Sẽ xử lý tiếp viên xe buýt TP.HCM ép sinh viên Trà Vinh mua vé không trợ giá
Sáng 5-10, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM cho biết đang tiếp tục làm việc, yêu cầu Công ty cổ phần Xe khách Sài Gòn giải trình sự việc ép sinh viên Trà Vinh mua vé không trợ giá.
Sinh viên bị thu 2 vé cho một hành trình di chuyển – Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo đại diện trung tâm, khi xác định được mức độ vi phạm của tiếp viên, đơn vị sẽ có hình thức xử phạt theo hợp đồng. Trung tâm cũng yêu cầu tài xế, tiếp viên phục vụ hành khách chu đáo, bán vé đúng quy định.
Trước đó, sinh viên Nguyễn Đức Thịnh đã đăng phản ánh trên mạng xã hội. Anh cho biết mới đây đã đón xe buýt tuyến 103 để về Bệnh viện Trưng Vương.
Tại đây, anh Thịnh nói mình là sinh viên nên tiếp viên đã xé vé xe buýt với giá 3.000 đồng/lượt (vé này đã được trợ giá).
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau khi tiếp viên xem kỹ thẻ sinh viên thì nói anh Thịnh là sinh viên Trường đại học Trà Vinh đi xe buýt ở TP.HCM thì không được hưởng ưu đãi như sinh viên ở TP.HCM. Tiếp viên tiếp tục xé cho anh Thịnh vé 6.000 đồng/lượt (vé không được trợ giá).
Anh Thịnh thắc mắc rằng tại sao không cộng tiếp số tiền vừa bán vào giá vé mới nhưng không được giải quyết.
Như vậy, trên hành trình di chuyển này, anh Thịnh đã chịu hai lần vé, tổng cộng là 9.000 đồng/lượt đi.
Tiếp nhận thông tin này, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM đã liên lạc với đơn vị đang khai thác tuyến 103 là Công ty cổ phần Xe khách Sài Gòn. Đơn vị này đã thừa nhận tiếp viên thu sai. Hiện trung tâm đã yêu cầu tiếp viên và công ty này làm giải trình cụ thể sự việc.
“Trung tâm xử lý nghiêm mọi vi phạm ảnh hưởng tới quyền lợi người dân. Tài xế, tiếp viên phải nắm rõ quy định phục vụ hành khách, quy định về trợ giá đảm bảo phục vụ hành khách đi lại thuận tiện”, vị đại diện trung tâm nói.
Trung tâm Vận tải hành khách công cộng cũng cho biết thêm, đối với các tuyến xe buýt có trợ giá, học sinh sinh viên khi lên xe phải xuất trình thẻ học sinh, thẻ sinh viên hoặc giấy tờ có liên quan để chứng minh.
Quy định không phân biệt hành khách là học sinh sinh viên ở TP.HCM hay ở các tỉnh thành khác, mà tất cả học sinh sinh viên đều được ưu đãi.
Ngoài ra, người cao tuổi cũng được hưởng các chính sách hỗ trợ giá vé để khuyến khích người dân tham gia vận tải hành khách công cộng.
8 sinh viên uống rượu không rõ nguồn gốc, 2 người tử vong, 6 người nguy kịch
8 sinh viên đến ăn và uống rượu tại một quán trên đường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức (TP.HCM). Sau đó 2 người tử vong và 6 người nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức đang tích cực điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sáng 6-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Bệnh viện Lê Văn Việt (TP Thủ Đức) cho biết khoảng 16h chiều 5-8, bệnh viện tiếp nhận 5 sinh viên nhập viện trong tình trạng nguy kịch, ngộ độc ethanol.
Trong đó, 1 bệnh nhân hôn mê sâu, tử vong sau 30 phút nhập viện, 2 bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu, 1 bệnh nhân nặng được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức.
Theo người nhà các bệnh nhân, 8 sinh viên nhậu cùng nhau và có uống một loại rượu không rõ nguồn gốc, sau khi về thì xuất hiện các triệu chứng nguy kịch.
Sáng cùng ngày, trao đổi với phóng viên, bác sĩ Trần Thanh Dũ - phó trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định - xác nhận tối 5-8, bệnh viện tiếp nhận 4 sinh viên nhập viện trong tình trạng ngộ độc ethanol, tiên lượng nguy kịch. Ngoài 2 sinh viên từ Bệnh viện Lê Văn Việt, còn có 2 sinh viên được người nhà trực tiếp đưa đến bệnh viện.
Các bệnh nhân gồm L.Q.T. (20 tuổi) hiện nằm ICU (hồi sức tích cực chống độc), đang thở máy, lọc máu và đã tỉnh, bệnh nhân T.T.G.M. (20 tuổi), đang lọc máu chưa tỉnh, 2 ca nằm tại khoa nội tiết thận đều 20 tuổi, nồng độc ethanol thấp, đã có dấu hiệu tỉnh táo.
"Theo lời kể của một số sinh viên đang điều trị, trước đó 2 ngày (tức ngày 4-8), 8 người đi nhậu và uống một loại rượu "không rõ loại gì" tại quán nhậu trên đường Tăng Nhơn Phú B.
Sau khi uống về, 1 người tử vong tại phòng trọ, 1 người tử vong tại Bệnh viện Lê Văn Việt, 6 người còn lại bị đau bụng, chóng mặt, nôn ói nhiều, có uống thuốc nhưng không hết. Sau đó có các triệu chứng co giật, lơ mơ, hôn mê nên được người nhà chuyển đến bệnh viện cấp cứu", bác sĩ Dũ thông tin rõ hơn.
TP.HCM chi kinh phí khen thưởng chống dịch COVID-19 UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản khẩn về việc phê duyệt kinh phí khen thưởng chống dịch COVID-19, giúp ngành y tế giải quyết vướng mắc "hậu COVID-19". Nhân viên y tế, giảng viên, sinh viên, tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM sẽ được hỗ trợ kinh phí khen thưởng - Ảnh: DUYÊN PHAN Theo...