Sếp lớn Huawei khẳng định sẽ tăng trưởng vượt năm 2018
Bất chấp hàng loạt thách thức từ việc các hãng công nghệ lớn dừng hợp tác, Huawei vẫn tự tin vào tình hình kinh doanh của tập đoàn.
HongMeng OS có thể được ra mắt ngay vào tháng 7
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Phó Chủ tịch của Huawei Andrew Williamson một lần nữa xác thực việc tập đoàn này đang trong quá trình ra mắt hệ điều hành của riêng mình để thay thế cho Android.
Song thay vì khẳng định, ông Andrew Williamson cho biết rằng hệ điều hành của hãng này có thể mang tên Hongmeng.
Cách đây ít ngày, theo GizChina, Huawei đã nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu “HongMeng” Canada, Mexico, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Peru, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và một số quốc gia châu Âu khác.
HongMeng OS có thể được ra mắt ngay vào tháng 7
“Hiện tại Huawei đang trong quá trình phát triển một hệ điều hành thay thế. Đây không phải là điều mà Huawei mong muốn. Chúng tôi rất vui khi là một thành viên trong đại gia đình Android. Song hệ điều hành mới đang thử nghiệm, chủ yếu tại Trung Quốc. Chúng tôi đang cố gắng đặt cho nó cái tên chính thức”, ông Andrew Williamson cho biết.
Theo ông Andrew Williamson, nếu căng thẳng leo thang thành một cuộc chiến thương mại toàn diện, hệ điều hành mới của hãng này có thể ra mắt ngay vào tháng sau.
Tăng trưởng vượt năm 2018
Video đang HOT
Không chỉ đề cập đến HongMeng OS, ông Andrew Williamson còn thể hiện sự lạc quan về tình hình kinh doanh của Huawei khi dự kiến tăng trưởng doanh thu năm 2019 đạt mức 20%. Tăng nhẹ so với năm 2018 là 19,5%.
Theo ông Andrew Williamson, 3 nhóm kinh doanh chính của hãng này sẽ tăng trưởng ở mức 2 con số trong năm nay.
Phó Chủ tịch Huawei lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2019
Bên cạnh đó, ông Andrew Williamson cũng nhấn mạnh việc một số nhà sản xuất chip ngừng hợp tác với Huawei có thể gây ra những tác động xấu khó lường với chính những công ty này.
“Họ (những công ty dừng hợp tác với Huawei) đang làm điều đó bởi mong muốn của riêng họ. Không ít trong số họ, Huawei là một trong những khách hàng lớn”, Phó Chủ tịch Huawei nhấn mạnh.
Theo vtv
Huawei liên thủ các ông lớn Trung Quốc quảng bá HongMeng OS
Hàng loạt ông lớn công nghệ Trung Quốc hỗ trợ Huawei xây dựng và phát triển hệ điều hành Trung Quốc HongMengOS.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, hàng loạt công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang hỗ trợ Huawei thử nghiệm và xây dựng hệ điều hành HongMengOS.
Huawei đã công bố thành lập "Liên minh Android xanh" với sự tham gia của các ông lớn như Baidu, Alibaba, Tencent, NetEase để phát triển hệ sinh thái ứng dụng trong nước vào năm 2016.
Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đưa tin, hàng loạt công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang hỗ trợ Huawei thử nghiệm và xây dựng hệ điều hành HongMengOS.
Công ty viễn thông Trung Quốc đang rất tích cực hợp tác cùng các nhà sản xuất smartphone và nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước để thử nghiệm hệ điều hành độc quyền HongMengOS. Huawei dự kiến tung ra hệ điều hành mới vào tháng 7.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, Huawei đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc và các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc như Tencent hỗ trợ đội ngũ kỹ sư phần mềm phụ trách EMUI để xây dựng hệ sinh thái cho HongMeng OS.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất smartphone như OPPO và VIVO tham gia quá trình thử nghiệm quan trọng trước thời điểm ra mắt. Kết quả cho thấy hệ điều hành mới của Huawei "nhanh hơn 60%" so với Android gốc.
Tencent, Xiaomi, Oppo và Vivo được cho là cũng đang "tích cực làm việc với Huawei để thúc đẩy sự phát triển của HongMengOS".
Sự tích cực của Huawei khi đẩy nhanh tiến độ ra mắt HongMengOS để đối phó với lệnh cấm từ Chính phủ Mỹ. Công ty đã rất tích cực thúc đẩy thử nghiệm hệ điều hành độc quyền dù Mỹ đã tạm hoãn lệnh cấm các công ty trong nước sử dụng thiết bị Huawei thêm hai năm.
Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OMB) cho biết Quốc hội Mỹ sẽ chấp thuận yêu cầu hoãn lệnh cấm với Huawei trong 2 năm, trước khi yêu cầu các công ty Mỹ không làm ăn với Huawei.
Quyền giám đốc OMB cho biết: "Những ngày gần đây quốc hội đã làm rõ tầm quan trọng của việc thực thi pháp luật trong vòng hai năm".
Tuần trước, OMB nói cần thêm thời gian để thực hiện lệnh cấm trong đó yêu cầu các nhà cung cấp và nhà thầu bên thứ ba phải hạn chế mua và sử dụng thiết bị Huawei.
Lệnh cấm là một phần nằm trong luật quốc phòng Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA), được Quốc hội Mỹ thông qua năm ngoái, trong đó cấm Chính phủ liên bang và các công ty Mỹ hợp tác với Huawei cùng một số công ty Trung Quốc khác vì lý do an ninh quốc gia. Đạo luật cũng cấm sử dụng ngân sách liên bang để mua thiết bị của Huawei, có hiệu lực trong năm nay.
Việc trì hoãn thực thi lệnh cấm sẽ giúp Washington có thêm thời gian cân nhắc về các tác động liên quan cũng như đưa ra các giải pháp khả thi, không ảnh hưởng tới các mục tiêu bảo mật mong muốn. Quyền giám đốc OMB cũng nhấn mạnh việc thực thi lệnh cấm với Huawei sẽ khiến chính phủ Mỹ giảm đáng kể số lượng nhà thầu.
Việc hoãn lệnh cấm với Huawei nêu trên không ảnh hưởng tới việc Bộ Thương mại Mỹ liệt Huawei vào danh sách đen cấm công ty này và 68 đơn vị liên quan mua các linh kiện và thiết bị Mỹ nếu không có sự chấp thuận của chính phủ. Bộ Thương mại Mỹ ngày 21/5 nới lỏng lệnh cấm trong 3 tháng trong khi nhiều công ty Mỹ đã cho thấy sự e ngại, mong muốn được miễn trừ hoặc trì hoãn thêm thời hạn.
Động thái trì hoãn trừng phạt Huawei sẽ chỉ càng khiến Washington thêm yếu thế nếu cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra vào cuối tháng này ở Nhật Bản.
Huawei đang từng bước "phục thù" bằng cách phản đòn lệnh cấm của Chính phủ Mỹ khi yêu cầu đối tác cung cấp mạng Verizon của Mỹ phải trả tiền sử dụng 238 bằng sáng chế của công ty này. Số tiền mà Huawei đề ra là 1 tỷ USD.
Chính quyền Trung Quốc cũng không thể không có động thái. Mới đây, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Liu Xiaoming mới đây đã lên tiếng cảnh báo London về việc nước này dự định ngăn cản Huawei tham gia phát triển mạng viễn thông 5G. Ông Liu Xiaoming đã mang quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc vào Anh hòng đe dọa London có các bước đi nghe theo sự yêu cầu của Mỹ.
Trước đó, Giám đốc an ninh mạng của Huawei, John Suffolk đã phải tham gia điều trần trước Ủy ban Lựa chọn Khoa học và Công nghệ (TSSC) của Quốc hội Anh. Các câu hỏi chủ yếu xoay quanh vấn đề tính bảo mật của sản phẩm Huawei và mối liên quan của công ty với chính phủ Trung Quốc.
Ông John Suffolk khẳng định, công ty không liên quan đến chính quyền Trung Quốc. "Chúng tôi chưa bao giờ nhận được yêu cầu không mong muốn nào từ chính phủ Trung Quốc... Tôi nhắc lại lần nữa, Huawei chưa bao giờ được chính phủ Trung Quốc hoặc bất kỳ chính phủ nào khác yêu cầu làm bất cứ điều gì" - vị đại diện Huawei nói.
Thậm chí, Huawei hoan nghênh bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào phân tích sản phẩm của mình để phát hiện các lỗ hổng bảo mật hoặc mã hóa.
Theo đất việt
Tencent, Xiaomi, OPPO đang thử nghiệm hệ điều hành HongMengOS cho Huawei Theo Thời báo Hoàn Cầu, hàng loạt công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang hỗ trợ Huawei thử nghiệm và xây dựng hệ điều hành HongMengOS. Ảnh minh họa: BBC Mặc dù chính phủ Mỹ cân nhắc lùi thời hạn lệnh cấm đối với Huawei khoảng 2 năm, nhưng công ty Trung Quốc vẫn tỏ ra rất tích cực hợp tác...