Sếp lớn một thời, ông Lý Xuân Hải giờ âm thầm bên Bầu Đức
Sau biến cố xảy ra tại ACB, cựu tổng giám đốc Lý Xuân Hải có vai trò đặc biệt với Bầu Đức.
Bầu Đức nói về Lý Xuân Hải
Tại ĐHĐCĐ của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG), khi được hỏi về vai trò của ông Lý Xuân Hải hiện nay như thế nào, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cho hay, ông Hải đang tham gia tư vấn chiến lược cho công ty.
Ông Lý Xuân Hải, sinh năm 1965, là cựu CEO của ACB. Ông Hải cũng vừa được mãn hạn sau biến cố tại ACB. Khi được trả tự do vào đầu năm nay, ông rẽ ngang một lĩnh vực hoàn toàn mới là tơ lụa với vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tơ lụa Bảo Lộc – Baoloc Silk Group đồng thời là cổ đông sáng lập. Ông sở hữu 27% vốn tại Baoloc Silk Group.
Ông Hải từng là lãnh đạo khá nổi tiếng trong giới ngân hàng, được bầu là Lãnh đạo ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2007 và năm 2010.
Trước đó, ông Đức từng chia sẻ rằng: “Bản thân tôi cũng rất trân trọng tài năng của anh Hải mới có thể kiên trì theo đuổi để có được sự cộng sự này”. Bầu Đức cho rằng bản thân ông và ông Lý Xuân Hải đã quen biết nhau từ lâu, không cần dò xét nhiều, chỉ cần tìm được tiếng nói chung trong điều hành và phát triển chiến lược là đủ cơ sở để kỳ vọng.
Đại gia Đường bia: Hiến tặng 50% tài sản
Chia sẻ trên báo chí, ông Nguyễn Hữu Đường cho biết: “Sang năm, tôi sẽ nghỉ kinh doanh, giao lại sự nghiệp cho con trai. Khi đó, tôi sẽ trích lại 50% tài sản cho Quỹ khắc phục hậu quả chiến tranh và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển”.
Video đang HOT
“Bây giờ tôi đã bỏ ra 1.000 tỷ rồi, còn lúc nào đi xa, các con tôi được hưởng 50% còn lại cũng đã là quá nhiều. Nhưng con số cụ thể 50% là bao nhiêu, tôi chưa thể tiết lộ được. Chỉ có thể nói sẽ luôn là 50%, có bao nhiêu thì làm bấy nhiêu”, ông nói rõ hơn.
Lập nghiệp và đi lên từ bán bia và kinh doanh malt bia, nên ông Đường được gọi với biệt danh “Đường bia’. Nhưng sau đó với đầu óc kinh doanh nhạy bén, vị doanh nhân này đã “nhảy sang” lĩnh vực bất động sản. Ông liên tục khiến giới kinh doanh bất động sản bất ngờ, và nổi lên là người có thú chơi ngông với các bất động sản dát vàng.
Ông Lê Viết Hải nó về tin đồn thâu tóm
Tại ĐHĐCĐ của Xây dựng Hoà Bình (HBC), chủ tịch Lê Viết Hải cho biết: “Đã nói là tin đồn thì chưa thể xác minh được. Thực tế qua nghiên cứu danh sách cổ đông chúng tôi thấy có những tên đang là khách hàng của HBC, tuy nhiên tỷ lệ thì không quá lớn đến mức chi phối”.
“Về tin đồn Sovico mua hơn 50% cổ phần HBC thì tôi khẳng định là không có. Tôi cũng không kỳ vọng mời một công ty bất động sản làm cổ đông chiến lược, vì sẽ dễ bị xung đột lợi ích. Hiện, HBC có danh sách khách hàng trên 40 doanh nghiệp bất động sản, do đó cũng không thể để 1 đơn vị nào đó chi phối được”, ông cho biết thêm.
HBC liên tục dính các tin đồn như bị Khaisilk sù nợ hàng ngàn tỷ đồng, nghi án có quan hệ thân thiết với Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm), còn ông Lê Viết hải dính tin đồn bệnh hiểm nghèo, khó qua khỏi.
Coteccons: Tổng Giám đốc Nguyễn Sỹ Công rút khỏi HĐQT
Một doanh nghiệp về xây dựng khác, Coteccons cũng gặp nhiều lùm xùm về đội ngũ lãnh đạo. HĐQT Coteccons (CTD) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn xin từ chức Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 của ông Nguyễn Sỹ Công (kiêm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc CTD) và ông Trần Quyết Thắng.
Theo đó, hai cá nhân được bổ nhiệm thay thế sẽ là các ông Bolat Duisenov – Tổng Giám đốc Kusto Việt Nam và ông Herwig Guido H. Van Hove – Giám đốc điều hành The8th Pte Ltd (“The8th”).
Những nội dung liên quan đến việc thay đổi các thành viên HĐQT kể trên sẽ được bổ sung vào nội dung chương trình họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Coteccons dự kiến diễn ra ngày 30/6 sắp tới.
Chủ tịch Minh Phú trần tình về khó khăn
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) diễn ra sáng 27/6, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT chia sẻ vào tháng 6/2019, doanh nghiệp bị cáo buộc nhập tôm thay bao bì bán vào Mỹ.
Minh Phú phải dồn nhân lực để làm hồ sơ, rà soát hoạt động từ khâu nguyên liệu ra đến thành phẩm để trả lời câu hỏi xung quanh vụ kiện. Hiện, doanh nghiệp đã gửi câu trả lời tương đối hoàn thiện sang Mỹ. Theo kế hoạch, hải quan Mỹ qua thẩm tra và ra kết luận vào tháng 4. Song, dịch Covid-19 bùng phát khiến việc này bị trì hoãn đến tháng 10.
Cũng chính vì dồn lực cho vụ kiện mà kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 của Minh Phú giảm sút và không thực hiện kế hoạch năm. Doanh thu thuần năm 2019 đạt 16.998 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,43% so năm trước và thực hiện 89% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 441 tỷ đồng, giảm 37,2% và thực hiện 39% kế hoạch năm.
Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình phủ nhận tin đồn bị Sovico thâu tóm
Ông Lê Viết Hải chia sẻ doanh nghiệp không thể tăng vốn thời điểm hiện nay do giá cổ phiếu quá thấp.
Công ty không nên mời một công ty bất động sản làm cổ đông chiến lược do xung đột lợi ích.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) diễn ra sáng ngày 24/6, cổ đông đặt nghi vấn có hay không việc tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam thâu tóm cổ phiếu HBC.
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT khẳng định đây là thông tin không được xác minh. Theo danh sách cổ đông, có một số cổ đông là khách hàng của Hòa Bình nhưng chưa có tỷ lệ chi phối.
Đối với thông tin Tập đoàn Sovico mua 59% cổ phần HBC, Chủ tịch Hòa Bình khẳng định không có. Tại thời điểm này, công ty không thể phát hành tăng vốn vì giá cổ phiếu quá thấp.
Đồng thời, theo quan điểm của ông Hải, công ty không nên mời 1 công ty bất động sản thành cổ đông chiến lược vì làm giảm khả năng hợp tác thành nhà thầu, phát sinh việc xung đột lợi ích, có thể gây bất lợi cho các mối quan hệ của Hòa Bình với các chủ đầu tư.
Cổ phiếu HBC hiện được giao dịch quanh vùng giá 12.000 đồng/cp, gấp đôi thời điểm cuối tháng 3 nhưng chỉ bằng 1/3 mức giá đỉnh năm 2017.
Diễn biến giá cổ phiếu HBC. Nguồn: VNDirect
Năm 2020, công ty xây dựng đề ra kế hoạch doanh thu 12.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng, giảm lần lượt 33% và 70% so với thực hiện năm trước. Cổ tức dự kiến tỷ lệ 5% bằng tiền hoặc cổ phiếu.
Theo nhận định của ông Hải, đại dịch Covid -19 là cơ hội rất lớn cho công ty thúc đẩy nhanh quá trình số hóa trong quản trị. Sau đại dịch, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác trên thế giới đều chọn lựa đầu tư công để khôi phục kinh tế. Tuy nhiên, Hòa Bình không thể có nhiều dự án ngay mà cần phải kiên trì chờ đợi ít nhất qua đến năm 2021. Riêng Việt Nam sẽ đón nhận làn sóng đầu tư nước ngoài do sự chuyển dịch sản xuất công nghiệp từ Trung Quốc sang các nước khác.
Sovico muốn mua thêm 2,6 triệu cổ phiếu HDBank Chỉ mua được 2 triệu cp Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank, HOSE: HDB) trong tổng số 4.55 triệu cp đã đăng ký, CTCP Sovico (OTC: Sovico) đã tiếp tục đăng ký mua thêm 2.55 triệu cp HDB chưa được khớp lệnh thành công để đảm bảo khối lượng mua lũy kế đạt 10 triệu cp HDB. Sau khi chưa mua được...