SeABank hỗ trợ doanh nghiệp XNK nông lâm ngư nghiệp Việt- Nhật
Tập đoàn BRG ( BRG Group), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và Michinoku Bank (Nhật Bản) vừa ký kết Hợp tác thúc đẩy doanh nghiệp xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản”.
Theo đó, Tập đoàn BRG và SeABank sẽ hợp tác với Michinoku Bank trao đổi thông tin văn hoá xã hội và kinh tế; cung cấp các thông tin về đầu tư giữa hai nước, nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông lâm ngư nghiệp giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
Về phía SeABank sẽ hợp tác với Michinoku Bank trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng, giới thiệu, bán chéo sản phẩm.
Bên cạnh đó, các bên sẽ giới thiệu các khách hàng uy tín có mong muốn giao dịch thương mại hoặc đầu tư vào đất nước của bên kia dựa theo yêu cầu cụ thể của khách hàng cũng như hỗ trợ tối đa các khách hàng trong các giao dịch này.
Thoả thuận hợp tác giữa Tập đoàn BRG, SeABank và Michinoku Bank thể hiện nguyện vọng của các bên cùng phát triển quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu của các bên trong tâm trí khách hàng.
Thành lập từ năm 1921, Michinoku Bank là ngân hàng có bề dày kinh nghiệm hoạt động tại Nhật Bản. Tính đến hết tháng 3/2015, Michinoku Bank có tổng tài sản gần 2.200 tỷ Yên, tổng huy động gần 1.900 tỷ Yên và dư nợ gần 1.400 tỷ Yên.
Khởi tạo từ năm 1993, BRG là tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu, với các chuẩn mực của quốc gia và khu vực, cung cấp các dịch vụ chất lượng, hoàn hảo trong các lĩnh vực Bất động sản, Khách sạn, nghỉ dưỡng, Sân golf, Thương mại, bán lẻ, sản xuất…, sở hữu các thương hiệu như Intimex Việt Nam với chuỗi siêu thị trên toàn quốc và các nhà máy cung cấp ra thị trường những sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu, chuỗi khách sạn 5 sao mang thương hiệu Hilton và hàng loạt các dự án bất động sản, nghỉ dưỡng ở các vùng trọng điểm trên cả nước…
Thành lập từ năm 1994, SeABank đã đạt được thành tựu phát triển ấn tượng với vốn điều lệ gần 5.500 tỷ đồng, tổng tài sản gần 85.000 tỷ đồng và mạng lưới 160 điểm giao dịch, phục vụ gần 700.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại 25 tỉnh thành phố lớn trên toàn quốc.
Video đang HOT
Đặc biệt, SeABank đã được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng trong Nhóm các tổ chức tín dụng có hoạt động lành mạnh, tăng trưởng vững chắc và được tiếp tục phát triển ổn định.SeABank cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn, tối ưu hóa lợi ích cho từng đối tượng khách hàng và cổ đông, đảm bảo phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Ngọc Minh
Theo_VietNamNet
Góc nhìn kỹ thuật phiên 25/7: Có cơ hội xuất hiện nhịp hồi phục ngắn
Về mặt xu hướng, VN-Index vẫn đang giữ được xu hướng uptrend ngắn hạn khi vùng hỗ trợ 640-645 điểm chưa bị phá vỡ. Sau khi hồi phục từ vùng đỉnh cũ, đường giá đang có cơ hội xuất hiện nhịp hồi phục ngắn trong những phiên đầu tuần.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS
ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 25/7.
CTCK Bảo Việt - BVSC
VN-Index hình thành cây nến đỏ đặc dài có bóng dưới dài hơn thân nến. Đường giá đã xuyên thủng đường SMA20 và lui về vùng hỗ trợ 640-645 điểm. Phản ứng hồi phục đã xuất hiện từ vùng đỉnh cũ này giúp đường giá kết thúc tuần ở ngay sát dưới đường SMA20. Điều này cho thấy, dòng tiền bắt đáy đã bắt đầu hướng sự chú ý trở lại thị trường khi nhiều cổ phiếu có dấu hiệu bị bán quá đà. Tuy vậy, việc thanh khoản tăng vượt lên mức trung bình, trong khi độ rộng thị trường bị bao phủ hoàn toàn bởi sắc đỏ phần nào cho thấy tâm lý thận trọng, bi quan vẫn đang đóng vai trò chủ đạo. Điều này có thể khiến áp lực bán tiếp tục gia tăng trong tuần này.
Về mặt xu hướng, VN-Index vẫn đang giữ được xu hướng uptrend ngắn hạn khi vùng hỗ trợ 640-645 điểm chưa bị phá vỡ. Sau khi hồi phục từ vùng đỉnh cũ, đường giá đang có cơ hội xuất hiện nhịp hồi phục ngắn trong những phiên đầu tuần. Tuy nhiên, trong kịch bản tiêu cực, chỉ số tiếp tục suy giảm và phá vỡ ngưỡng 640, thì xu hướng tăng ngắn sẽ bị phủ nhận và đích đến kế tiếp của VN-Index sẽ nằm tại 625-628 điểm.
Trên khung thời gian intraday, 4 cây nến đỏ đặc dài liên tiếp được hình thành khiến dải BB bung nén và đẩy đường giá xuyên thủng vùng hỗ trợ trong phiên 650-655 điểm. Nguy cơ sụt giảm mạnh của VN-Index đang dần hiện hữu, tuy nhiên, một số dấu hiệu phân kỳ của chỉ báo STO và đường giá đã xuất hiện. Điều này khiến để ngỏ khả năng tăng điểm và thử thách vùng cản 655-658 điểm của chỉ số trong phiên đầu tuần.
Trên đồ thị tuần, sau khi bứt phá qua vùng đỉnh cũ 645, VN-Index đang có xu hướng dao động đi ngang với những cây nến tăng giảm đan xen ngay sát trên vùng đỉnh này. Xu hướng tăng vẫn được đánh giá cao trong trung hạn, tuy nhiên, một nhịp điều chỉnh tích lũy kéo dài vài tuần cần được tính đến khi các chỉ báo dao động đang lần lượt rời khỏi vùng quá mua. Vùng kháng cự gần nằm tại 655-660 điểm 670-675 điểm. Vùng hỗ trợ gần nằm tại 640- 645 điểm và 625-630 điểm.
CTCK BIDV - BSC
Thị trường tiếp tục giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch 22/7, liên tục xuyên qua vùng hỗ trợ 645-650 và tiệm cận hỗ trợ mạnh 640, rồi hồi phục trong phiên, đóng cửa ở mức 649,9 điểm (-1,5%). Khối lượng giao dịch tăng khá lên trên mức trung bình 10 phiên.
Theo đó, bên cạnh MFI, PSAR, MACD tiếp tục cho tín hiệu xấu trong ngắn hạn từ phiên 21/7, RSI đã cắt xuống đường trendline trong phiên 22/7. Dù vậy, VN-Index nhiều khả năng sẽ có nhịp hồi phục trong phiên giao dịch 25/7 khi đang được hỗ trợ tốt bởi mây Ichimoku cũng như vùng 640-645. Nhà đầu tư lưu ý kháng cự tiếp theo của VN-Index nằm ở 660.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS
CTCK FPT - FPTS
Phiên giao dịch ngày 22/7 đã khép lại tuần biến động tiêu cực của VN-Index, chỉ số đóng cửa giảm 2,21% so với mức đóng cửa cuối tuần trước còn 649,87 điểm. Chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp đã khiến VN-Index nhanh chóng lùi về khu vực hỗ trợ của SMA 20 ngày tại 650 điểm. Phiên giảm ngày 22/7 được coi như tín hiệu xác nhận một xu thế giảm có khả năng hình thành trong ngắn hạn.
Điểm tích cực là cầu giá thấp được kích hoạt tại thời điểm VN-Index giảm sâu về sát mốc 640 điểm, góp phần nâng đỡ xu hướng và giúp thu hẹp biên độ giảm của chỉ số. Theo đó, khối lượng giao dịch mặc dù tăng trong phiên giảm, nhưng mang hàm ý về sự hấp thụ khối lượng của bên mua và đồng thời nhấn mạnh vai trò của mốc 640 điểm trong trường hợp đà giảm tiếp diễn.
Về chỉ báo, các nhóm chỉ báo chậm (có độ tin cậy cao) gồm MACD, RSI tiếp tục đưa ra tín hiệu tiêu cực hơn trong ngắn hạn. Với những dấu hiệu này, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục quá trình điều chỉnh để tìm kiếm điểm hỗ trợ đủ mạnh. Dựa trên xung lực giảm đang gia tăng và đặc biêt là dấu hiệu xuyên cắt của chỉ số xuống dưới đường MA20, kỳ vọng sự hỗ trợ tại khu vực 650 điểm là không lớn và mang yếu tố kỹ thuật là chủ yếu. Theo đó, mục tiêu 630- 640 điểm được đánh giá cao hơn với sự hiện diện cửa đường xu hướng vẽ từ đáy 513 điểm, đường MA50 trung hạn và mức Fibo 61,8% (hoàn bù nhịp tăng 600 - 681điểm).
CTCK MB - MBS
Về mặt kỹ thuật, nếu tính vùng điểm thấp nhất mà các chỉ số hình thành trong tuần vừa qua so với với đỉnh của tuần trước nữa thì VN-Index đã giảm 6,02% và HNX-Index giảm 5,68%, trong đó nhiều cổ phiếu cả bluechip, midcap và penny đã có mức giảm từ 10-20%, cá biệt có nhiều cổ phiếu tăng nóng thời gian qua đã giảm từ 25-40%,. Thực tế này giải thích cho hiện tượng dòng tiền trở lại bắt đáy khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần 22/7. Với diễn biến thị trường như vậy, nhiều khả năng các chỉ số nói chung và mặt bằng giá cổ phiếu nói riêng có thể có các phiên hồi phục kỹ thuật ngắn hạn và diễn biến hồi phục này cần được thận trọng đánh giá trong tuần này.
Về chỉ số, HNX-Index tạo ra hiệu ứng tiêu cực khi đã giảm qua cả đường MA20 ngày và đường kênh tăng giá hình thành từ đầu năm tới nay, tuy nhiên, điểm tích cực là VN-Index vẫn duy trì sát đường MA20 ngày, mặc dù giảm khá trong tuần. Sự phân hóa của 2 chỉ số cũng phần nào cho thấy, trạng thái phân hóa chung của thị trường hiện nay và các chiến lược giao dịch cần duy trì thận trọng với các diễn biến này. Nhà đầu tư cơ cấu danh mục cân bằng, không mua đuổi giá khi thị trường hồi phục, hạn chế dùng margin tỷ lệ cao và có thể xem xét giảm tiếp tỷ trọng cổ phiếu khi nhịp hồi phục của thị trường có tín hiệu suy yếu.
CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS
VN-Index hình thành cây nến đỏ với thân nến dài rơi xuống dưới dải upper bollinger. Thanh khoản cả tuần tuy vậy không tăng mạnh, thấp hơn so với 2 tuần tăng trước đó. Trạng thái giằng co tiếp tục diễn ra. RSI đang cho tín hiệu cắt xuống đường 70, MACD cũng cho tín hiệu suy yếu trong ngắn hạn. Vùng hỗ trợ 630- 640 điểm. Vùng kháng cự 660 điểm.
HNX-Index hình thành cây nến đỏ, thân nến dài giảm xuống dưới dải upper bollinger, bóng nến dưới chạm MA100 và bật lên. RSI cắt xuống đường 70, xu hướng ngắn hạn không được tích cực, tuy nhiên về trung hạn, xu hướng tăng vẫn đang khá vững. Thanh khoản duy trì ở mức thấp sau tuần giao dịch. Vùng hỗ trợ 83 điểm. Vùng kháng cự 85 điểm.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Góc nhìn kỹ thuật phiên 21/7: Xu thế giảm có thể tiếp diễn Xu thế giảm có thể sẽ tiếp diễn trong các phiên kế tiếp, khi mà kỳ vọng ngắn hạn bị thay thế bằng tâm lý e ngại khả năng đổ vỡ của ngưỡng hỗ trợ. Dấu hiệu xu hướng có thể sẽ tiêu cực hơn nếu như thanh khoản có chiều hướng gia tăng vượt lên mốc bình quân 20 phiên trong các...