Sếp an ninh Benghazi bị ám sát
Người đứng đầu cơ quan an ninh tại thành phố Benghazi, miền đông Libya đã bị ám sát vào tối 20.11, không lâu sau khi ông nhận nhiệm vụ mới.
Theo báo Telegraph ngày 21.11, ông Fraj al-Dersi đã hứng ba viên đạn sau khi các tay súng lạ mặt ẩn nấp trong một chiếc xe hơi xả súng liên hồi vào nhà ông.
Ông al-Dersi qua đời ngay sau khi được đưa đến trung tâm y tế ở thành phố Benghazi, một quan chức địa phương tiết lộ.
Lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi sau khi bị tấn công hôm 11.9 – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Ông al-Dersi đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo cơ quan an ninh ở thành phố Benghazi ngay sau vụ tấn công đẫm máu nhằm vào lãnh sự quán Mỹ ở đây vào hôm 11.9, làm thiệt mạng Đại sứ Mỹ tại Libya Chris Stevens và 3 người Mỹ khác.
Báo Telegraph cho hay, ông al-Dersi từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới chế độ của Muammar Gaddafi trước khi gia nhập lực lượng nổi dậy chống lại chính quyền lúc bấy giờ.
Nhiều vụ ám sát gần đây ở miền đông Libya, hầu hết là nhằm vào các quan chức cảnh sát và quân đội từng phục vụ dưới thời ông Gaddafi, được cho là do các tay súng Hồi giáo cực đoan thực hiện.
Theo TNO
'Chiến tranh trên mạng' nổ ra vì bầu cử Mỹ
Trong khi hai ứng viên tổng thống Mỹ Obama và Romney cố thuyết phục cử tri trong những giờ cuối cùng trước bầu cử, fan của hai ông mở một cuộc chiến dữ dội trên mạng Twitter.
Sử dụng các cụm từ khóa #WhyImNotVotingForObama và #WhyImNotVotingForRomney, người dùng mạng cũng có những nỗ lực cuối cùng nhằm vét phiếu ủng hộ cho người mà họ yêu thích.
Một người giải thích lý do sẽ không bỏ phiếu cho Obama viết: #WhyImNotVotingForObama Because Christopher Stevens, Sean Smith, Glen Doherty, Tyrone Woods, và Brian Terry đều sẽ không thể bỏ phiếu!". Cô này nhắc đến tên của những người Mỹ, trong đó có đại sứ, bị giết trong vụ tấn công ngày 11/9 ở lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi, Libya, và tên một binh sĩ biên phòng Mỹ bị bắn chết năm 2010 gần biên giới với Mexico.
Cả hai vụ việc nêu trên đều khiến chính phủ của tổng thống Obama đau đầu bởi bị chỉ trích mạnh mẽ. Trong vụ ở Benghazi, câu hỏi đặt ra là liệu có phải chính phủ ít chú ý tới việc đảm bảo an ninh cho nhân viên Mỹ ở đó hay không, theo AFP
"#WhyImNotVotingForRomney Toi không muốn bầu cho một người mà công việc chính của ông ta là xuất khẩu việc làm sang Trung Quốc và Ấn Độ", một người phản đối Romney viết.
Trung Quốc là một trong những chủ đề được nhắc nhiều suốt quá trình tranh cử ở Mỹ. Ông Obama tố cáo đối thủ của mình đã ưu tiên đầu tư vào những công ty đi tiên phong trong việc thuê ngoài, chuyển công ăn việc làm từ Mỹ sang Trung Quốc, thời ông Romney còn làm cho quỹ đầu tư Bain Capital.
Một số chủ đề khác cũng được đưa ra trong cuộc chiến ngôn từ trên mạng, trong lúc chỉ còn chưa đầy 48 giờ nữa "cuộc chiến" chính thức để giành Nhà Trắng khai màn.
"#WhyImNotVotingForRomney bởi không một người đàn ông nào có quyền nói với một phụ nữ rằng cô ta có thể hay không thể làm gì với cơ thể của chính cô ta", một người dùng khác viết, và dòng twitter này được đăng lại tới 1.700 lần.
Theo thống kê của Twitter, cụm từ chống Romney đang đứng đầu danh sách các từ khóa dùng nhiều nhất trong ngày qua, trong khi cụm từ chống Obama là một trong những chủ đề được bàn luận nhiều nhất. Mức độ phổ biến của các cụm từ cũng tùy thuộc từng địa phương. Chẳng hạn, tại bang Texas thành trì của đảng Cộng hòa, hashtag chống Obama rất phổ biến trong khi tại San Francisco, từ khóa chống Romney được dùng nhiều hơn.
Theo VNE
Lybia bắt giữ 50 nghi phạm tấn công lãnh sự quán Mỹ Ngày 16/9, chủ tịch quốc hội Lybia khẳng định nước này đã bắt giữ khoảng 50 người có liên quan đến vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ hồi tuần trước. Vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi vừa qua diễn ra đồng thời với các vụ biểu tình của người dân Lybia sau khi một đoạn video trong...