Sẽ tăng vốn cho Vietcombank, VietinBank và Agribank ngay quý I/2020
Ngày 30/1, tại buổi làm việc với Ngân hàng Quân đội (MB) đầu năm mới Canh Tý 2020, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã gợi mở hướng tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu cụ thể mức độ và mốc thời điểm tăng vốn dự kiến.
Cụ thể, Phó thủ tướng cho biết, trong quý I/2020, Chính phủ sẽ tăng vốn điều lệ khoảng 10.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank). Còn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Agribank), toàn bộ lợi nhuận nộp ngân sách trong năm 2020 sẽ được dùng để tăng vốn điều lệ.
Nếu triển khai ngay quý I/2020, nhóm ngân hàng thương mại trên sẽ có điều kiện để đáp ứng tốt hơn yêu cầu Basel II khi mà chuẩn mực này đã chính thức có hiệu lực từ đầu năm nay (qua Thông tư 41), cũng như có thêm điều kiện mở rộng tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…
Trong năm 2019, MB nộp ngân sách gần 2.448 tỷ đồng, tăng 11% so với 2018, MB liên tục được Cục Thuế Hà Nội và Bộ Tài chính tặng bằng khen trong công tác đóng thuế, nằm trong nhóm 20 đơn vi đóng gop lớn nhất cho NSNN.
Trong bối cảnh mới, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị MB tổ chức triển khai hoạt động năm 2020 với phương châm “Củng cố nền tảng, chuyển dịch số; tăng trưởng toàn diện, hiệu quả và bền vững”; duy trì nhóm đầu 5 ngân hàng thương mại về chất lượng hoạt động và hiệu quả, là ngân hàng dẫn đầu về ứng dụng số, giúp MB có thể kết nối mọi người mọi lúc, mọi nơi, đáp ứng nhu cầu của người dân về một ngân hàng số thông minh, tiện lợi, an toàn, hiện đại; tăng cường phát triển các dịch vụ phi tín dụng; là ngân hàng của quân đội nên MB phải trở thành kiểu mẫu về quản trị.
“MB phải làm rạng danh Quân đội, doanh nghiệp của Quân đội”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu.
Video đang HOT
Bình An
Theo vietnamfinance.vn
Tăng vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước trong năm 2020
Phấn đấu đến cuối năm 2020 các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
Một trong những nội dung đáng chú ý của nghị quyết này là phấn đấu đến cuối năm 2020 các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II; kịp thời tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, nghị quyết nêu rõ, thực hiện hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020.
Xử lý có kết quả cụ thể, rõ rệt các tổ chức tín dụng yếu kém, hoàn thiện và phê duyệt phương án xử lý ngân hàng mua bứt buộc. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đặc biệt là các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Ban hành khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm (sandbox) đối với hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong hoạt động ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt.
Năm 2020 sẽ tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Agribank
Liên quan đến mục tiêu tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2020 diễn ra ngày 2/1/2020, đại diện của các "ông lớn" ngân hàng thương mại Nhà nước tái kiến nghị Chính phủ sớm cho phép các ngân hàng thương mại Nhà nước được chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn.
Trong năm 2019, BIDV hoàn tất thương vụ bán vốn kỷ lục, thu về hơn 20.300 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ của BIDV lên trên 40.220 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV kiến nghị, Chính phủ sớm xem xét cho BIDV được tăng vốn bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, các thủ tục phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cho người lao động cũng cần đơn giản hơn nữa.
"Ngoài việc xem xét cấp vốn điều lệ thông qua cấp vốn trực tiếp, trả cổ tức bằng cổ phiếu, cấp có thẩm quyền cần giảm thủ tục hành chính trong việc xét duyệt phát hành cho cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động", ông Tú đề cập.
Tương tự, Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành cũng tái đề nghị được chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn.
Ông Thành nói: "Mặc dù việc tăng vốn của các NHTM có vốn nhà nước đã được Chỉnh phủ, các bộ ban ngành quan tâm. Nhưng đứng dưới góc độ Vietcombank, Vietcombank đề xuất được giữ lại lợi nhuận và được chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu là 70% trong giai đoạn 3 năm 2018 đến 2020".
Liên quan đến vấn đề này, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho hay, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 91/2015/NĐ-CP. Sau khi sửa Nghị định, Chính phủ sẽ sớm giải quyết vấn đề tăng vốn cho ba ngân hàng Vietcombank, BIDV và VietinBank. Riêng việc tăng vốn cho Agribank sẽ được trình Quốc hội năm 2020.
"Sau khi trình Chính phủ sửa đổi Nghị định, chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để trình Thủ tướng có quyết định về việc tăng vốn cho 3 ngân hàng. Đối với Agribank - ngân hàng 100% vốn Nhà nước, Chính phủ cũng đã quyết trong năm nay sẽ trình Quốc hội để bố trí ngân sách tăng vốn. Lộ trình tăng vốn tiếp theo, NHNN sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định",Thống đốc thông tin tại Hội nghị.
Trước đó, trong buổi họp báo Chính phủ ngày 2/12/2019, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng từng cảnh báo, ngân hàng có nguy cơ bị ngừng cấp tín dụng nếu không được tăng vốn kịp thời.
Theo đánh giá của NHNN, hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước trên 50% (BIDV, Vietcombank, VietinBank) và Agribank đang có hệ số CAR sát ngưỡng tối thiểu theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN (về tuân thủ các quy định Basel II).
Chính vì vậy, trong trường hợp không tăng được vốn, các ngân hàng này sẽ phải hạn chế, thậm chí có phải ngừng cấp tín dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, nhất là tại Việt Nam, việc phát triển của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc cấp tín dụng của ngân hàng.
Nhiều năm nay, 'Big 4' ngân hàng liên tục đề nghị Chính phủ cho phép giữ lại cổ tức tiền mặt để tăng vốn do hệ số CAR đang ở mức tối thiểu và có nguy cơ thủng lưới an toàn vốn nếu áp dụng Basel II.
Cả hai kỳ họp Quốc hội năm nay, NHNN đều đưa ra kiến nghị cho phép sử dụng ngân sách Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước song đều chưa được Quốc hội thông qua.
Minh Thái
Theo baodatviet.vn
Ngân hàng số 1 Việt Nam: Cờ về tay ai? Trên "đỉnh cô đơn" của lợi nhuận cao tuyệt đối so với các tổ chức tín dụng còn lại trong hệ thống, Vietcombank đã hoàn toàn cầm chắc ngọn cờ luôn dẫn đầu ở vị trí số 1? Một trong những mục tiêu của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau 2 giai đoạn tái cơ cấu là có những tổ chức tín...