Sếp Amazon Jeff Bezos dự định trao tặng gần hết số tài sản làm từ thiện
Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos dự định trao tặng gần hết số tài sản 124 tỷ USD trong suốt quãng đời của mình.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN, Jeff Bezos cho biết, sẽ cống hiến phần lớn gia tài cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và ủng hộ những người có thể đoàn kết nhân loại. Dù thông tin còn ít ỏi, đây là lần đầu tỷ phú thông báo kế hoạch quyên tặng của mình. Giới phê bình chỉ trích ông vì không ký Giving Pledge, thỏa thuận đóng góp hầu hết tài sản cho mục đích từ thiện của hàng trăm người giàu nhất hành tinh.
Đồng hành cùng nhà sáng lập Amazon trong buổi phỏng vấn có bạn gái Lauren Sanchez. Cả hai lần đầu phỏng vấn cùng nhau kể từ khi bắt đầu hẹn hò năm 2019.
Thách thức lớn nhất của cả hai là tìm ra cách “cho đi” số tiền khổng lồ. Bezos từ chối đưa ra con số % hay thông tin chi tiết về kế hoạch.
Jeff Bezos (trái) và Lauren Sanchez. (Ảnh: CNN)
Dù là người giàu thứ 4 thế giới theo bảng xếp hạng của Bloomberg, Bezos chưa bao giờ đặt ra con số cụ thể số tiền sẽ quyên tặng trong suốt cuộc đời. Bezos cam kết chi 10 tỷ USD trong 10 năm, hay 8% tài sản ròng hiện nay, cho quỹ Bezos Earth Fund mà bạn gái làm đồng chủ tịch. Một trong số các ưu tiên hàng đầu của quỹ là giảm khí thải carbon từ xi măng và thép xây dựng; thúc đẩy các cơ quan tài chính xem xét rủi ro liên quan đến khí hậu; cải tiến công nghệ lập bản đồ và dữ liệu để theo dõi khí thải carbon; xây dựng các “bể chứa carbon” thực vật quy mô lớn.
Tuy không còn là CEO Amazon, Bezos vẫn tham gia quá trình “xanh hóa” công ty. Amazon nằm trong số hơn 300 công ty cam kết giảm khí thải carbon đến năm 2040 theo các nguyên tắc của Thỏa thuận Khí hậu Paris. Ông so sánh chiến lược thiện nguyện của mình với nỗ lực xây dựng cỗ máy thương mại điện tử và điện toán đám mây, thứ biến Amazon thành “đế chế” của làng công nghệ và biến ông trở thành một trong những người quyền lực nhất.
Bezos cho rằng có thể sa vào nhiều thứ không hiệu quả và cần phải có những người sáng suốt trong đội nhóm của mình. Cách tiếp cận của ông trái ngược với vợ cũ – MacKenzie Scott, người gần đây trao tặng gần 4 tỷ USD cho 465 tổ chức trong chưa đầy một năm.
Video đang HOT
Nhà sáng lập Amazon còn nhắc đến câu chuyện suy thoái. Ông đưa ra lời khuyên chung cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, đó là hoãn các mặt hàng giá trị mà họ đang để mắt. Với các công ty, điều này đồng nghĩa nên giảm tốc độ thâu tóm và chi phí vốn. “Hãy bỏ qua một số rủi ro. Giữ lại một chút tiề mặt. Chỉ cần giảm thiểu rủi ro một chút cũng tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp nhỏ nếu chúng ta thực sự tiến sâu vào các vấn đề kinh tế nghiêm trọng hơn”, ông nói.
Bill Gates tuyên bố quyên tặng 20 tỷ USD làm từ thiện, đâu mới là mục đích thực sự phía sau?
Nhà sáng lập Microsoft sẽ chuyển 20 tỷ USD vào Quỹ Bill & Melinda Gates trong tháng này.
Bill Gates, người từng giàu nhất thế giới và là nhà sáng lập tập đoàn Microsoft, vừa đưa ra một tin tức gây chấn động.
Hôm 13/7, ông đã chia sẻ trên Twitter rằng mình sẽ cho đi 20 tỷ USD trong tháng này và cho đi tất cả tài sản của mình trong tương lai. Đích đến của số tiền là Quỹ Bill & Melinda Gates, tổ chức từ thiện do ông và vợ cũ điều hành, để làm nhiều dự án từ thiện hơn. Ông nói thêm rằng điều này sẽ khiến ông bị trượt dần xuống trong danh sách những người giàu có, cho đến khi bị loại bỏ khỏi danh sách hoàn toàn.
Theo Bloomberg, Bill Gates đang đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh, với tổng tài sản khoảng 113 tỷ USD. Sau khi khoản tiền 20 tỷ USD được chuyển giao, ông dự kiến sẽ tụt xuống vị trí thứ 9, xếp sau tỷ phú Warren Buffet, người đang sở hữu khối tài sản 96,7 tỷ USD.
Tuyên bố dùng hết tài sản làm từ thiện của Bill Gates.
Trên Twitter, ông giải thích mục đích hành động của mình. Đó là "nghĩa vụ phải trả lại nguồn lực mà ông có cho xã hội", đồng thời kêu gọi các tỷ phú khác cùng tham gia vào con đường "lan tỏa sự giàu có" của mình.
Vị tỷ phú này cũng chia sẻ thêm về lịch sử cống hiến cho quỹ Quỹ Bill & Melinda Gates mà ông cùng vợ cũ đã tạo ra vào năm 2000. Quỹ này đã cho đi hơn 39 tỷ USD kể từ năm 1994, theo biểu đồ. "Vị thần chứng khoán" Warren Buffett cũng đã tham gia quỹ này từ năm 2006. Cho đến nay, Buffett đã quyên góp tổng cộng 35,7 tỷ USD cho quỹ này.
Sau khi nhận số tiền quyên góp 20 tỷ USD nói trên, tổng tiền tài trợ của Quỹ Gates sẽ đạt 70 tỷ USD. Quỹ sau đó sẽ tăng mạnh việc chi tiêu, từ gần 6 tỷ USD mỗi năm hiện nay lên 9 tỷ USD mỗi năm vào năm 2026. Khoản quyên góp này cũng sẽ ghi công ông và vợ cũ đã quyên góp từ thiện số tiền lên tới 55 tỷ USD, biến họ trở thành nhà từ thiện lớn nhất trong lịch sử.
Ly hôn nhưng không quên từ thiện
Năm 2021, Bill Gates và Melinda chính thức ly hôn. Cả hai có mối quan hệ chặt chẽ với nhau khi họ cùng quản lý Quỹ Gates. Vì vậy, sự tan rã của cặp đôi này được cho là có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của quỹ, vốn từng thu hút sự chú ý của toàn cầu.
Nhưng hiện tại, thực tế chứng minh không có sự khác biệt rõ ràng trước và sau cuộc ly hôn này. Bản thân Bill Gates cũng nói rằng cho đến nay, tình hình hoạt động của quỹ vẫn rất tốt và tất cả các bằng chứng đều cho thấy cả hai luôn có thể điều hành nó cùng với nhau.
Ngoài việc tiếp tục đảm nhận vai trò đồng chủ tịch Quỹ Gates, bà Melinda cũng đang bận rộn với công việc kinh doanh riêng. Bà đã thành lập Pivotal Ventures, một công ty ươm mầm đầu tư, vào năm 2015 để thúc đẩy khởi nghiệp ở Mỹ. Tuy nhiên thời gian gần đây bà đang dành sự tập trung nhiều hơn vào hoạt động từ thiện của mình.
Bill Gates cho biết quỹ Gates sẽ tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực đầu tư cốt lõi là y tế, giáo dục, bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo.
Bill Gates và vợ cũ Melinda.
Các quỹ từ thiện cũng có thể được sử dụng để đầu tư
Sự hào phóng của Bill Gates thu hút sự chú ý của đông đảo cộng đồng mạng, cũng như thu hút nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này.
Mặc dù nhận được nhiều sự khen ngợi, nhưng cũng có những ý kiến trái chiều nói rằng đó thực ra là một động thái tránh thuế. Ở Mỹ, người giàu có thể tránh phải trả các khoản thuế bất động sản cao khi con cái họ thừa kế tài sản của họ bằng cách quyên góp cho các quỹ từ thiện, sau đó để con cái của họ làm cổ đông đứng sau quỹ.
Và ngoài hoạt động từ thiện, Quỹ Gates còn tự đầu tư. Năm 2003, quỹ này nhận được khoản thù lao đầu tư là 3,9 tỷ USD với số tiền quyên góp là 26,8 tỷ USD.
Ngoài ra, theo luật của Mỹ, miễn là số tiền quyên góp hàng năm của quỹ từ thiện vượt quá 5% số vốn quyên góp, 95% còn lại có thể được sử dụng để đầu tư và chúng được miễn thuế. Điều này cũng có nghĩa là các quỹ từ thiện ở Mỹ chỉ cần bỏ ra 5% chi tiêu cố định hàng năm, và sau đó có thể sử dụng toàn bộ số tiền còn lại để giành được lợi nhuận từ các khoản đầu tư lớn hơn.
Cũng vì "cửa sau" nổi tiếng này mà khi mang tiếng "làm từ thiện", Bill Gates thường không tránh khỏi các nghi vấn là "kẻ trốn thuế đại tài".
Tài sản các tỷ phú thế giới giảm mạnh Từ đầu năm đến nay, tài sản của CEO Tesla đã giảm 71,7 tỷ USD trong bối cảnh thị trường chứng khoán đỏ lửa trên diện rộng. Trong ngày 23/2, tài sản của Elon Musk giảm 13,3 tỷ USD xuống còn 198,6 tỷ USD. Điều đó đồng nghĩa không còn tỷ phú nào sở hữu tài sản ròng trên 200 tỷ USD. Từ...