Sẽ xử phạt công khai nhà mạng không xử lý SIM rác
Lãnh đạo Bộ TT-TT khẳng định cần phải sạch thông tin thuê bao để tránh gây hệ lụy cho xã hội, không thể để người dân phải chịu gánh nặng này.
Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), chiều 29/8, bảy nhà mạng bao gồm VNPT, Viettel, MobiFone, Vietnamobile, Local, Itel và Gmobile đã cùng ký thỏa thuận cam kết ngăn chặn và xử lý cuộc gọi rác và kế hoạch quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn, xử lý SIM có dấu hiệu vi phạm.
Tại buổi lễ, đại diện các doanh nghiệp viễn thông đều thể hiện sự quyết tâm trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn và xử lý cuộc gọi rác, đảm bảo quyền lợi khách hàng.
Các nhà mạng cam kết chung tay chặn SIM rác.
Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Đức Long, cuộc gọi rác còn được hiểu là những cuộc gọi không mong muốn, gây phiền nhiễu đến người dùng, thậm chí là lừa đảo. Đây đa phần là những cuộc gọi từ số máy chưa được định danh.
Dù vậy, thực tế cho thấy nhiều người dùng vẫn cần thông tin từ các cuộc gọi quảng cáo, việc quảng cáo dịch vụ cũng là nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp. Để làm điều này, các thuê bao thực hiện quảng cáo cần phải được đăng ký định danh, hiện đã có đầy đủ hành lang pháp lý cho việc này. Nếu các cuộc gọi được định danh, đó sẽ không còn là cuộc gọi rác.
Video đang HOT
“Khi đối tượng xấu sử dụng các SIM này để đi lừa đảo, trách nhiệm nhà mạng ở đâu trong việc này? Nhà mạng cần doanh thu, nhưng cũng không cần doanh thu từ những thuê bao phát tán cuộc gọi rác, tin nhắn rác. Vì vậy, nhà mạng phải có trách nhiệm với xã hội và chung tay giải quyết vấn nạn này. Người sử dụng có trách nhiệm phối hợp để xác thực thông tin thuê bao chính chủ, việc này thực hiện rất thuận tiện thông qua các hình thức trực tuyến ( video call), tại quầy giao dịch và hotline hỗ trợ của nhà mạng”, ông Long nhấn mạnh.
Đặc biệt, lãnh đạo Bộ TT-TT khẳng định “sẽ kiên quyết thanh tra và xử phạt công khai những nhà mạng không nghiêm túc thực hiện việc xử lý SIM rác. Làm sạch thông tin thuê bao để tránh gây hệ lụy cho xã hội, không thể để người dân phải chịu gánh nặng này”.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Viễn thông, để giải quyết cuộc gọi rác, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan quản lý và các nhà cung cấp dịch vụ, cần phải có sự chung tay của người dùng.
“Người dùng di động Việt phàn nàn khi nhận cuộc gọi rác là đúng. Tuy nhiên, khi nhà mạng gửi tin nhắn hỏi cuộc gọi họ vừa nhận có phải cuộc gọi rác hay không, tỷ lệ phản hồi rất thấp. Điều này đã gây ra những khó khăn với nhà mạng cũng như cơ quan quản lý trong quá trình xác định nguồn phát tán cuộc gọi rác”, ông Thắng nói.
Ông Thắng cho biết thêm rằng để ngăn chặn triệt để cuộc gọi rác, chỉ các giải pháp kỹ thuật là chưa đủ. Tỷ lệ phản hồi của khách hàng chính là cơ sở, căn cứ để nhà mạng tìm ra và chặn đứng cuộc gọi rác.
Nhà mạng sẽ gửi tin nhắn để người dùng có thể trực tiếp phản hồi. Chính người dùng sẽ quyết định một thuê bao có phải là thuê bao thực hiện cuộc gọi rác hay không. Các nhà mạng sau đó sẽ xử lý các thuê bao này dựa trên quy định đã có.
Đối với vấn đề quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn, xử lý SIM có dấu hiệu tồn kênh, đây là những SIM đã được kích hoạt nhưng chưa sử dụng và có khả năng bị sử dụng vào mục đích xấu.
Xác thực thông tin thuê bao để giải quyết dứt điểm tình trạng dùng SIM rác, nặc danh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Công an và Bộ TT&TT hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông xác thực thông tin thuê bao nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng SIM rác, SIM nặc danh.
Ngày 16/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tiếp tục chủ trì cuộc họp về kết nối thông tin thuê bao (trừ thông tin mật) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết tình trạng sử dụng SIM rác. Thông báo truyền đạt kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp này vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 4/7.
Văn phòng Chính phủ cho hay, kết luận cuộc họp ngày 16/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, trong những năm qua, các doanh nghiệp viễn thông đã tập trung phát triển, cung cấp thuê bao với tốc độ nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu sở hữu thuê bao của xã hội.
Việc tăng trưởng số lượng thuê bao "nóng" với các giải pháp kiểm soát thủ công kéo theo tình trạng lạm dụng các tài khoản SIM rác, SIM nặc danh để lừa đảo, gây rối trật tự xã hội, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân. Bộ Công an, Bộ TT&TT đã thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này, tuy nhiên chưa triệt để.
Hiện nay, với thực tế nhu cầu dần trở nên bão hòa, Cở sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã sẵn sàng cho việc kết nối, khai thác để xác thực thông tin, cần thiết phải triển khai các biện pháp dứt khoát rà soát, khắc phục tình trạng lạm dụng SIM rác, SIM nặc danh để quản lý xã hội minh bạch, bảo vệ quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Cần thiết phải triển khai các biện pháp dứt khoát rà soát, khắc phục tình trạng lạm dụng SIM rác, SIM nặc danh
Phó Thủ tướng cũng ghi nhận mong muốn được hỗ trợ kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực, làm sạch thông tin thuê bao và nỗ lực của các doanh nghiệp viễn thông trong công tác quản lý thuê bao, xác minh tính chính xác của các thuê bao thời gian qua. Thời gian tới, đề nghị các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, bảo đảm quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Giao Bộ Công an, Bộ TT&TT theo đúng chức năng quản lý nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông xác thực thông tin thuê bao nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng SIM rác, SIM nặc danh.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý: Không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông và các ngành, nghề kinh doanh có liên quan, tăng cường ứng dụng CNTT, chia sẻ dữ liệu để hỗ trợ việc xác thực, hạn chế yêu cầu người dân phải thực hiện khai báo lại. Lộ trình triển khai thực hiện theo chỉ đạo tại thông báo 174 ngày 15/6/2022 của Văn phòng Chính phủ.
Bộ Tài chính được giao phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu đề xuất của các nhà mạng về phương án tính phí khai thác thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phù hợp với mức thu nhập của người dân, đồng thời tiết kiệm chi phí của người dân, doanh nghiệp.
Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ đề xuất giải pháp kết nối sử dụng dữ liệu dân cư khắc phục tình trạng sử dụng tài khoản ngân hàng, số thuê bao điện thoại không chính chủ; tạo lập website, ứng dụng điện thoại, tài khoản mạng xã hội không đăng ký để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến "tín dụng đen".
Trước đó, trong kết luận cuộc họp ngày 1/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động khẩn trương phối hợp với các bộ: Công an, TT&TT kết nối thông tin thuê bao (trừ thông tin mật) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, tiến hành đối soát ngay dữ liệu SIM đang hoạt động, đảm bảo xác thực khớp đúng giữa 3 thành phần gồm thông tin của thuê bao đăng ký tại các doanh nghiệp viễn thông; thông tin cá nhân của thuê bao trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin người đang sử dụng/sở hữu/nắm giữ SIM thực tế, hoàn thành trước ngày 30/7.
Các doanh nghiệp viễn thông di động cũng được yêu cầu xây dựng kế hoạch, triển khai đối soát, cập nhật thông tin đối với số thuê bao đã được Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác định là có thông tin chưa chính xác theo quy định, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/9/2022.
Cục Viễn thông lên tiếng về việc nhà mạng chặn thuê bao số đẹp không được chuyển mạng Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng công bố công khai những gói cam kết, cách thức hủy gói trên website của mình để thuê bao tra cứu trước khi đăng ký chuyển mạng. Nhà mạng phải công bố công khai các gói cam kết, cách thức hủy gói trên website của mình để thuê bao tra cứu trước khi đăng...