Sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Cơ quan thuế sẽ phát triển ứng dụng nhằm tự động hóa một số bước trong thanh, kiểm tra dựa trên nền tảng quản lý thuế điện tử và kết nối dữ liệu tự động với bên thứ 3, tiến tới áp dụng trí tuệ nhân tạo (Al).
Đây là một trong những nội dung được nêu tại Đề án đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế (NNT) đến năm 2030 của Tổng cục Thuế.
Cơ quan thuế đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn bộ tờ khai các khoản thuế giá giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân của doanh nghiệp được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng có sử dụng bộ tiêu chí chấm điểm rủi ro của cơ quan thuế.
Tỷ lệ người nộp thuế được lựa chọn để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro hàng năm bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế đạt 90%.
Cơ quan thuế ứng dụng AI trong công tác thanh tra, quản lý thuế. Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Đến năm 2030, mục tiêu toàn bộ tỷ lệ tất cả các tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế. Tỷ lệ người được lựa chọn để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro hàng năm bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế đạt tối thiểu 90%.
Tổng cục Thuế đang xây dựng và hoàn thiện thể chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ thanh, kiểm tra theo hướng áp dụng quản lý rủi ro trên cơ sở kết quả đánh giá tuân thủ và phân loại rủi ro. Xây dựng, nội dung hướng dẫn Luật quản lý thuế về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá và tích hợp cao trong các khâu thanh tra, kiểm tra thuế.
Nghiên cứu và hướng dẫn các biện pháp áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh, kiểm tra thuế. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, các ứng dụng CNTT từ khâu thu thập, xác định đối tượng thanh, kiểm tra thuế đến khâu báo cáo, lưu trữ hồ sơ. Nâng cấp, tích hợp đồng bộ các ứng dụng hiện có phục vụ thanh, kiểm tra thuế; khắc phục, hạn chế lỗi đảm bảo tính ổn định trong quá trình sử dụng; cải thiện hiệu năng, tốc độ của ứng dụng.
Cơ quan thuế sẽ xây dựng mới và nâng cấp các ứng dụng kiểm tra tự động hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Xây dựng ứng dụng nhằm tự động hóa một số bước công việc thanh, kiểm tra dựa trên nền tảng quản lý thuế điện tử và kết nối dữ liệu tự động với bên thứ 3 (xác minh đối chiếu hóa đơn điện tử, đối chiếu số thu nộp, xác minh thông tin dữ liệu từ bên thứ 3 thông qua kết nối dữ liệu tự động). Tiến tới áp dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào công tác thanh, kiểm tra thuế.
Để đảm bảo nguồn nhân lực, Tổng cục Thuế sẽ cơ cấu lại nguồn nhân lực phù hợp; hoàn thiện chương trình, giáo trình và thực hiện đào tạo kỹ năng thanh, kiểm tra cơ bản; tăng cường đào tạo bồi dưỡng kỹ năng thanh tra nâng cao, chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực kinh doanh; phối hợp với các nước, tổ chức quốc tế để tham khảo, xây dựng tài liệu và thực hiện đào tạo các kỹ năng, kinh nghiệm thanh tra quốc tế, nhất là thanh tra chuyển giá.
Ngành Thuế sẽ tăng cường đổi mới loại hình, phương pháp và kỹ thuật thanh, kiểm tra thuế theo rủi ro phù hợp với đặc điểm của từng nhóm người nộp thuế về quy mô, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thuế, giảm khiếu nại sau thanh, kiểm tra thuế.
Theo lộ trình, từ năm 2023 -2030, ngành Thuế sẽ tiếp tục xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp với các đơn vị liên quan phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Bổ sung nguồn nhân lực; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác thanh, kiểm tra.
Tiếp tục xây dựng và triển khai các chuyên đề thanh, kiểm tra thuế; nghiên cứu ứng dụng AI để xây dựng các phần mềm ứng dụng CNTT phục vụ công tác thanh, kiểm tra thuế trên máy tính. Tăng cường phối hợp quốc tế phục vụ công tác thanh, kiểm tra thuế. Thực hiện phân công công việc đến từng bộ phận, cán bộ công chức trong các đơn vị thanh tra, kiểm tra thuế. Tăng cường thanh tra giá chuyển nhượng, đẩy mạnh kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
Australia lo ngại TikTok vi phạm các quy định về quyền riêng tư
Australia đang xem xét các yêu cầu về việc cấp quyền và thu thập dữ liệu của mạng xã hội TikTok, sau khi có thông tin hãng công nghệ này tự động thu thập dữ liệu người dùng trên quy mô lớn, vượt ngoài phạm vi của ứng dụng.
Văn phòng Ủy viên thông tin Australia (OAIC) cho biết Công ty an ninh mạng Internet 2.0 có trụ sở tại thủ đô Canberra đã công bố báo cáo chỉ ra rằng mạng xã hội TikTok kiểm tra vị trí thiết bị của người dùng ít nhất một lần 1 giờ. Ứng dụng này còn liên tục yêu cầu quyền truy cập vào danh bạ điện thoại, ngay cả khi người dùng đã từ chối ngay từ ban đầu, và sẽ nhắc lại cho đến khi quyền truy cập được cấp.
Hơn nữa, hệ thống định vị của ứng dụng TikTok cũng tự động được kích hoạt trên các ứng dụng khác đang hoạt động và tất cả các ứng dụng được tải xuống trên thiết bị điện tử của người dùng. Ngoài ra, TikTok cũng yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập rộng hơn quy mô cần thiết của ứng dụng.
Người phát ngôn của OAIC cho biết cơ quan này đang xem xét những lo ngại về quyền riêng tư được nêu trong báo cáo của Internet 2.0, để kiểm tra xem liệu TikTok có đang vi phạm quy định của Australia hay không.
OAIC cho biết các nền tảng và ứng dụng công nghệ hoạt động tại Australia phải minh bạch trong cách xử lý dữ liệu của người dùng và bảo vệ quyền riêng tư của họ, đặc biệt đối với những người dùng dễ bị tổn thương như trẻ em, và chỉ nên thu thập thông tin cần thiết một cách hợp lý để tạo thuận lợi trong hoạt động cung cấp dịch vụ.
Đại diện của TikTok tại Australia cho biết đã liên hệ với OAIC để giải trình về những điểm không chính xác và sai lầm trong báo cáo của Internet 2.0, đồng thời cam kết sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho OAIC.
Đáp lại, Công ty Internet 2.0 tuyên bố đã xem xét phản hồi của TikTok đối với báo cáo của công ty và nhận thấy rằng mạng xã hội này có lý giải mâu thuẫn trong chính sách bảo mật và mã nguồn của chính họ.
OAIC là cơ quan quản lý về quyền riêng tư và thông tin cấp quốc gia. Đơn vị này hoạt động hoàn toàn độc lập. Do đó, các kết quả điều tra của OAIC không bị phụ thuộc vào bất kỳ một cơ quan quản lý cấp chính phủ hay đảng phái chính trị nào tại Australia.
Thượng nghị sĩ Australia James Paterson đã lên tiếng hoan nghênh việc OAIC tiến hành xem xét TikTok. Ông nói các vấn đề về quyền riêng tư và an ninh mạng được tiết lộ gần đây tại Australia là tương đối nghiêm trọng. Kết quả cuộc điều tra của OAIC sẽ là cơ sở để Canberra đẩy mạnh hơn các kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn sự xâm phạm công nghệ cao, ảnh hưởng đến quyền riêng tư và thông tin của người dân.
Từ chỗ đe dọa cả ngành quảng cáo, công cụ này đang mang về hàng tỷ USD doanh thu cho Apple như thế nào? Trong khi bóp nghẹt khả năng quảng cáo cá nhân hóa của các ứng dụng bên thứ ba, tính năng ATT đang giúp Apple kiếm được hàng tỷ USD doanh thu quảng cáo. Năm 2021, Apple làm cả ngành quảng cáo trực tuyến phải chấn động với việc giới thiệu tính năng mới có tên App Tracking Transparency (ATT) trên iOS 14.5, nhằm...