Sếp mới Qualcomm: Lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Huawei sẽ giúp giảm tình trạng thiếu chip trên toàn cầu
CEO sắp nhậm chức của Qualcomm, Cristiano Amon cho răng, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei có thể giảm bớt căng thẳng về tình trạng thiếu chip trên toàn cầu
Đầu tháng 1, Qualcomm cho biết Cristiano Amon sẽ đảm nhận vị trí CEO mới củacủa công ty từ ngày 30/6/2021. Và mới đây trong một chia sẻ với truyền thông, Amon đã có một vài điều nhắc đến Huawei, một trong những khách hàng lớn của công ty này.
Theo đó trong một webcast với nhà phân tích Rod Hall đến từ Goldman Sachs, Amon cho rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei có thể giúp giảm bớt căng thẳng về tình trạng thiếu chất bán dẫn.
Điều này có thể giải thích vì Huawei là một trong những đối tác quan trọng của TSMC. Việc chính phủ Mỹ gây sức ép khiến TSMC không thể sản xuất chip Kirin đời mới cho Huawei phần nào giúp giảm nhu cầu linh kiện trên toàn cầu. Trước đó, TSMC đã phải tạm dừng các đơn đặt hàng chip cho Huawei vào năm 2020 vì áp lực từ phía chính phủ Mỹ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất xe hơi trên khắp thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chất bán dẫn trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung chưa có hồi kết và việc nhiều công ty công nghệ Trung Quốc bị kìm hãm. Trên thực tế, tình hình tồi tệ hơn ở các quốc gia có nền công nghiệp xe hơi phát triển như Đức khi nhiều công ty xe hơi nước Đức đã phải tìm kiếm các giải pháp thay thế TSMC.
Ngoài ra, tình trạng thiếu chip cũng làm tăng thêm nhu cầu về các thành phần quan trọng trong smartphone, laptop, công nghệ tự động hóa, mạng viễn thông, v.v. Nhu cầu này dự kiến sẽ tăng lên và kéo dài cho đến cuối năm 2021.
Amon cho rằng, nhu cầu chip từ Qualcomm đang tăng mạnh so với trước đây. Trên thực tế, doanh thu của công ty từ tháng 10 đến tháng 12/2020 (tức quý tài chính Q1/2021) đã tăng trưởng lên tới 62%.
Qualcomm đang rất quan tâm đến các nhà máy sản xuất bán dẫn của TSMC và Samsung cũng đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy ở Mỹ. Mặc dù bị cấm hợp tác với Huawei nhưng Qualcomm vẫn có thể tiếp tục mối quan hệ với thương hiệu con Honor đã bị bán đi gần đây của Huawei.
Cuối cùng, Amon cho rằng tranh chấp về chất bán dẫn giữa Mỹ-Trung sẽ mất khá nhiều thời gian để giải quyết cho tới khi tìm được giải pháp cuối cùng.
Tách khỏi Huawei mang lại tín hiệu tốt cho Honor
Đầu tháng 11 vừa qua, Huawei tuyên bố thoái vốn khỏi thương hiệu con Honor trong một nỗ lực thoát khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Honor, thương hiệu từng thuộc sở hữu của Huawei, có kế hoạch tăng sản lượng sản xuất lên 40% trong năm 2021. Trước mắt, hãng đang cần nguồn cung linh kiện ổn định để đẩy mạnh kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên, Honor sẽ còn phụ thuộc nhiều vào quyết định của Mỹ để được cấp phép làm việc với nhà cung cấp.
Việc tách khỏi Huawei được xem là cách tốt nhất để Honor tiếp tục hoạt động.
Được biết, Honor lên kế hoạch xuất xưởng 100 triệu chiếc smartphone vào năm 2021, trong khi Huawei ước tính bán được 60 triệu chiếc. Tổng sản lượng của Huawei và Honor gộp lại trong năm sau chỉ bằng 80% so với năm 2019.
Cristiano Amon, Chủ tịch Qualcomm cho biết công ty đã đàm phán sơ bộ với ban lãnh đạo Honor và rất vui khi nhìn thấy sự xuất hiện của hãng điện thoại Trung Quốc trên thị trường di động với cương vị là một thương hiệu độc lập.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành của MediaTek, Rick Tsai đã làm việc với các chuyên gia tư vấn pháp lý và đánh giá xem liệu họ có thể cung cấp chip cho Honor mà vẫn tuân thủ các quy tắc Mỹ đề ra hay không. Hiện một số ông lớn như Samsung, Sony và AMD đã được chính phủ Mỹ chấp thuận hợp tác với Honor.
Vào quý 2/2020, Huawei lần đầu tiên trở thành nhà sản xuất smartphone có lượng máy bán ra cao nhất thế giới. Nhưng sang quý III, danh hiệu đó đã lọt vào tay Samsung và Huawei chỉ nắm giữ 14,7% thị phần, giảm 5,3% so với quý II do các lệnh trừng phạt của Mỹ ngày một siết chặt.
Nếu tình hình không trở nên khả quan thì có khả năng, thị phần của Huawei giảm xuống mức dưới 10% vào năm 2021.
Số phận của Honor sau khi tách khỏi Huawei vẫn còn mơ hồ khi mà không rõ Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, người sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 có tiếp tục các chính sách của chính quyền Trump hay không.
Honor ký hợp đồng với Qualcomm, Intel và nhiều ông lớn khác Huawei bán Honor cho một tập đoàn Trung Quốc vào giữa tháng 11.2020, và Honor đã không lãng phí thời gian để xây dựng lại các mối quan hệ xấu đi theo các lệnh trừng phạt hiện tại của Mỹ. Honor đang được tự do đàm phán với các đối tác sau khi tách khỏi Huawei Theo PhoneArena , phát biểu tại sự...