Sẽ xóa bỏ 2 trạm thu phí BOT trên Quốc lộ 91
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giải pháp xử lý bất cập tại các trạm thu phí thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 91 đoạn Km14 00 – Km50 889 theo hình thức BOT.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm, dự án hoàn thành đưa vào khai thác đoạn tuyến QL91 từ tháng 4-2016 và đoạn tuyến QL91B từ tháng 12-2016 đúng tiến độ và quy định pháp luật, bảo đảm hiệu quả đầu tư, góp phần giải quyết vấn đề lưu thông và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng các tỉnh Tây Nam Bộ nói chung và TP Cần Thơ nói riêng. Từ năm 2016-2017, công tác thu phí diễn ra bình thường và ổn định.
Tuy nhiên, sau đó đã phát sinh vướng mắc, bất cập tại trạm thu phí T1 và T2 trên QL91, ảnh hưởng đến việc hoàn vốn, kéo theo nguy cơ không bảo đảm phương án tài chính của dự án.
Cụ thể, hồi tháng 5-2017, Hiệp hội Vận tải ôtô An Giang, Hiệp hội Vận tải Kiên Giang, doanh nghiệp vận tải, người điều khiển phương tiện qua trạm thu phí… đã phản ứng về việc thu phí tại đây, gây mất an ninh – trật tự, ách tắc giao thông.
Đến tháng 5-2019, các phương tiện di chuyển từ tỉnh Đồng Tháp sang tỉnh An Giang theo QL80 phải đi qua trạm thu phí T2 cũng phản ứng, cản trở việc thu phí. Việc thu phí tại trạm T2 vì thế phải dừng từ ngày 25-5-2019, dẫn đến không bảo đảm doanh thu để hoàn vốn và trả nợ theo phương án tài chính.
“Năm 2020, doanh thu của dự án đạt 50% và năm 2021 còn 36% so với phương án tài chính” – lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
Trạm thu phí T2 trên Quốc lộ 91 thời điểm còn thu phí từng bị nhiều doanh nghiệp vận tải, tài xế phản ứng. Ảnh: Ngọc Trinh
Tình hình trên buộc Bộ GTVT phải báo cáo Thủ tướng 2 phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án.
Video đang HOT
Phương án 1: Xóa bỏ trạm thu phí T2 và tiếp tục thu phí tại trạm T1 trên QL91. Với phương án này, nhà nước không phải bố trí kinh phí để thanh toán cho nhà đầu tư song có thể dẫn đến vỡ phương án tài chính.
Phương án 2: Chấm dứt hợp đồng trước hạn, xóa bỏ trạm thu phí T1 và T2 trên QL91; nhà nước bố trí vốn ngân sách hơn 1.800 tỉ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư. Phương án này giải quyết triệt để các tồn tại, vướng mắc của dự án; đáp ứng quy định của hợp đồng và pháp luật về PPP (hình thức đối tác công – tư); có tính khả thi. Tuy nhiên, nhà nước cần bố trí nguồn ngân sách để thực hiện.
So sánh 2 phương án, Bộ GTVT kiến nghị xử lý vướng mắc của dự án theo phương án 2. Sau khi Bộ GTVT báo cáo Chính phủ phương án này, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kết luận tại Thông báo số 158 ngày 26-5 của Văn phòng Chính phủ như sau: “Cơ bản thống nhất phương án đề xuất của Bộ GTVT để giải quyết dứt điểm các vướng mắc, bất cập tại trạm thu phí dự án”. Theo đó, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để tiến hành các trình tự, thủ tục kiểm toán xác định giá trị chính xác; thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định pháp luật.
Vấn đề gì đang gây "lo lắng và sốt ruột" tại dự án sân bay Long Thành?
Giải ngân là vấn đề "lo lắng và sốt ruột" - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nói và cho biết hết năm phải giải ngân hơn 10.000 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng thì mới đảm bảo yêu cầu.
Sáng 1/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì hội nghị trực tuyến về tình hình triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án trọng điểm quốc gia với quy mô vốn khoảng 5 tỷ USD (hơn 109.000 tỷ đồng).
Báo cáo về công tác giải phóng mặt bằng, một trong những công tác quan trọng nhất, quyết định tiến độ dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng cho biết, đến nay, tỉnh đã thu hồi tổng diện tích 3.801 ha trong phạm vi 5.000 ha, đạt khoảng 77%. Phần diện tích còn lại là khoảng 1.145 ha, tỉnh sẽ hoàn thành thu hồi trong năm 2021.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.
Tổng diện tích giai đoạn một cần bàn giao cho Cảng vụ Hàng không miền Nam là 1.810 ha để đầu tư xây dựng hạ tầng cảng hàng không và 722 ha dự trữ đất dôi dư. Đến nay, tỉnh Đồng Nai đã giao đất đợt một với diện tích 1.284,57 ha (chiếm khoảng 71%). Trước ngày 10/11, tỉnh sẽ giao đất đợt 2 với diện tích 400 ha thuộc khu vực 1.810 ha và 200 ha thuộc khu vực 722 ha. Dự kiến tỉnh sẽ hoàn thành công tác bồi thường, giao đất đủ diện tích trên trong quý I/2022.
Bộ GTVT cho biết, trong gói thầu thiết kế kỹ thuật hạ tầng như đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, hệ thống giao thông nội cảng, hạ tầng kỹ thuật điện nước... đang bám sát kế hoạch khởi công trong năm 2022. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát và giãn cách xã hội nên việc huy động nguồn nhân lực, nhất là nhân lực nước ngoài để thiết kế, khảo sát gặp nhiều khó khăn.
Trong công tác giải phóng mặt bằng, hiện Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) mới chỉ tiếp nhận hơn 1.200ha trong tổng số hơn 1.800ha, ảnh hưởng đến tiến độ gói thầu san nền và tổng thể ảnh hưởng kế hoạch thực hiện và hoàn thành dự án.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, gói thầu thiết kế kỹ thuật nhà ga hành khách đã được triển khai từ tháng 6/2021. Công tác thiết kế kỹ thuật đã ưu tiên hoàn thiện và phê duyệt trước phần móng công trình để bảo đảm khởi công công trình nhà ga hành khách trong tháng 3/2022, hoàn thành trước tháng 12/2025.
Đối với gói thầu thiết kế cơ sở các công trình phụ trợ (các hạng mục: nhà để xe, nhà ga hàng hóa số 1, các khu bảo trì...), ACV đã tổ chức đấu thầu quốc tế để lập thiết kế cơ sở từ tháng 9/2021, dự kiến hoàn thành thiết kế trong tháng 12/2022.
Theo Bộ GTVT, đã xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn chậm tiến độ dự án, như tiến độ xây dựng tường rào bị chậm do thiếu mặt bằng, công tác thiết kế san nền bị chậm nên công tác san nền phục vụ khởi công nhà ga dời sang năm 2022.
"Bộ GTVT đề nghị tỉnh giải quyết dứt điểm, chỉ đạo quyết liệt bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư vì dự án này đã được Quốc hội, Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện, cơ chế; đề nghị thành lập tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc trong dự án" - Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn nêu rõ.
Vốn cho dự án được cấp đủ, không để xảy ra tình trạng thiếu vốn, nhưng giải ngân là vấn đề "lo lắng và sốt ruột", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nói và cho biết hết năm phải giải ngân hơn 10.000 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng thì mới đảm bảo yêu cầu.
Hoàn thành dự án vào đầu năm 2025
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, đây là công trình trọng điểm quốc gia, có vai trò đặc biệt trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước, được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện để triển khai. Do đó, phải tìm mọi giải pháp để rút ngắn thời gian, đảm bảo tiến độ từng công trình, hạng mục với mục tiêu chung hoàn thành dự án vào đầu năm 2025.
Ghi nhận những nỗ lực của tỉnh Đồng Nai và Bộ GTVT, nhưng Phó Thủ tướng cho rằng tiến độ hiện đang chậm, như công tác giải phóng mặt bằng mới chỉ đạt 77%; các hạng mục công trình chính như nhà ga, đường cất hạ cánh chưa hoàn thành thiết kế.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 trước 31/12 năm nay, toàn bộ 5.200ha của dự án trong quý I/2022.
Chỉ rõ các mốc tiến độ cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV và Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ thiết kế, thẩm định thiết kế, đấu thầu, phấn đấu tháng 12/2021 khởi công gói thầu san lấp mặt bằng.
Đối với công trình nhà ga hàng khách với số vốn tới 50.000 tỷ đồng, Phó Thủ tướng yêu cầu tiến hành kỹ càng các bước, quyết tâm khởi công công trình này trước tháng 3/2022.
Đối với công trình sân đỗ và đường cất/hạ cánh, cần giữ đúng tiến độ đã cam kết là đến tháng 8/2022 sẽ khởi công.
Phó Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm tiến độ từng hạng mục cụ thể; ngay từ khi lập hồ sơ mời thầu phải nêu rõ mốc tiến độ hoàn thành các hạng mục chính như đường băng, nhà ga trước tháng 1/2025; hoàn thành, đưa toàn bộ công trình vào sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Hàng tháng, Phó Thủ tướng sẽ làm việc với Bộ GTVT về tiến độ sân bay Long Thành và một số công trình giao thông trọng điểm.
Nghiên cứu làm đường chuyên dụng kết nối cảng Cát Lái với cao tốc và Vành đai 3 UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về nghiên cứu phương án kết nối giao thông khu vực cảng Cát Lái - Phú Hữu vào cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, hình thành tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa...