Sẽ xử lý nghiêm hiệu trưởng các trường để lạm thu
Chiều 5-12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã trả lời chất vấn nội dung được nhiều đại biểu HĐND quan tâm, đó là công tác quản lý liên quan đến tình trạng lạm thu, dạy thêm, học thêm tại các trường học trên địa bàn.
Các khoản thu tự nguyện sẽ được giám sát, kiểm tra chặt chẽ
(Trong ảnh: học sinh bán trú trường Tiểu học Mai Dịch, Hà Nội ăn cơm trong giờ nghỉ trưa)
Đại biểu Nguyễn Ngọc Thạch (tổ Mỹ Đức) chất vấn: qua tiếp xúc cử tri, nhân dân không bức xúc về mức học phí mà họ bức xúc về lạm thu. Đại biểu này tóm lược: trong năm 2012, tình trạng lạm thu tại các trường học của Hà Nội không giảm, Ban giám hiệu các trường chưa nghiêm, các khoản đóng góp mà phụ huynh học sinh phải nộp không bớt đi, bức xúc trong dư luận không giảm.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, công tác chỉ đạo của UBND TP trong 2 lĩnh vực nêu trên là kịp thời, quyết liệt. Tuy vậy, trong thực tế vẫn còn một số trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn thu một số loại phí theo những khoản không có trong quy định hoặc chưa rõ ràng, có biểu hiện trùng lặp. Trong năm 2011, qua kiểm tra phát hiện 57 trường học có sai phạm, từ đầu năm 2012 đến nay tiếp tục phát hiện 31 trường có tình trạng “lạm thu”. Thành phố đã đề nghị các trường có tình trạng lạm phu phải thực hiện hoàn trả ngay phụ huynh học sinh các khoản thu không đúng. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc phân tích, có 4 khoản thu ngoài học phí, tức các khoản thu thỏa thuận giữa phụ huynh học sinh và nhà trường. Ngoài ra có thêm 1 khoản thu bắt buộc là bảo hiểm. Những khoản thu này đều phải được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt, các khoản thu tự nguyện để đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phải có giám sát, kiểm tra chặt chẽ.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết thêm, trách nhiệm để xảy ra các sai phạm này trước hết thuộc về hiệu trưởng các trường có vi phạm, đồng thời cũng là trách nhiệm của Sở GĐ-ĐT, Phòng GD-ĐT và UBND các quận, huyện, thị xã. Trên thực tế qua kiểm tra, tình trạng vi phạm về lạm thu chủ yếu xảy ra ở các trường mầm non, tiểu học và THCS. Việc xử lý cán bộ ở các trường này thuộc thẩm quyền UBND quận/huyện chứ không phải của Sở GD-ĐT. Vì vậy, thành phố đề nghị các quận/ huyện phát huy cao hơn nữa vai trò quản lý của mình theo đúng phân cấp. Qua kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm của hiệu trưởng các trường sai phạm, không chỉ nhắc nhở chung chung.
Chủ trì phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh cơ bản tán thành với nhóm giải pháp, xử lý vấn đề lạm thu, dạy thêm học thêm mà UBND TP giải trình cũng như phần trả lời bổ sung của Giám đốc Sở GD-ĐT tại phiên chất vấn. HĐND TP đề nghị UBND TP sớm ban hành các khoản thu, chi khác ngoài học phí theo quy định ban hành văn bản, có hướng dẫn cụ thể để cán bộ giáo viên các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh hiểu cùng thực hiện cho đúng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, công khai minh bạch các khoản thu, chi trong trường học. HĐND cũng đề nghị Sở GD-ĐT ban hành các văn bản về hướng dẫn dạy môn tự chọn, tăng cường, phân biệt rõ nội dung học thêm, dạy thêm với các môn phụ trợ, nhằm tránh tình trạng lạm dụng dạy thêm học thêm. Bên cạnh đó đề nghị UBND TP giao Sở GD-ĐT có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu, xác định sớm trang thiết bị tối thiểu cho việc dạy, học ngoại ngữ, có cơ chế dạy tiếng Anh làm quen lớp 1, 2 và nhiều giải pháp đi kèm khác.
Theo ANTD
Người Hà Nội còn xa mới có thu nhập 80 triệu đồng một năm
Thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội năm nay dự kiến đạt 46,6 triệu đồng, còn rất xa mục tiêu mà thành phố đặt ra cho năm 2015 là 82 - 86 triệu đồng.
Báo cáo Kinh tế - xã hội phục vụ kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội ước tính thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố trong năm 2012 đạt 46,6 triệu đồng, tăng 4,7 triệu đồng so với năm 2011. Mức tăng này chỉ cải thiện nhẹ so với năm ngoái (4,6 triệu đồng), chủ yếu do tăng trưởng GDP thấp hơn dự báo. Năm nay Hà Nội dự kiến chỉ tăng trưởng 8,1%, trong khi chỉ tiêu đề ra là 10-10,5%.
Trong kế hoạch 2013, Ủy ban Nhân dân Thành phố đưa ra 8 phương án tăng trưởng, thấp nhất là 7% và cao nhất 11%. Ứng với các phương án này, thu nhập bình quân đầu người sẽ dao động từ 51,5 đến 53,5 triệu đồng..
Theo Kế hoạch Kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 được Hội đồng Nhân dân thành phố phê duyệt, Hà Nội sẽ phấn đấu đưa thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 82 - 86 triệu đồng. Như vậy, với tốc độ tăng hiện tại (4,5 - 7 triệu đồng một năm), khả năng hoàn thành mục tiêu đề ra là rất khó khăn.
Trong khi đó, theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt hồi đầu năm nay, trong giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội cần nâng thu nhập bình quân đầu người từ mức 1.700 USD lên 7.100 - 7.500 USD. Con số đến năm 2030 là 17.000 tức là 350 triệu đồng theo tỷ giá hiện hành. Để đạt mức tăng này, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hà Nội phải tăng bình quân hàng năm đạt 12-13% trong giai đoạn 2011 - 2020 và 9,5-10% trong những năm sau đó. Năm nay, con số này mới đạt 8,1%.
Theo VNE
Hà Nội năm 2012: Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội sai hẹn Năm 2012, hàng loạt chỉ tiêu kinh tế - xã hội của TP Hà Nội đã không đạt được theo kế hoạch. Đây là khoảng trầm lắng không tránh khỏi của TP Hà Nội do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Điểm sáng của năm 2012 là chỉ số giá tiêu dùng dự báo sẽ được kiểm soát ở mức...