỗ hổng bảo mật tồn tại trong các thiết bị 5G của hãng.
Đáp lại, Huawei liên tục phủ nhận bất cứcáo buộc nào liên quan đến lỗ hổng bảo mật trên thiết bị mạng của mình. Sau đó phía Nokia đã đưa ra phản hồi xoa dịu Huawei khi khẳng định, những chia sẻ của Weldon không đại diện cho tôn chỉ của Nokia.
Tuy nhiên Nokia vẫn đang được hưởng lợi lớn từ cú sảy chân của Huawei. Nhiều quốc gia và nhà mạng đã lựa chọn Nokia hay Ericsson xây dựng mạng 5G thay vì Huawei do lo ngại an ninh quốc gia.
Hồi cuối tháng 5, Huawei bị liệt vào danh sách đen của Bộ thương mại Mỹ. Theo đó, toàn bộ công ty Mỹ sẽ bị cấm hợp tác với Huawei. Điều này dẫn tới việc hàng loạt công ty như Google, Microsoft, Facebook, Qualcomm, Intel,…nghỉ chơi với Huawei. Đặc biệt công ty Trung Quốc cũng không được phép mua linh kiện từ các công ty của Mỹ.
Tuy nhiên trong cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản mới đây, ông Trump đã hứa hẹn về khả năng có thể loại bỏ Huawei khỏi danh sách đen nếu như các thiết bị của hãng chứng minh không gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Mỹ.
Theo đó, Huawei sẽ được phép mua hàng trở lại từ các công ty Mỹ nhưng việc hãng có gạch tên khỏi danh sách đen hay không thì chưa rõ bao giờ có lệnh chính thức. Trong thời gian này, Huawei vẫn chưa được phép bán sản phẩm tại Mỹ.
Theo GenK
Nokia sẵn sàng đoạt ngôi vương 5G của Huawei
Nokia đang tận dụng các khó khăn của Huawei để bắt kịp đối thủ Trung Quốc trên cuộc đua 5G toàn cầu. CEO Rajeev Suri khẳng định 'đây là lúc để Nokia tỏa sáng'.
CEO Nokia Rajeev Suri
Hôm 4/6, hãng sản xuất thiết bị viễn thông Phần Lan cho hay đã ký 42 hợp đồng 5G thương mại trên toàn thế giới. Như vậy, Nokia ngang bằng với Huawei về số lượng hợp đồng.
Huawei đang là nhà sản xuất thiết bị viễn thông số 1 thị trường nhưng gần đây bị ảnh hưởng không ít từ lệnh cấm của Mỹ. Mỹ gây áp lực lên đồng minh để họ cấm hoặc hạn chế thiết bị Huawei khỏi mạng 5G do lo ngại an ninh quốc gia. Huawei liên tục bác bỏ cáo buộc này.
Cùng ngày, Huawei xác nhận đã ký được 42 hợp đồng 5G, bao gồm 25 tại châu Âu, 10 tại Trung Đông và 6 tại châu Á. Tuy nhiên, Nokia đang lớn mạnh nhanh chóng. Công ty nói rằng kể từ tháng 3, mỗi tuần họ đều có một giao dịch mới. Khoảng cuối tháng 3, Huawei thông báo có 40 hợp đồng còn Nokia có 30. Như vậy, chỉ trong vòng 2 tháng qua, Nokia đã ký được 12 hợp đồng mới còn Huawei chỉ có 2.
Theo các chuyên gia, tăng trưởng 5G của Huawei đang gặp khó khăn nhưng vẫn duy trì động lực. Mới đây, họ đã ký biên bản ghi nhớ với liên minh châu Phi về triển khai mạng 5G.
Lệnh cấm mới nhất từ Washington cấm các công ty Mỹ bán linh kiện và bộ phận quan trọng cho Huawei, đồng nghĩa Huawei không thể mua phần cứng, phần mềm Mỹ nếu không có giấy phép đặc biệt.
Không chỉ công ty Mỹ dừng mua bán với Huawei, một số công ty tại Anh và Nhật cũng trì hoãn phát hành smartphone của hãng. Thiết bị viễn thông của Huawei còn đối mặt với một số thách thức mới khi SoftBank chọn Nokia và Ericsson cho mạng 5G, loại bỏ Huawei dù cả hai là đối tác lâu năm.
Mạng 5G tiếp theo sẽ có mặt trong mọi thứ từ xe tự lái tới loa thông minh. Chính phủ Mỹ không muốn mạng 5G do Huawei xây dựng. Từ lâu, Washington cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng thiết bị Huawei để gián điệp nước khác. Huawei khẳng định chưa bao giờ nhận yêu cầu như vậy và nếu có cũng không tuân thủ.
Nokia và Ericsson là hai đối thủ chính của Huawei trên thị trường cung ứng thiết bị viễn thông. Họ có lợi nhất khi Huawei gặp trục trặc. Dường như Nokia đã sẵn sàng để cướp ngôi vương từ tay Huawei. CEO Rajeev Suri tuyên bố: "Ngay lúc này và ngay tại đây - vào thời điểm bắt đầu một trong các cuộc chuyển giao công nghệ ngoạn mục nhất lịch sử khi 4G nhường chỗ cho 5G, chính là lúc Nokia tỏa sáng".
Theo ITC News
Tại sao Mỹ không thể thuyết phục được châu Âu cấm Huawei? Nhà Trắng cử phái đoàn đến chính phủ các nước châu Âu với lời cảnh báo rằng hệ thống của Huawei sẽ mở cửa hậu cho gián điệp Trung Quốc đã nhiều lần. Ảnh: Reuters Mùa hè năm ngoái, chính quyền Tổng thống Trump đã khởi động chiến dịch thuyết phục các nước đồng minh châu Âu ngăn Huawei Technologies không được tham...