Sếp Huawei: Ông Trump cần Mỹ có mạng 6G, chúng tôi giúp được
Mặc dù đang có quãng thời gian rất khó khăn khi là đích nhắm chiến dịch chống lại công nghệ Trung Quốc của Mỹ, người sáng lập Huawei vẫn tỏ ra lạc quan.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei cho rằng chiến dịch “tấn công và dồn ép” của chính phủ Mỹ đã giúp cho công ty này và mọi nhân viên thức tỉnh.
“Bị Mỹ cấm cửa, tấn công là điều tốt với Huawei”
Không chỉ cấm cửa các thiết bị viễn thông của Huawei tại các đơn vị quốc phòng, chính phủ Mỹ còn khuyến khích đồng minh quay lưng với Huawei trong quá trình xây dựng mạng 5G. Theo Mỹ, Huawei là công cụ theo dõi của Trung Quốc. Huawei đã liên tục phủ nhận cáo buộc này.
Công ty Trung Quốc là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ 5G. Huawei cũng đang đứng thứ 2 trong danh sách những hãng smartphone lớn nhất thế giới.
Bà Mạnh Vãn Châu đang được tại ngoại ở Vancouver, Canada. Ảnh: AP.
Tuy nhiên sau nhiều năm thành công, ông Nhậm cho rằng Huawei đã trở nên “lười biếng, quan liêu và yếu đuối”.
“Từ khi Mỹ tấn công và dồn ép chúng tôi, mọi người đoàn kết hơn và quyết tâm làm sản phẩm tốt hơn”, ông Nhậm nói trong bài phỏng vấn.
Thời gian khó khăn nhất của Huawei bắt đầu từ tháng 12/2018, khi con gái ông Nhậm là bà Mạnh Vãn Châu, người giữ chức Giám đốc tài chính của Huawei bị bắt tại Canada. Tòa án Canada mới đây đã chấp nhận đề nghị dẫn độ bà Mạnh về Mỹ để xét xử về các tội danh như lừa đảo và vi phạm lệnh cấm vận Iran.
Video đang HOT
“Anh hùng lúc nào cũng gặp nhiều thử thách. Nếu không chiến đấu, bị thương thì làm sao có được lớp da dày, cứng”, ông Nhậm bày tỏ quan điểm về thời gian khó khăn này.
“Chịu đựng gian khó có khi lại giúp rèn luyện ý chí cho con gái tôi. Mọi chuyện không hẳn là tệ”, ông chia sẻ.
Hâm mộ Mỹ, nhưng chẳng có lý do gì đến Mỹ
Mặc dù là đích nhắm cho chiến dịch của Mỹ, ông Nhậm vẫn thừa nhận nước Mỹ là nước tiên phong trong các lĩnh vực như kinh doanh, công nghệ. Ông cho biết sẽ không khuyến khích nhân viên của mình có tinh thần quốc gia cực đoan.
Theo tài liệu của tòa án, chính ông Nhậm cũng nằm trong tầm ngắm của Mỹ. Khi được hỏi liệu có lo sợ khi tới Mỹ, ông cho rằng mình chẳng có lý do gì tới nước này bởi Mỹ là thị trường nhỏ với Huawei. Dù vậy, nếu có bị bắt vào tù, ông sẽ viết sách lịch sử về cách nước Mỹ trở thành siêu cường số 1 thế giới.
Ông Nhậm Chính Phi cho rằng bị Mỹ dồn ép lại là một điều tốt với Huawei. Ảnh: CNN.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Nhậm còn chỉ trích chính sách kiểm soát của Trung Quốc đối với các công ty của Mỹ.
“Lúc nào tôi cũng ủng hộ việc Google, Amazon và các công ty khác gia nhập thị trường Trung Quốc. Tôi nghĩ điều đó sẽ tốt cho Trung Quốc”, ông cho biết.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói trên Twitter rằng ông muốn công nghệ “5G, và thậm chí cả 6G” được triển khai ở Mỹ càng sớm càng tốt, và các công ty Mỹ cần nỗ lực hơn để không bị bỏ lại. Khi được nhắc lại, người sáng lập Huawei cho rằng công ty của ông sẵn sàng giúp Mỹ đạt được điều này.
“Chúng tôi đủ khả năng, và chúng tôi sẽ hợp tác để phát triển mạng 6G tốt hơn. Tôi chẳng thù hằn gì đâu”, ông Nhậm chia sẻ.
Theo zing
Chủ tịch Huawei hâm mộ Steve Jobs, mắc nợ con cái và muốn... 'bất tử'
Cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài của Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi hé lộ những thông tin ít biết về con người nổi tiếng kín đáo này.
Ông Nhậm Chính Phi, sáng lập viên kiêm Chủ tịch Huawei, vẫn giữ im lặng trước công chúng dù công ty trải qua một năm 2018 sóng gió, bao gồm các lệnh cấm và cảnh báo về sản phẩm tại Mỹ, Anh, Úc và New Zealand. Ông cũng giữ im lặng khi con gái kiêm Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Canada.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi một quan chức Huawei bị bắt giữ tại Ba Lan với cáo buộc gian lận, ông đã phá vỡ sự im lặng, bảo vệ công ty và ca ngợi Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi với báo chí quốc tế.
Tài liệu 13 trang về buổi trò chuyện được dịch bởi Huawei đã cho chúng ta một số thông tin về vị tỷ phú kín tiếng này.
Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi
Ông muốn học tập Apple và Steve Jobs
Chính phủ Mỹ và các nước phương Tây tỏ ra lo ngại về Huawei trong nhiều năm vì công ty có thể thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Trung Quốc. Khi được hỏi Huawei sẽ làm gì nếu chính phủ nước mình đề nghị công ty cung cấp thông tin về nước khác, ông Nhậm liên tưởng đến Apple như "ánh sáng dẫn đường": "Chúng tôi sẽ không bao giờ làm hại đến lợi ích khách hàng. Apple là ví dụ mà chúng tôi nhìn vào về việc bảo vệ quyền riêng tư. Chúng tôi sẽ học điều đó từ Apple".
Năm 2016, Apple từ chối giúp FBI mở iPhone của một nghi phạm trong vụ khủng bố San Bernardino và gọi lệnh này là "vượt giới hạn của chính phủ Mỹ". Do đó, FBI phải mua công cụ bẻ khóa từ một bên thứ ba mới hack được thiết bị.
Huawei liên tục bác bỏ các lo ngại rằng sản phẩm của họ đe dọa đến an ninh quốc gia và kiên trì quan điểm công ty hoàn toàn là sở hữu của nhân viên. Ông Nhậm cho biết bản thân nắm 1,14% cổ phần Huawei nhưng sẽ làm theo cố TGĐ Apple Steve Jobs và giảm cổ phần của mình. Jobs đã bán gần như tất cả cổ phần trong Apple sau khi ông bị buộc phải ra khỏi công ty mình sáng lập vào những năm 1980 và một lần nữa vào những năm 1990 khi mất niềm tin vào hướng đi của công ty. "Cổ phần Steve Jobs nắm giữ trong Apple là 0,58%, điều đó đồng nghĩa cổ phần của tôi có thể còn giảm nữa. Tôi nên học điều đó từ Jobs".
Ông sẵn sàng đóng cửa Huawei
Ông Nhậm dành nhiều năm để xây dựng Huawei thành doanh nghiệp thiết bị viễn thông và smartphone nhiều tỷ đô, tuy nhiên, ông nói sẵn sàng đóng cửa công ty thay vì chấp nhận bất kỳ yêu cầu gián điệp nào của chính phủ Trung Quốc. "Chúng tôi chắc chắn nói không với những yêu cầu như vậy", ông Nhậm quả quyết.
Ông không gần gũi với con
Con gái ông Nhậm là bà Mạnh Vãn Châu bị ném vào cơn bão ngoại giao khi bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ vào tháng 12/2018 do nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt với Iran. Bà Mạnh đã được tại ngoại và đang được giám sát tại nhà ở Vancouver, nơi bà phải hầu tòa lần nữa vào ngày 2/6.
Dù nói nhớ con gái rất nhiều, ông Mạnh khá mâu thuẫn trong mối quan hệ với con gái. "Nó là một mối quan hệ gần gũi trong một số khía cạnh và xa cách trong những khía cạnh khác. Khi nó còn nhỏ, tôi đang ở trong quân đội, đồng nghĩa mỗi năm tôi phải xa nó 11 tháng, chỉ có 1 tháng dành cho gia đình. Mối liên hệ giữa tôi và nó khi còn nhỏ và thưở thiếu thời không mạnh mẽ".
Những năm sau đó, ông phải đấu tranh vì sự sống còn của Huawei, thường xuyên làm việc 16 tiếng mỗi ngày. Ông thừa nhận không gần gũi với bất kỳ ai trong ba người con nhưng cảm thấy mắc nợ con cái.
Ông muốn sống mãi mãi
Khi được hỏi khi nào sẽ nghỉ hưu, ông Nhậm, 74 tuổi, tỏ ra hài hước. "Thời điểm nghỉ hưu của tôi sẽ phụ thuộc vào khi nào Google có thể phát minh ra loại thuốc cho phép con người trường sinh. Tôi đang chờ loại thuốc đó đây". Alphabet, công ty mẹ của Google, cũng như các doanh nghiệp Silicon Valley khác đang đặt cược vào nghiên cứu và công nghệ để một ngày biến "cái chết là một lựa chọn".
Ông Nhậm dường như muốn làm việc lâu nhất có thể. Nói về cam kết với khách hàng, ông kể về chuyến đi tới ngôi làng Himalaya xa xôi gần núi Everest. "Tôi bảo với mọi người rằng, nếu bản thân sợ chết, làm sao tôi động viên nhân viên tiến về phía trước được".
Theo CNN
Đời tư kín tiếng của nữ giám đốc tài chính Huawei bị Canada bắt giữ Bà Mạnh Vãn Châu là giám đốc tài chính, con gái của người sáng lập tập đoàn Huawei Technologies Nhậm Chính Phi và bà có đời tư khá kín tiếng. Ái nữ của "ông trùm" Huawei Bà Mạnh hiện khoảng hơn 40 tuổi, là con gái của ông Nhậm và người vợ đầu - bà Meng Jun (con gái của một quan chức...