Sếp Fortinet: Blockchain đang trở thành đích tấn công của hacker
Đại diện công ty bảo mật Fortinet cho rằng, nhiều dự án triển khai công nghệ Blockchain hiện nay đã sớm lọt vào tầm ngắm của hacker do công nghệ này đang phát triển mạnh.
Ông Matthew Kuan
Theo thông tin ông Matthew Kuan, Giám đốc Giải pháp và Tiếp thị công ty bảo mật Fortinet Đông Nam Á và Hồng Kông trao đổi ngày 28/3, công nghệ chuỗi khối (Blockchain) không cỏn đơn thuần chỉ liên quan tới những đồng tiền ảo.
Trong khi Việt Nam mới đang ở bước tiếp cận đầu tiên thì hiện nay, tỷ lệ ứng dụng công nghệ này đang gia tăng rất nhanh, mở rộng tầm ảnh hưởng đối với nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực kinh tế.
Báo cáo IDC công bố gằn đây cho rằng ngân sách dành cho các giải pháp Blockchain lên đến 73,2% từ năm 2017 đến năm 2022. Điều này đồng nghĩa với việc mức chi tiêu dành cho công nghệ này sẽ tăng từ 1,5 tỷ USD năm 2018 lên đến 11,7 tỷ USD vào năm 2022.
Lĩnh vực tài chính đang là thị trường chính để triển khai công nghệ Blockchain, xếp ngay sau đó là ngành vận tải, hậu cần.
Các công ty dịch vụ tài chính đang triền khai công nghệ Blockchain để hỗ trợ các quy trình xử lý tiền tệ có chủ quyền chính thống, không phải các giao dịch tiền ảo gây tranh cãi.
Ông Matthew Kuan đánh giá, tại Châu Á – Thái Bình Dương, các dự án dựa trên nền tảng Blockchain đang được thí điểm hoặc đã được đưa vào ứng dụng trong các tỗ chức chính phủ, nhà máy điện, bảo mật chuỗi cung ứng và các dự án môi trường.
“Do nhiều ngành công nghiệp ờ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản đã áp dụng công nghệ Blockchain nên việc những người chịu trách nhiệm bảo mật chú trọng tới các quy trình bảo vệ an toàn cho các dự án công nghệ Blockchain mới sẽ rất quan trọng”, ông Matthew Kuan lưu ý.
Video đang HOT
Công nghệ Blockchain không an toàn như nhiều người lầm tưởng
Cũng theo chuyên gia này, mỗi công nghệ mới phát triển đều kéo theo những mối nguy hại tiềm ẩn và công nghệ Blockchain cũng không ngoại lệ. Thậm chí những dự án triển khai công nghệ Blockchain sớm đã lọt vào tầm ngắm của hacker.
Cụ thể, có rất nhiều lỗ hổng trong công nghệ Blockchain và sổ cái phân tán (Distributed Ledger) cần phải nhận thức được do sẽ gây ảnh hưởng tới cách triển khai và nởi ứng dụng Blockchain.
Cùng đó, trong các mạng lưới phân tán với quyền truy cập hạn chế, sự đồng thuận được hình thành thông qua sự đồng ý của đa số, việc kiểm soát một số lượng lớn khách hàng tham gia có thể cho phép kẻ tấn công phá rối quá trình xác nhận.
Ngoài ra, vấn đề đáng lo ngại là nạn tấn công DDoS cũng luôn tiềm ẩn. Do tính chất phân tán của sổ cái Blockchain, chúng có khả năng bị tổn hại trước các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) qua thư rác. Ngay cả khi các cuộc tấn công này không hoàn toàn đóng quyền truy cập vào Blockchain nhưng chúng vẫn có thể khiến thời gian chờ xử lý quy trình tăng lên.
Chuyên gia của Fortinet cũng chỉ ra loạt nguy cơ khác như lỗ hổng trong Sidechain (có thể gây thiệt hại đến các cổng ra được sử dụng để chuyển các tài sản và tin nhắn giữa Blockchain chính và sidechain).
Đối với hợp đồng thông minh ( Smart Contract), đây là các chương trình giao dịch tự động chạy trên sổ cái phân tán, có thể bị lỗi mã hóa.
Hiện nay một số doanh nghiệp đã triển khai các Blockchain riêng bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng mạng sẵn có, dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây… và việc phát hiện ra sự tồn tại của một Blockchain riêng có thể tăng thêm động cơ đột nhập bởi kẻ phá hoại.
Trước thực tế trên, ông Matthew Kuan cho rằng việc coi bảo mật là một mục tiêu thiết kế chính của dự án Blockchain sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích theo cấu trúc các yêu cầu bảo mật và các ưu tiên đầu tư.
Doanh nghiệp cần xác định tài sản quan trọng nhất của công ty cần được bảo vệ, xác định các yêu cầu về thông tin mối nguy hại, chỉ định các quy trình và công nghệ để đẩy lùi các mối đe dọa đã biết; nhanh chóng giải quyêt các lỗ hổng…
Đồng thời, phải liên tục đánh giá lại, điều chỉnh và cải thiện tình hình bảo mật. Công tác phòng thủ không bao giờ được tạm ngừng hay ngơi nghỉ vì những kẻ tấn công cũng sẽ như vậy.
“Fortinet đã nghiên cứu sâu về vấn đề an ninh mạng trong xu thế chuyển đổi số và trong đó có công nghệ Blockchain, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam an toàn hơn khi ứng dụng công nghệ này”, ông Matthew Kuan nói.
Theo itc news
Chính thức ra mắt sàn thương mại điện tử về nông nghiệp sạch
Sáng 7/11, tại Hà Nội, sàn thương mại điện tử www.gcaeco.vn (thuộc dự án quốc tế: 'Nông nghiệp sạch toàn cầu - GCA') đã được ấn nút và chính thức ra mắt thị trường.
Sàn thương mại điện tử www.gcaeco.vn hay còn gọi dân dã theo với cái tên "chợ online" nông sản, thực phẩm sạch là một phần trong hệ sinh thái quốc tế của dự án Nông nghiệp sạch toàn cầu (GCA).
Phát biểu tại lễ ra mắt, ông Đoàn Xuân Huy, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Kết nối Thanh toán toàn cầu (GPC) cho biết, là một công ty công nghệ đang phát triển, GPC luôn mang ý chí và một khát vọng lớn trong xu hướng phát triển của cuộc CM 4.0.
Chính vì vậy, GPC là đơn vị đang thực hiện sứ mệnh triển khai hệ sinh thái của dự án quốc tế "Nông nghiệp sạch toàn cầu - GCA" tại Việt Nam.
Thông qua việc trở thành cổ đông chiến lược với Công ty GATDI (Hong Kong, Trung Quốc), công ty đang từng bước hoàn thiện việc ứng dụng Blockchain để cho phép truy xuất nguồn gốc nông sản, kết hợp với hợp đồng thông minh và khả năng thanh toán bảo mật kết nối qua sàn thương mại điện tử gcaeco.vn.
Theo ông Đoàn Xuân Huy, sàn thương mại điện tử GCAECO được phát triển cả phiên bản trên PC và phiên bản App trên IOS và Android với đầy đủ các tính năng tích hợp như tìm kiếm, đặt hàng, vận chuyển, thanh toán... cho phép người mua người bán kết nối, giao dịch trực tiếp với nhau dễ dàng và an toàn, gắn bó người tiêu dùng với thương hiệu sản phẩm và sàn thông qua chương trình ưu đãi thành viên.
Lấy trọng tâm đưa các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ứng dụng qua sàn thương mại điện tử, hiện nay, www.gcaeco.vn đã phát triển và hoàn toàn làm chủ công nghệ Blockchain truy xuất hành trình sản phẩm kết hợp với thanh toán nhanh bảo mật (Fast payment security) đi kèm với hợp đồng thông minh (Smart contract), tích hợp công nghệ IoT qua cổng kết nối API giúp các bên tham gia đều cùng theo dõi, giám sát chuỗi theo cách minh bạch nhất.
Công nghệ Blockchain với các tính năng ưu việt của mình như minh bạch, an toàn, bảo mật, bất biến, không thể làm giả đã được GCAECO tích hợp để phát triển ứng dụng cho phép người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc, hành trình nông sản, thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn.
Sàn thương mại điện tử gcaeco.vn đã và đang trở thành kênh bán hàng miễn phí cho hàng chục triệu người nông dân, hàng ngàn hợp tác xã, nhà buôn, chủ cửa hàng trên cả nước... Do vậy, chỉ cần tải App ứng dụng đã được phát triển trên hai hệ điều hành Android hoặc IOS, "chợ online" này sẽ giúp người bán dễ dàng tìm kiếm và kết nối người mua hay khách hàng có nhu cầu không chỉ tại Việt Nam mà cả quốc tế tại gcaeco.vn.
Với người mua hàng, chỉ cần truy cập website www.gcaeco.vn hoặc tải ứng dụng GCAECO về smartphone của mình, đăng ký tài khoản miễn phí rồi nhập tên sản phẩm cần mua, các tính năng của sàn thương mại điện tử www.gcaeco.vn sẽ giúp khách hàng chọn lựa các loại sản phẩm theo tiêu chí mong muốn, từ đó người mua sẽ lựa chọn được các hàng hóa, sản phẩm theo cách tối ưu và có hiệu quả nhất.
Tại lễ ra mắt, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng dự án "Nông nghiệp sạch toàn cầu - Global Clean Agriculture (GCA)", với nền tảng thương mại điện tử tích hợp công nghệ Blockchain, ứng dụng và sàn thương mại điện tử gcaeco sẽ là cầu nối để giúp cho người mua và người sản xuất nông sản có thể dễ dàng tiếp cận với nhau mà không cần qua các khâu trung gian như trước, tiết kiệm tối đa chi phí mua bán.
Sử dụng hợp đồng thông minh (Smart contract) trong giao dịch thương mại và thanh toán bảo mật kết nối qua sàn thương mại điện tử gcaeco có thể thúc đẩy việc giao thương, buôn bán xuyên biên giới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết bởi không cần thông qua bên thứ 3, các điều khoản hợp đồng sẽ được thực thi một cách tự động và tất nhiên là không thể can thiệp hay thay đổi khi hai bên đã đồng ý ký kết.
Điều này kết hợp cùng công nghệ truy xuất nguồn gốc nông sản trên nền tảng công nghệ Blockchain sẽ giải quyết được bài toán nâng tầm giá trị và xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế./.
Theo Báo Mới
Cảnh báo tấn công mạng nhắm vào chuỗi cung ứng Hãng bảo mật Kaspersky vừa phát hiện một chiến dịch tấn công có chủ đích (APT) mới, ảnh hưởng đến lượng lớn người dùng. Cuộc tấn công nhắm vào các máy tính Asus thông qua công cụ Live Update Theo kết quả nghiên cứu của Kaspersky, ít nhất trong khoảng thời gian tháng 6-11.2018, Shadow Hammer đã nhắm mục tiêu vào người dùng...