Sếp đau đầu khi nhân viên xin nghỉ Tết sớm, về quê cách ly
Mong muốn hỗ trợ nhân viên về quê ăn Tết sớm, nhưng các quản lý vẫn phải đảm bảo hoạt động kinh doanh. Để có người làm, họ đành tìm lao động thời vụ.
Tết Nguyên đán năm 2021, do dịch Covid-19 bùng phát đột ngột, Lê Thu Hiền (quê Nghệ An, nhân viên tại một công ty sản xuất) bị mắc kẹt lại Bình Dương.
Đã 2 năm xa nhà, cô gái 26 tuổi quyết tâm về quê đón Tết. Cô dự định xin công ty cho nghỉ sớm một vài ngày để kịp thời gian cách ly.
Tuy nhiên, công ty nơi Hiền làm việc lại không thể cho phép tất cả nhân viên cùng về sớm như vậy.
Nhiều người làm việc xa quê về sớm nửa tháng để hoàn thành cách ly trước khi đón Tết.
Cấp quản lý tạo điều kiện để mọi người ở xa có thể về quê sớm, nhưng số suất đăng ký có hạn nên mỗi bộ phận chỉ có một lượng nhân viên nhất định được đáp ứng nguyện vọng.
“Chỉ được nghỉ 7 ngày nên hết thời gian cách ly vào mùng 6 Tết cũng là lúc tôi phải trở lại làm việc. Tôi muốn xin về sớm nhưng rất khó vì tính chất công việc phải liên lạc trực tiếp với khách hàng. Tôi cũng còn độc thân nên ưu tiên cho các anh chị có gia đình đăng ký”, Hiền bày tỏ cùng Zing.
Cái khó của quản lý
Trên thực tế, không phải tất cả công ty, đơn vị kinh doanh đều có thể cho phép nhân viên của mình nghỉ Tết sớm.
Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều nhân viên dồn ngày phép hoặc xin sự hỗ trợ từ cấp trên để nghỉ Tết đến 2 tuần, thậm chí hàng tháng.
Không thể xin nghỉ sớm nên Thu Hiền (bên phải) chỉ về nhà đủ thời gian cách ly rồi trở lại Bình Dương.
Việc này khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình huống hoạt động trì trệ, thiếu nhân lực mà vẫn phải đảm bảo trả lương cuối tháng.
Đặc biệt, đối với một số ngành dịch vụ như siêu thị, làm đẹp hoặc nhà hàng, quán ăn, nhân viên xin nghỉ Tết dài ngày chính là bài toán rất khó cho cấp quản lý.
Trần Nhàn (35 tuổi, quản lý một spa tại quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết dịp cuối năm là “thời gian vàng” để kinh doanh.
Các cơ sở dịch vụ làm đẹp của cô làm việc hết công suất, tất bật từ đầu tháng 12 âm lịch đến sát ngày Giao thừa.
“Spa của tôi hiện có 15 nhân sự, trong đó 8 bạn là người TP.HCM, còn lại là những bạn ở tỉnh, có 2 bạn ở xa nhất là ở Nghệ An và Quảng Bình. Tôi cũng muốn tạo điều kiện để các bạn về quê sớm, cách ly đón Tết, nhưng quá khó vì tiệm thật sự rất cần người làm. Trong khi đó, việc tuyển nhân sự thời vụ trong thời điểm này là không hề dễ dàng”, Nhàn nói với Zing.
Video đang HOT
Còn đối với Đỗ Hoàng Anh (27 tuổi, quản lý nhà hàng tại quận 1, quận 5, TP.HCM), tình trạng thiếu nhân lực đợt cuối năm khiến anh rất áp lực, căng thẳng.
Theo anh, càng gần Tết Nguyên đán, càng nhiều nhân viên có nguyện vọng xin về quê sớm để cách ly theo quy định. Trong khi đó, nhà hàng đã “rụng” mất số lượng lớn nhân sự cứng, dày kinh nghiệm từ đợt giãn cách xã hội.
Đây là bài toán khó đối với anh bởi phải cân bằng giữa mong muốn hỗ trợ nhân viên và trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ đối với khách hàng.
“Tôi rất muốn nhân viên của mình được đoàn viên cùng gia đình trong dịp năm mới, bởi họ đã xa nhà và vất vả cả năm rồi. Nhưng làm theo tình cảm, tôi sẽ phải đánh đổi bằng chất lượng dịch vụ. Tôi không còn cách nào khác ngoài việc cố giữ chân người lao động, mong họ cùng sát cánh cùng nhà hàng qua đợt Tết bận rộn”, Hoàng Anh nói.
Quán bar, karaoke, vũ trường, spa ở TP.HCM được phép mở cửa từ ngày 10/1.
Giải pháp
Để nhân viên yên tâm, có tinh thần ở lại làm việc, Hoàng Anh quyết định điều chỉnh tăng lương thời điểm cận Tết.
Nam quản lý không tiết lộ mức tăng, tuy nhiên khẳng định “xứng đáng với tình cảm và sự đánh đổi của nhân viên”.
“Câu chuyện thiếu người làm luôn xảy ra vào mỗi dịp Tết, nhưng năm nay trầm trọng hơn do các quy định cách ly phòng dịch. Tôi rất vui khi có nhiều nhân viên đã quyết định ở lại TP.HCM để trực Tết cùng tôi. Ra Tết, tôi sẽ tạo điều kiện để mỗi người về quê thăm gia đình dài ngày”, anh cho biết.
Hoàng Anh quyết định tăng lương làm Tết để giữ chân nhân viên.
Đó cũng là giải pháp của Trần Nhàn, nữ quản lý tiệm spa. Nhàn cho hay vào mọi năm, nhân viên của tiệm đều làm việc đến 29/12 âm lịch mới nghỉ và trở lại làm việc vào ngày mùng 6 Tết.
Sau thời gian dài đóng cửa vì dịch, đây là thời gian spa cố gắng giữ chân nhân viên, nâng cao hiệu suất để bù lại những ngày “nằm im”.
“Đổi lại, ra Tết, các bạn có thể thay phiên nhau nghỉ để về quê, vừa đảm bảo số lượng nhân sự, vừa có nhiều thời gian hơn. Năm qua kinh doanh khó khăn, nhưng phía spa cũng cố gắng chi khoản thưởng Tết tương đương mọi năm để nhân viên có thêm tinh thần, động lực bước sang năm mới”, Nhàn nói.
Sau thời gian dài ngưng hoạt động vì giãn cách xã hội, anh Hà Thanh Luân (sinh năm 1989), chủ quán Cozy Eatery & Bar (Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3), quyết định mở cửa xuyên Tết Âm lịch để kéo lại doanh thu.
Tuy nhiên, hiện quán của anh chỉ có 6 nhân viên, trong đó 3 bạn đã xin nghỉ về quê với gia đình. Vì thế, anh cần tuyển thêm lao động thời vụ để đủ sức chạy Tết.
Theo anh Luân, nhân sự là bài toán đau đầu với các doanh nghiệp vào thời điểm này. Đặc biệt là khi nhiều lao động về quê tránh dịch.
“Tôi đăng tuyển bartender và nhân viên phục vụ hơn một tuần nhưng chưa nhận được ai. Giáp Tết Âm lịch là thời gian khan hiếm nhân sự nhất vì ai cũng muốn về thăm gia đình”, ông chủ sinh năm 1989 chia sẻ.
Anh Thanh Luân đăng tin tuyển nhân sự từ đầu tháng 1 để chuẩn bị cho các hoạt động dịp Tết Âm lịch.
Trong khi đó, theo bà Trần Thị Tuyết Trinh – Trưởng phòng Nhân sự AEON Việt Nam, để chuẩn bị cho giai đoạn mua sắm cuối năm và Tết Nguyên đán, hệ thống siêu thị đã phải lên kế hoạch tuyển dụng, tăng cường nhân sự từ rất sớm.
Bên cạnh nhân sự toàn thời gian, số lượng nhân viên bán thời gian và nhân viên thời vụ cũng được tăng thêm.
Đây là giải pháp mà chuỗi siêu thị đưa ra nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt nhân sự dịp cuối năm, đồng thời hỗ trợ những nhân viên có nguyện vọng nghỉ Tết dài ngày nhằm đảm bảo các quy định cách ly tại địa phương.
“Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh, hoạt động tuyển dụng gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian hơn do một lượng lớn người lao động đã về quê từ trước đó. Sinh viên, lực lượng làm thời vụ chính các năm trước, cũng không ở lại thành phố. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng lượng lớn nhân sự mới cũng đòi hỏi thời gian đào tạo từ đầu về các kỹ năng công việc, chất lượng nhân sự cũng có thể bị ảnh hưởng nếu không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng”, bà Trinh thông tin.
Ứng phó nguy cơ bùng phát ổ dịch mới
Nhiều tỉnh, thành tổ chức đón người dân về quê, sau đó đưa đi cách ly ngay hoặc tăng cường giám sát y tế để phòng tránh nguy cơ hình thành các ổ dịch mới.
Những ngày đầu tháng 10, Hà Nội và một số địa phương khác ghi nhận nhiều F0 từ người dân về quê. Thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, đến ngày 19/10, trên địa bàn thành phố có 1.872 người về từ các tỉnh, thành miền Nam; qua xét nghiệm phát hiện 22 trường hợp dương tính với nCoV.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC thành phố Hà Nội, nói khi người từ các vùng dịch trở về thành phố càng nhiều, nguy cơ số ca nhiễm sẽ nhiều lên. "Giai đoạn này người dân nâng cao tinh thần tự giác, chấp hành tốt 5K để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng", ông Tuấn đề nghị.
Lãnh đạo CDC Hà Nội đánh giá, chính quyền địa phương còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận danh sách người về địa phương bằng đường bộ và đường sắt. Các nhà xe, đơn vị đường sắt phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn, cung cấp đầy đủ danh sách để các cơ quan chức năng rà soát, phục vụ việc phòng chống dịch.
Với các địa bàn có nhiều người từ nơi khác đến, công tác giám sát, quản lý của chính quyền cần được nâng lên một mức. "Ở đây vai trò của tổ Covid cộng đồng, thậm chí hàng xóm là rất quan trọng trong công tác phòng dịch", ông Tuấn nói.
CDC Hà Nội khuyến cáo người dân về địa bàn phải ký cam kết theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương để xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7. Người có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... phải thông báo ngay cho cơ quan y tế.
Ông Nguyễn Tiến Cơi, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh Xã hội tỉnh Bắc Giang , nhìn nhận nguyện vọng về quê của người dân là chính đáng, nhưng không loại trừ rủi ro có người mang theo mầm bệnh, có thể lây lan ra cộng đồng. Do vậy, theo ông cách tốt nhất để phòng dịch là tổ chức đưa đón người dân, đảm bảo an toàn theo "quy trình khép kín".
Tỉnh Bắc Giang thông qua các hội đồng hương phía Nam để liên hệ, lập danh sách những người có nhu cầu về quê. Dựa vào thống kê này, tỉnh lên phương án sắp xếp các chuyến bay đón người dân trở về, theo thứ tự ưu tiên cho người già, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, người có bệnh...
Tỉnh Bắc Giang tổ chức đón người dân từ TP HCM và các tỉnh phía Nam về quê, tháng 9/2021. Ảnh: CTV
Các huyện, thành phố căn cứ số lượng người dân sẽ trở về để chuẩn bị cơ sở cách ly, điều trị, huy động lực lượng tham gia chống dịch.
Trước khi lên máy bay trở về, người dân được xét nghiệm lần một. Khi về đến Bắc Giang, tất cả đều được đưa đi cách ly tập trung tại khách sạn hoặc cơ sở do địa phương thiết lập. Các khu cách ly tập trung đảm bảo đủ số phòng, tránh lây nhiễm chéo.
Nhờ cách làm trên, đến nay Bắc Giang đã đón gần 2.000 người từ TP HCM và các tỉnh phía Nam về quê, phát hiện 19 ca dương tính, không để lây lan ra cộng đồng và không lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Cũng áp dụng giải pháp trên, đến nay Vĩnh Phúc đã đón 20.000 lượt người về quê, không để xảy ra lây nhiễm cộng đồng. Ngoài việc kêu gọi xã hội hóa để đưa người dân về bằng máy bay, tỉnh còn thực hiện triệt để phương châm mỗi xã, huyện, thành phố phải chuẩn bị đội xe túc trực để đón người dân bất cứ lúc nào. Nếu người dân về bằng máy bay đến sây bay Nội Bài, các xã, huyện cử xe đến đón; trường hợp người dân tự di chuyển thì đón dọc đường.
Người dân về đến địa bàn Vĩnh Phúc đều được đưa đi cách ly tập trung, miễn phí.
Ở góc nhìn chuyên gia , TS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, Đại học Sydney (Australia), đề xuất lúc này nên ưu tiên phân bổ vaccine để tiêm ngay cho người từ 50 tuổi tại các tỉnh, thành có nhiều người về quê.
Người dân Vĩnh Phúc từ TP HCM và các tỉnh phía Nam về đến sân bay Nội Bài, tháng 9/2021. Ảnh: CTV
"Hiện một số tỉnh, thành đã phủ xong mũi một vaccine cho toàn bộ dân số. Trong trường hợp vẫn thiếu vaccine, nên tạm hoãn tiêm mũi hai ở các địa phương này để ưu tiên vaccine cho người từ 50 tuổi ở các tỉnh nguy cơ cao. Đây chưa phải cách tối ưu nhưng cần thiết để tránh quá tải y tế cho các tỉnh đó", bà Thu Anh nói.
TS Nguyễn Thu Anh khuyến cáo chỉ nên cách ly tập trung những người về quê nếu địa phương đảm bảo sinh hoạt cho họ và không lây nhiễm chéo. "Với số lượng hàng nghìn người đổ về cùng một thời điểm, chắc chắn các khu cách ly tập trung sẽ quá tải. Vì vậy, các địa phương cần sẵn sàng phương án cách ly người dân tại nhà", bà nói.
Chuyên gia này cho rằng các địa phương cần củng cố hệ thống y tế tuyến xã, huyện để điều trị F0 triệu chứng nhẹ, chỉ trường hợp nặng mới chuyển lên tuyến trên. Bệnh viện các tuyến chuẩn bị oxy, máy đo độ bão hòa oxy, thuốc cơ bản... "Các bệnh viện công lập, thủ tục mua sắm trang thiết bị mất nhiều thời gian, nên đây là việc cần chuẩn bị sớm", bà Thu Anh nói.
Bộ Y tế nên phân công mỗi bệnh viện Trung ương đảm nhiệm hỗ trợ một vài tỉnh tăng cường năng lực cấp cơ sở, như xây dựng trạm cấp cứu F0, tập huấn điều trị F0 tại nhà... Việc chuẩn bị này nhằm ứng phó tốt nhất với mọi tình huống có thể xảy ra, bởi khi dịch bệnh bùng phát, tốc độ lây lan nhanh, việc đầu tư nâng cấp hệ thống y tế sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến tình trạng "không kịp trở tay".
Với người dân, bà Thu Anh khuyến nghị sau khi về quê cần tự giác phòng chống dịch, hạn chế hoạt động xã hội để chung tay với ngành y tế ngăn nguy cơ dịch bệnh bùng phát.
Nhân viên y tế xét nghiệm cho người dân tại cửa ngõ TP HCM, trước khi về quê, ngày 1/10. Ảnh: Quỳnh Trần
PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng nếu các tỉnh giám sát y tế chặt chẽ thì việc người dân về quê sẽ khó dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh. "Năng lực y tế các địa phương có quá tải hay không còn tùy thuộc vào khả năng giám sát, kiểm soát những người nguy cơ. Nếu linh hoạt việc cách ly, điều trị F0 theo thực tế địa bàn, sẽ hạn chế nguy cơ", ông Nga nhận định.
Hiện nay, nhiều địa phương đang trưng dụng trường học, ký túc xá... làm nơi cách ly tập trung, không đảm bảo an toàn, dễ lây nhiễm chéo. Vì vậy, ông Nga đề xuất chỉ nên cách ly tại nhà với những người về quê. Người đã tiêm vaccine thì rút ngắn thời gian hoặc chỉ cần theo dõi sức khỏe, thực hiện nghiêm 5K.
Trước đó, theo thống kê của Bộ Y tế, từ ngày 1 đến 9/10, tại 43 tỉnh, thành đã ghi nhận 180.000 người từ TP HCM và các tỉnh phía Nam về quê, hơn 1.031 người xét nghiệm dương tính Covid-19.
Người dân Nghệ An từ phía Nam tự phát về quê cách ly thế nào? UBND tỉnh Nghệ An giao cho các sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch đón, cách ly những công dân tự phát trở về quê, phân loại theo nhóm tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay chưa. Một bé sơ sinh 20 ngày tuổi quê tỉnh Lào Cai được người thân che mưa tại điểm chốt cầu Bến Thủy 2, Nghệ...