Sẽ ra sao nếu game mobile chưa từng xuất hiện?
Ngành công nghiệp game thất thu hàng tỷ USD
Chỉ góp vai nhỏ trong ngành công nghiệp game, nhưng hàng năm, trò chơi di động vẫn đem về doanh thu lên tới hàng tỷ USD cho các nhà phát triển. Thậm chí, ước tính mới đây của Gatner con khẳng định, cuối năm 2010 con số có thể đạt 5,6 tỷ USD và hứa hẹn tăng gấp đôi vào năm 2014 với 11,4 tỷ USD.
Rõ ràng, ở thời kì hậu khủng hoảng, nếu game mobile biến mất thì ngành công nghiệp game sẽ thiệt hại khoản thu không hề nhỏ. Chưa kể những hệ lụy kéo theo như tình trạng thất nghiệp, làm trái nghề vì không phải lập trình viên game nào cũng đủ sức tham gia các dự án trò chơi PC, Console…
Rắn sẽ không trở thành con vật nổi tiếng nhất làng game
Nếu không có game mobile và ý tưởng tuyệt vời của Nokia, siêu phẩm Rắn săn mồi sẽ chẳng bao giờ ra đời, gamer cũng vì thế bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm thử thách đơn giản nhưng thú vị nhất trên điện thoại di động.
Cùng với Rắn săn mồi, hàng loạt tựa game đình đám nền Android, iPhone, Symbian cũng mãi chỉ tồn tại trong ý tưởng nhà phát triển. Hoặc biết đâu đấy, chúng lại trở thành những hiện tượng trên nền PC, Console. Asphalt chiếm ngôi vua đấu trường tốc độ của Need for Speed, N.O.V.A đạp đổ tượng đài Halo trên Xbox… có thể lắm chứ?
Có hay không một huyền thoại Nokia N-Gage?
Câu trả lời là không. N-Gage được Nokia thiết kế dựa trên ý tưởng về một siêu điện thoại chơi game. Chính vì thế, nếu giả thuyết trò chơi di động tuyệt chủng thì N-Gage mãi mãi không bao giờ ra đời, cho dù chỉ trên bản thảo.
Mà cũng có thể nếu Nokia N-Gage không ra mắt thành công thì chưa chắc thế hệ smartphone N-seri của nhà sản xuất Phần Lan sẽ được trình làng. Đã từng có ý kiến cho rằng, N-Gage chính là tiền thân của dòng điện thoại này.
Video đang HOT
Bom tấn iPhone tịt ngòi, AppStore treo niêu?
Một bộ phận không nhỏ người dùng tìm đến iPhone bởi trải nghiệm game ấn tượng chưa từng có, kho tài nguyên số AppStore phong phú với cả trăm nghìn lựa chọn hấp dẫn.
Nếu một ngày kia, khái niệm game mobile biến mất. Liệu ái dám khẳng định bom tấn nhà Táo có còn đủ sức công phá thị trường, iPhone 3GS vẫn ra đời khi cải thiện đáng kể nhất của nó so với iPhone 3G nằm ở cấu hình phần cứng, điều chỉ thể hiện khi người dùng chơi game?
Chưa kể, kho ứng dụng AppStore với hơn 300.000 đầu sản phẩm sẽ vơi đi trông thấy khi 2/3 trong số đó được biến đến là game các loại…
Game handheld trở lại thời hoàng kim
Kẻ thù số một của game handheld biến mất, Sony PSP, Nintendo DS trở lại thời hoàng kim giống như khi iPhone OS, Android, Symbian với kho game đồ sộ chưa từng xuất hiện.
Và game thủ, những người nghiền chơi chắc chắn sẽ luôn đồng hành với bộ đôi thiết bị: một điện thoại – một máy chơi game cầm tay để giải trí mọi lúc mọi nơi, thể hiện tình yêu game mãnh liệt bất chấp chuyện hai túi quần luôn căng phồng chứa “đồ nghề chiến đấu”
Theo gamek
Điểm mặt máy chơi game cầm tay "bom xịt" trong lịch sử
10. Sony PSP Go
Gây tò mò lớn cho người dùng ngay trước thềm triển lãm E3 2009, thật đáng buồn khi Sony PSP Go liên tục bị chỉ trích do giá thành quá cao, khả năng kiểm soát điều khiển vụng về và thiếu hẳn sự hỗ trợ định dạng đĩa UMD từng gắn bó trong lịch sử dòng máy chơi game cầm tay PSP. Bởi vậy, không quá bất ngờ trước doanh số bán hàng quá nghèo nàn và dường như người dùng đã quay lưng hẳn với PSP Go. Đồng thời, Sony đang suy nghĩ lại về việc tung thêm các thiết bị tương tự ra thị trường trong tương lai gần.
9. SEGA Nomad
Nếu Game Gear là một thành công gắn liền với thời kỳ đỉnh cao của SEGA thì Nomad lại là một thất bại cay đắng, mà nguyên nhân chính tại vì model sử dụng pin AA quá hẻo cho việc thể hiện giao diện đồ họa 16-bit đầy màu sắc. Sự có mặt của mô hình "hại điện" này đã làm phình to đội quân máy chơi game thương hiệu SEGA. Đây là thời kỳ đen tối trong lịch sử của hãng. Sau này, với thất bại của Dreamcast, SEGA chính thức rút khỏi thị trường sản xuất game console.
8. Bitcorp Gamate
Hướng đến đối tượng thiếu niên nhi đồng và nằm trong nỗ lực cạnh tranh cùng những tên tuổi đang nổi thuộc gia đình Nintendo, Bitcorp Gamate sở hữu một thư viện trò chơi không thể tồi tệ hơn (chỉ khoảng 40 tựa game), màn hình LCD chất lượng kém cỏi, mô hình điều khiển 8-bit quá thụ động, sử dụng đến 4 pin AA... Tất nhiên, Bitcorp Gamate ngay lập tức bị lãng quên và chấm dứt vòng đời sau hơn 1 năm ra mắt.
7. Atari Lynx
Được biết đến như hệ console cầm tay có màn hình màu đầu tiên, Atari Lynx chính là phiên bản cải tiến của Handy Game được tung ra vào năm 1989. Trang bị những tính năng nổi bật như công nghệ màn hình LED backlit, tính năng chơi mạng hỗ trợ lên đến 17 người chơi cùng nền tảng phần cứng tiên tiến nhưng Atari Lynx nhanh chóng bị Nintendo và SEGA đánh bật ra khỏi thị trường handheld vì giá bán quá cao, pin kém và ít game.
6. Nintendo Virtual Boy
Virtual Boy mang vóc dáng kết hợp giữa máy cầm tay và console, nổi bật công nghệ ứng dụng 3D. Với 2 màn hình LCD được đặt vào 2 bên mắt, người chơi sẽ cảm giác như đang là nhân vật chính trong game, có thể cảm nhận mọi thứ diễn ra xung quanh. Tuy nhiên, giá thành cao chót vót, giao diện điều khiển chán ngắt, cần 1 phòng riêng để thao tác, gây mỏi mắt và nhức đầu đối với hầu hết người chơi đã khiến sản phẩm rơi vào quên lãng, buộc phải ngưng phát triển 1 năm sau đó.
5. Tiger Telematics Gizmondo
Hệ thống có nhiều công nghệ khiến game thủ loá mắt: màn hình 2.8 inch độ phân giải 320 x 240 pixel, định vị GPS, GPRS, bộ vi xử lý ARM9 400MHz, chip đồ hoạ GeForce 4500 3D... Đáng tiếc, những vũ khí hiện đại của Gizmondo không hỗ trợ nhiều cho việc chơi game. Mặc dù có một danh sách game khá hấp dẫn, người tiêu dùng vẫn chê Gizmondo thật xa xỉ. Cuối cùng, Tiger Telematics phá sản và vĩnh viễn biến mất trong trận chiến console cầm tay.
4. Nikko Digiblast
Chào đời vào năm 2005, nhà sản xuất hy vọng Nikko Digiblast sẽ trở thành lựa chọn giá rẻ thay thế nền tảng Nintendo DS. Sản phẩm có thể dùng để chơi game đơn giản hoặc xem phim giải trí tầm tầm. Tuy nhiên, Nikko Digiblast gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình lắp ráp do lượng thiếu hụt chíp xử lý ngay cả khi ngày phát hành đã đến gần, đồng thời người dùng cũng chẳng mấy quan tâm đến một thiết bị vô danh như vậy.
3. Tiger R-Zone
Cách thức làm việc tương tự như Virtual Boy, chỉ khác rằng dòng máy Tiger R-Zone lại xuất thân từ một nhà sản xuất không mấy tên tuổi trên thế giới (trừ Nhật Bản). Chẳng gặp nhiều vấn đề rắc rối trong khả năng điều khiển chính xác, việc khó chịu nhất là sản phẩm bắt người dùng đeo cả đống phụ kiện lên đầu để có thể thưởng thức trọn vẹn kinh nghiệm chơi game kỳ quặc này.
2. Tiger Game.com
Cũng được nhà nặn bởi Tiger, Game.com hoạt động như một chiếc PDA thông qua màn hình cảm ứng, hỗ trợ bút stylus, kết nối Internet và nhắm đến đối tượng người dùng lớn tuổi. Sản phẩm trực tiếp cạnh tranh với "ông vua cầm tay" thời đó Game Boy. Mặc dù mang tính đột phá, Game.com lại không gặp thời. Hạ tầng Internet yếu kém cộng thêm danh sách các game cảm ứng dở tệ khiến sản phẩm này nhanh chóng mất hút và được thay thế bởi đàn em giá rẻ Pocket Pro.
1. Nokia N-Gage
Được phát hành vào năm 2003, Nokia N-Gage là sự kết hợp của điện thoại di động, PDA, máy nghe nhạc Mp3, Radio và thiết bị chơi game cầm tay. Mặc dù được các nhà phát triển game hậu thuẫn, nhưng bất hạnh thay, khả năng chơi game của máy lại quá nghèo nàn, giá bán thuộc dạng trên trời, đồ họa giả tạo... là những lý do cấu thành nên sự thảm bại của thiết bị này. Bản thân Nokia cũng phải thừa nhận N-Gage là thất bại khó nuốt trong việc khai phá một dòng sản phẩm mới.
Theo gamek