“Sếp” Moderna nói Omicron có thể làm giảm hiệu quả vaccine so với Delta
Giám đốc điều hành hãng dược Moderna, Mỹ cảnh báo rằng, biến chủng mới Omicron có thể làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19 nếu so với chủng Delta.
Giám đốc điều hành Moderna Stéphane Bancel (Ảnh: Getty).
Trả lời phỏng vấn Financial Times, giám đốc điều hành Moderna Stéphane Bancel cảnh báo kịch bản rằng, vaccine Covid-19 có thể không hiệu quả với biến chủng Omicron nếu so sánh với chủng Delta trước đó.
“Tôi không nghĩ (mức độ hiệu quả của vaccine với Omicron) sẽ giống như chúng ta từng có với Delta. Tôi nghĩ nó sẽ sụt giảm. Tôi chỉ không biết nó sẽ sụt giảm như thế nào vì chúng ta cần dữ liệu. Tuy nhiên, mọi nhà khoa học mà tôi trao đổi đều nói rằng điều này sẽ không tốt đâu”, ông Bancel nói.
Video đang HOT
Trước đó, ông Bancel từng nói với CNBC rằng, sẽ cần phải làm rõ thêm về hiệu quả của vaccine Covid-19 với Omicron trong 2 tuần và sẽ có thể mất vài tháng để bắt đầu phân phối được vaccine chống lại được biến chủng mới nếu nó được điều chế.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một số nhà khoa học cho biết, sẽ phải mất vài ngày tới vài tuần để hiểu được mức độ nghiêm trọng của biến chủng mới và khả năng nó có thể vượt mặt kháng thể tạo ra bởi vaccine.
“Vaccine vẫn sẽ giúp bạn không phải nhập viện”, John Wherry, Giám đốc Viện Miễn dịch học Penn ở Philadelphia (Mỹ), cho biết.
Được phát hiện lần đầu vào ngày 24/11 ở châu Phi, Omicron đã lây lan tới khoảng hơn 10 nước. Nhật Bản là nước mới nhất ghi nhận ca đầu tiên. WHO xếp hạng Omicron là “biến chủng gây lo ngại” vì nó sở hữu số đột biến nhiều chưa từng có nếu so với các biến chủng khác.
Các nước đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp phản ứng nhanh khi tin tức về Omicron xuất hiện, do lo ngại biến chủng này có thể dễ lây lan hơn hoặc khiến triệu chứng nặng hơn. Tuy nhiên, tới nay, các thông tin về Omicron vẫn chưa đầy đủ và giới khoa học chưa thể đưa ra nhận định chính xác về đặc điểm của chủng này.
Các nhà khoa học khẩn trương giải mã biến thể Omicron
Các biện pháp phòng dịch mà nhiều quốc gia áp dụng để ngăn ngừa lây lan biến thể mới Omicron đang giúp các nhà khoa học có thêm thời gian để giải đáp các câu hỏi then chốt liên quan đến biến chủng này.
Một em nhỏ tiêm vaccine COVID-19 tại Johannesburg (Nam Phi). Ảnh: AP
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi tên biến chủng mới (B.1.1.529) của virus SARS-CoV-2 là Omicron và xếp nó vào nhóm biến chủng đáng lo ngại.
Mỹ, Canada, Nga, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều quốc gia đã áp đặt hạn chế nhập cảnh với du khách từ phía Nam châu Phi - nơi có nhiều trường hợp mắc Omicron. Omicron được phát hiện lần đầu ở Nam Phi và đến nay đã ghi nhận các ca mắc biến chủng này tại Bỉ, Botswana, Israel và Hong Kong (Trung Quốc).
Bloomberg cho biết các phòng thí nghiệm ở châu Âu, Mỹ và châu Phi đang chuẩn bị nghiên cứu để đánh giá Omicron tác động thế nào đến những người đã được tiêm vaccine COVID-19 hoặc từng mắc COVID-19 trước đó. Cùng thời điểm, các cơ quan y tế giám sát chặt chẽ đợt bùng phát ở Nam Phi để tìm hiểu mức độ lây truyền của biến thể mới và liệu nó có nguy hiểm hơn hay không.
Ngày 26/11, các nhà khoa học và nhiều chính khách cho biết sẽ cần nhiều tuần để giải đáp những câu hỏi này. Nghiên cứu sẽ khởi đầu bằng việc tập trung vào 50 đột biến của Omicron trong đó có 32 đột biến trên protein gai, vốn là nơi virus xâm nhập tế bào con người. Nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm và qua việc quan sát các trường hợp mắc Omicron trên thực tế.
Công việc đầu tiên của virus là tồn tại trong vật chủ, và thiên nhiên đã lập trình để chúng thay đổi hình dạng. Virus SARS-CoV-2 đã đột biến và thay đổi nhiều với biến thể đáng quan ngại đầu tiên là Alpha được xác định vào tháng 12/2020. Omicron là biến thể đáng quan ngại thứ năm của SARS-CoV-2 được WHO đặt tên. WHO đánh giá Omicron mang nhiều nguy cơ khiến người từng mắc COVID-19 tái nhiễm cao hơn so với các biến thể khác.
Hãng BioNTech (Đức) thông báo đã bắt đầu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về Omicron và sẽ đưa ra dữ liệu liên quan đến hiệu quả của vaccine đối với biến thể này trong hai tuần tới. BioNTech và Pfizer (Mỹ) đã cam kết có thể đưa ra phiên bản mới vaccine của hai hãng này trong vòng 100 ngày nếu cần thiết.
Moderna cũng nghiên cứu liệu mũi vaccine bổ sung có thể vô hiệu Omicron hay không và kết quả sẽ có trong vài tuần tới. Moderna ngày 26/11 cũng cho biết đang nghiên cứu loại vaccine bổ sung nhắm tới Omicron. Hãng này xác nhận có thể đưa vaccine mới vào thử nghiệm trong 60-90 ngày.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn nhận định của các chuyên gia Nam Phi cho biết chưa thể xác định liệu Omicron có gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn hay không. Cũng như các biến thể khác, một số người mắc Omicron không có bất cứ triệu chứng nào.
Bà Wendy Barclay tại Đại học Hoàng gia London (Anh) cho biết điều rõ ràng bây giờ là Omicron lây lan nhanh hơn các biến thể trước đó. Bà Barclay nhận định ngay cả khi biến thể mới kháng được vaccine và kháng thể đơn dòng thì các bác sĩ vẫn không mất hết vũ khí. Theo bà, những loại thuốc đang được các công ty dược điều chế có thể có tác dụng nhờ cơ chế hoạt động của chúng trong cơ thể người. Thay vì nhằm vào protein gai của virus như vaccine, các loại thuốc tìm cách ngăn chặn virus sinh sôi.
Chuyên gia Đức: Omicron có thể làm đại dịch Covid-19 kết thúc sớm hơn Một giáo sư nổi tiếng người Đức cho rằng, sự xuất hiện của biến chủng siêu đột biến Omicron có thể không phải là quá tiêu cực vì xảy ra kịch bản nó có thể "làm đại dịch kết thúc sớm hơn". Sự xuất hiện của Omicron đã làm dấy lên những lo ngại về diễn biến tiếp theo của dịch, nhưng một...