Sẽ trao quyền xóa nợ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Cục trưởng
Theo Dự thảo Luật Quản lý thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ từ 5 tỷ đồng trở lên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xóa nợ từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng…
Sáng nay 8/11, Quốc hội nghe Tờ trình Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày.
Đăng nhập Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện dự toán NSNN năm 2018; dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW năm 2019 va kê hoach tai chinh – ngân sach nha nươc quôc gia 3 năm 2019 – 2021
Dự luật gồm 17 chương, 152 điều, với phạm vi sửa đổi rộng, bổ sung nhiều nội dung mới, phức tạp, trong đó có các sửa đổi, bổ sung liên quan đến nhiều nội dung lớn như nguyên tắc quản lý thuế và các hành vi bị cấm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan liên quan đến quản lý thuế, đăng ký, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế…
Theo dự thảo, cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước thực hiện kiểm toán, thanh tra các hoạt động có liên quan đến cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước, pháp luật về thanh tra, quy định của pháp luật về quản lý thuế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, đối với kiến nghị của cơ quan kiểm toán nhà nước, kết luận của cơ quan thanh tra nhà nước khi kiểm toán, thanh tra tại cơ quan quản lý thuế mà có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì cơ quan quản lý thuế thực hiện việc kiểm tra, thanh tra thuế: trường hợp quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp, hoàn thuế của người nộp thuế có sự khác biệt với kiến nghị của cơ quan kiểm toán nhà nước, kết luận của cơ quan thanh tra nhà nước thì thực hiện theo quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế, đồng thời cơ quan quản lý thuế báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Dự thảo luật cũng bổ sung quy định khai thuế, tính thuế trong trường hợp hạch toán toàn ngành, giao dịch liên kết theo hướng vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế, vừa phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước về phân cấp ngân sách, đảm bảo nguyên tắc quản lý thuế.
Dự thảo luật cũng bổ sung quy định về khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đối với các đối tượng người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được khoanh nợ thuế.
Dự thảo luật cũng quy định thẩm quyền khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp theo hướng phân cấp cho thủ trưởng cơ quan quản lý thuế; quy định thời điểm không tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, luật quản lý thuế hiện hành quy định Thủ tướng Chính phủ xoá nợ thuế từ 10 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên để cải cách thủ tục hành chính, dự thảo luật quy định tập trung thẩm quyền xóa nợ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính và cơ quan quản lý thuế.
Video đang HOT
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợ từ 5 tỷ đồng trở lên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xóa nợ từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng. Đồng thời bổ sung quy định phân cấp cho cục trưởng cục thuế, cục trưởng cục Hải quan xóa nợ đối với trường hợp nợ dưới 1 tỷ đồng.
Áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập
Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban TCNS nhận thấy, hồ sơ dự án Luật của Chính phủ trình đã đảm bảo yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thống nhất với tên gọi của Luật là Luật quản lý thuế (sửa đổi), vì phạm vi sửa đổi lần này khá rộng, bổ sung nhiều nội dung mới phức tạp, quan trọng.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải
Tuy nhiên, để có cơ sở thẩm tra, đánh giá và để các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có căn cứ, xem xét cho ý kiến đối với từng nội dung, Ủy ban đề nghị Chính phủ cần thuyết minh rõ hơn về cơ sở, nguyên nhân và lý do cần bổ sung các quy định mới và bỏ những quy định không còn phù hợp trong Luật hiện hành.
Theo Ủy ban TCNS , so với Luật hiện hành thì dự thảo Luật sửa đổi còn nhiều quy định chưa cụ thể. Luật hiện hành có 20 điều giao Chính phủ quy định chi tiết, dự thảo lần này giao 36/152 điều và 13 khoản giao Chính phủ quy định chi tiết, trong khi đó có khoảng 15 Điều trong Luật hiện hành không giao Chính phủ quy định chi tiết nay lại được bổ sung, trong khi Tờ trình của Chính phủ không giải thích lý do. Do vậy, đề nghị Chính phủ cần giải trình rõ lý do cụ thể.
Về nguyên tắc quản lý thuế, Ủy ban TCNS đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung việc áp dụng nguyên tắc “giao dịch độc lập” trong quản lý thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết nộp thuế tương xứng với giá trị tạo ra tại Việt Nam. Đồng thời, đề nghị bổ sung vào Điều 49 và Điều 50 theo nguyên tắc quản lý thuế căn cứ vào bản chất và nguyên tắc giao dịch độc lập.
Đối với những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế, Ủy ban TCNS đề nghị cần bố cục, sắp xếp theo từng nhóm đối tượng: cán bộ quản lý thuế, người nộp thuế. Ngoài ra, dự thảo Luật chưa quy định hành vi bị cấm đối với cơ quan, tổ chức liên quan, do đó cần nghiên cứu, bổ sung nội dung này trong dự thảo Luật.
Ủy ban TCNS cũng đề nghị bổ sung những nội dung quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ, trách nhiệm của các Bộ, ngành trong quản lý thuế về chống chuyển giá, gửi giá, trốn thuế, xử lý nợ đọng, truy thu thuế, cưỡng chế về thuế; bổ sung quy định quyền của người nộp thuế được nhận biên bản của cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Thanh tra và các cơ quan có thẩm quyền khi kiểm tra, đối chiếu nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi thanh tra, kiểm toán công tác quản lý thu NSNN của cơ quan quản lý thuế.
Đối với các trường hợp được khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí với dự thảo Luật. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị không tiến hành khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đối với các trường hợp nêu tại: khoản 2: “Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể, …”; khoản 4: “Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh…”; khoản 5: “Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh…”.
Về quy định đại lý thuế được phép cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS cơ bản đồng tình với dự thảo Luật. Tuy nhiên, đề nghị cần bổ sung quy định bắt buộc cán bộ của Tổ chức kinh doanh đại lý thuế phải có chứng nhận đủ trình độ nghiệp vụ về kế toán do Bộ Tài chính cấp.
Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính cần sớm ban hành và triển khai thực hiện chế độ kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Xuân Hưng
Theo vnmedia.vn
Nợ thuế tăng lên 83 ngàn tỷ, 35 ngàn tỷ nguy cơ 'hóa bùn'
Nợ thuế so với năm 2017 tăng lên đáng kể, trong khi đó nợ khó đòi cũng tăng theo. Bộ Tài chính muốn sửa Luật quản lý thuế để dễ dàng xóa các khoản nợ thuế không thể thu hồi.
Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính gửi Đại biểu Quốc hội cho thấy, việc thu hồi nợ đọng thuế tăng dần qua các năm. Năm 2016 thu được 40.049 tỷ đồng, tăng 6,6%; năm 2017 thu được 44.773 tỷ đồng, tăng 11,9%.
Tính đến ngày 30/9/2018, đã thu nợ được 25.382 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tổng số tiền nợ thuế được Tổng cục Thuế thống kê cho thấy: Tính đến thời điểm 30/9/2018, số nợ thuế là gần 83 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó, tiền thuế nợ không có khả năng thu lên đến gần 35 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,1% tổng số tiền thuế nợ và tăng 11% so với thời điểm 31/12/2017.
Nợ thuế không thể thu hồi vẫn còn rất lớn.
Theo Bộ Tài chính, số nợ đọng tăng lên chủ yếu là số nợ đọng không có khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, không còn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh) và tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp thuế tăng lên.
Nguyên nhân là do một số người nộp thuế trong quá trình tham gia kinh doanh được pháp luật coi là đã bị tử vong, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, không thanh toán được nợ thuế, không xác minh được tài sản của người nộp thuế còn tài sản hay không...
Do đó cơ quan thuế không thực hiện được việc thu nợ cũng như xóa nợ theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
Tính đến 31/12/2017, có 1.818 người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự với tổng số tiền thuế nợ là 247 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số người nộp thuế tham gia hoạt động kinh doanh do nguồn vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay ngân hàng, khi tình hình kinh tế gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán và chấm dứt hoạt động kinh doanh, tự giải thể, phá sản, bỏ khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, không làm thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật Phá sản.
Trường hợp này, Bộ Tài chính cho biết: Cơ quan thuế đã cưỡng chế đến biện pháp cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng vẫn không thu hồi được nợ thuế.
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 106 của Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định thì bị tính tiền chậm nộp 0,03%/ngày, kể cả người nộp thuế thực tế không còn đối tượng để thu, đã được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, không còn pháp nhân, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điều này dẫn đến tiền phạt và tiền chậm nộp của nhóm đối tượng không có khả năng thu đến 31/12/2017 tăng lên đến 12.273 tỷ đồng.
"Số nợ này theo dõi trên sổ sách của cơ quan thuế, nhưng là nợ ảo, tạo áp lực về chi phí, nhân lực cho cơ quan thuế trong việc theo dõi quản lý nợ thuế", Bộ Tài chính cho hay.
Bên cạnh đó, Luật Quản lý thuế được xây dựng từ cách đây hơn 10 năm, do vậy chưa bao quát hết được các trường hợp không tính tiền chậm nộp, xóa nợ trong thực tiễn đã xảy ra.
Song song với việc đôn đốc thu nợ. Hiện nay, Bộ Tài chính đang được Chính phủ giao chủ trì xây dựng dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) trình Quốc hội ban hành, trong đó sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý nợ thuế, xóa nợ thuế, khoanh nợ thuế, xử lý nợ thuế phù hợp với yêu cầu quản lý, cũng như thực tế phát sinh và theo thông lệ quốc tế, một mặt tạo điều kiện cho người nộp thuế chuẩn bị nguồn tài chính để nộp thuế, mặt khác quản lý hiệu quả số tiền nợ thuế.
Lương Bằng
Theo vietnamnet.vn
Thống đốc Lê Minh Hưng: Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào thị trường chứng khoán Thống đốc cho biết, NHNN nhất quán việc điều hành kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào thị trường chứng khoán, không gây ra biến động trên thị trường chứng khoán nhưng vẫn giữ ổn định luồng vốn đầu tư vào thị trường này. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng Chiều nay 29/10, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6 Quốc hội...