Sẽ không thu phí phụ huynh dự lễ tốt nghiệp cùng sinh viên
Đó là khẳng định của đại diện Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) sau khi tiếp nhận ý kiến của sinh viên.
Một số sinh viên của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, vào kỳ tốt nghiệp đợt 2/2020, sinh viên của trường sẽ đăng ký vào mẫu tham dự lễ tốt nghiệp, trong đó có đăng ký người nhà tham dự cùng. Điều đáng nói, mức phí đóng thêm cho một phụ huynh dự lễ cùng sinh viên là 100.000 đồng. “Không hiểu sao cha mẹ nuôi con đi học, muốn chứng kiến con tốt nghiệp lại phải tốn phí?”, nhiều sinh viên thắc mắc.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
Danh sách tốt nghiệp đợt 2/2020 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (bao gồm hệ chính quy, văn bằng 2, liên thông) có 1.131 sinh viên.
Trong danh sách có thể hiện mức phí 100.000 đồng đối với một phụ huynh tham dự lễ tốt nghiệp.
Tuy nhiên, 100.000 đồng là mức phí dành cho phụ huynh sinh viên hệ chính quy, với phụ huynh sinh viên văn bằng 2 và liên thông, mức phí là 180.000 đồng.
Trao đổi về vấn đề này, một thành viên ban giám hiệu nhà trường cho biết: “Sinh viên có thắc mắc và ngay khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi nhận thấy việc này không hợp lý nên sẽ ra thông báo đến sinh viên. Nhà trường sẽ không thu phí người thân cùng dự lễ tốt nghiệp”.
Vị này cho biết thêm, việc này là do phòng công tác sinh viên thí điểm thực hiện để phục vụ sinh viên tốt hơn nhưng chưa thông qua ban giám hiệu.
Video đang HOT
Trước đây, do hội trường tổ chức lễ không lớn nên các buổi lễ tốt nghiệp thường không để người thân vào. Xuất phát từ mong muốn của sinh viên và gia đình, nhà trường sẽ tìm phương án để phụ huynh có thể dự lễ tốt nghiệp của con em mình.
Nhà trường sẽ trả lại khoản phí mà sinh viên đã nộp để đăng ký cho phụ huynh dự lễ tốt nghiệp, đợt lễ tốt nghiệp này vẫn sẽ tổ chức theo hình thức cũ.
Biệt đội giải cứu chó mèo ở Tây Nguyên
Ở Tây Nguyên lâu nay có một mái ấm đặc biệt mang tên "Nhà của Cún em". Mái ấm cưu mang nhiều chó mèo bị bỏ rơi, bị tai nạn.
Trong một lần tìm chó cưng đi lạc vào cuối năm 2017, anh Phan Hoàng Phát (sinh năm 1980, ngụ phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) phát hiện một con chó bị tai nạn nằm bên đường rất tội nghiệp. Anh Phát đã đem con chó này về và nhờ các sinh viên học thú y ở Trường ĐH Tây Nguyên cứu chữa.
Xót lòng thấy con mèo bị bỏ rơi đang nguy kịch
Từ lần cứu chữa con chó bị tai nạn đó, anh Phát chia sẻ:"Tôi vốn là người thích nuôi chó mèo nên thường lên mạng gặp nhiều người cùng sở thích. Ở đó tôi cũng gặp nhiều hình ảnh, video về các trường hợp chó mèo bị bỏ rơi hay bị tai nạn bên đường. Mỗi lần như vậy, tôi lại tìm đến cứu chúng. Từ chỗ cá nhân, sau đó tôi kết nối thêm nhiều anh em cùng đam mê, cùng có lòng thương với chó mèo".
Trong số nhiều chó mèo bị bỏ rơi, có không ít con bị bệnh tật, bị tai nạn, anh Phát và anh em trong hội lại cầu viện những anh em bên ngành thú y để cứu chữa chúng nhiệt tình.
Dần dần họ thành lập Hội Cứu trợ động vật Tây Nguyên với một trạm luôn rộng mở để cứu và điều trị những con vật bị bỏ rơi, đáng thương, đặt tên là "Nhà của Cún em". Không chỉ thế, mọi người còn mở một phòng khám miễn phí dành cho chó mèo do các sinh viên ở Trường ĐH Tây Nguyên trực tiếp khám chữa bệnh. Toàn bộ chi phí đều từ tiền túi của các hội viên.
Thời gian đầu, công việc của nhóm cũng gặp nhiều khó khăn vì đa số chó mèo bị bỏ rơi đều bị bệnh tật nặng và cũng khá hung dữ, có không ít lần họ bị chó cắn, mèo cào.
Anh Phát kể có lần anh bắt gặp trên trang mạng hình ảnh một con mèo đáng thương bị vứt bỏ ở một bệnh viện cũ cách chỗ anh không xa. Anh lập tức đi tìm thì phát hiện con mèo nhỏ bị bỏ rơi này đang trong tình trạng co giật, tím tái. Anh đem nó đến ngay phòng khám thú y. Hiện con mèo bị suy não này đang được anh Phát cùng anh em trong hội chăm nuôi.
Rồi lần khác, anh Phát cùng anh em cứu một con chó bị bỏ rơi, lại bị thương nặng ở chân. Sau khi điều trị thì hai chân chó bị liệt, mọi người phải chế xe lăn cho nó di chuyển.
Chung tay thực hiện việc cứu hộ, cưu mang chó mèo cùng anh Phát, Thượng úy Lê Hùng Dương (cán bộ Đội CSGT Công an TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) tâm sự: "Nhìn những con chó, con mèo bị hành hạ, tôi thương lắm, thương như chúng là con cháu của mình vậy. Ám ảnh nhất là khi vào các lò mổ, thấy các con chó sắp bị giết, ánh mắt chúng nhìn tôi như van xin, cầu cứu. Lúc đó thì tôi cùng anh em tìm mọi cách để cứu, thậm chí phải mang đồ đi cầm để lấy tiền mua chúng ra...".
Anh Phát (đeo kính) chăm nom chu đáo cho con chó bị bỏ rơi. Ảnh: HUY TRƯỜNG
Đem đồ đi cầm để chuộc chó trong lò mổ
Tháng 2-2020, anh Phát đọc được trên mạng có bài đăng hình ảnh một xe chở chó đến lò mổ. Trong đó có một con chó mẹ chuyển dạ đẻ con rớt trên xe. Sau khi đọc được thông tin trên, ngay lập tức anh Phát cùng một số bạn bè góp tiền đi chuộc chó mẹ về. Khi tới chỗ lò mổ thì chủ lò không cho chuộc nên mọi người phải "ngồi vạ" để nài nỉ mãi mới được. Lúc chuộc được mới biết chó mẹ mang thai tám con nhưng quá trình chở trên xe thì đẻ rơi chết ba con, chỉ còn năm con.
Trong vô vàn những lần cứu và cưu mang những con vật đáng thương, anh Phát và cộng sự phát hiện một con chó Nhật ngay trước cửa phòng khám thú y. Lúc phát hiện, qua kiểm tra thì các anh biết con chó này bị ung thư vú nên bị chủ bỏ rơi.
Mở rộng quy mô cứu chữa chó mèo
Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Phát cho biết anh có thể sẽ mở rộng quy mô trạm thú y và cơ sở để cưu mang được nhiều hơn chó mèo bị bỏ rơi, thương tật. Gần hơn, nhóm sẽ thường xuyên tổ chức những buổi gặp gỡ để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc thú cưng hoặc cách phòng tránh bệnh cho động vật nuôi.
Không có thuốc trị ung thư cho con chó này, nhóm đã đăng thông tin lên mạng để tìm thuốc chữa trị cho nó và được một người bạn ở TP.HCM gửi thuốc cho.
"Khi có thuốc thì nhóm tiến hành phẫu thuật điều trị cho nó. Khi nó khỏe mạnh thì có chủ mới đến nhận nuôi và đặt tên là Mộc. Mọi người thấy vui lắm" - anh Phát chia sẻ.
Nói về những người đến nhận nuôi chó mèo tại trạm, anh Phát cho biết nhóm luôn phải xác minh địa chỉ của họ, mục đích họ xin nuôi để làm gì và quan trọng nhất là phải xem họ có yêu động vật hay không.
Còn những người chủ mới, họ cảm thấy rất vui khi xin được chó mèo ở trạm các anh về nuôi. Có người sau khi xin được thú cưng còn mang gạo tới để nhóm nuôi các con chó mèo khác tại trạm. Việc làm này khiến các thành viên trong nhóm rất xúc động.
Khi biết được việc làm ý nghĩa của chồng, vợ anh Phát ủng hộ hết mình. Nhắc đến chuyện lấy tiền nhà để cứu hộ chó mèo, chị luôn ủng hộ và vận động thêm. Hiện tại, mỗi tháng nhóm anh Phát, anh Dương thực hiện chương trình "Một ngày yêu thương" để triệt sản cho chó mèo hoàn toàn miễn phí. Nói thêm về việc này, anh Phát cho biết nếu không triệt sản thì chó mèo đẻ nhiều quá dễ dẫn đến nguy cơ thừa, sẽ thêm những số phận chó mèo bị bỏ rơi.
Ấp ủ một mái ấm cho trẻ em cơ nhỡ
Ngoài việc cưu mang chó mèo bị bỏ rơi, một nguyện vọng ấp ủ từ thời cấp III của anh Phát là sẽ tự mình xây một mái ấm cho những trẻ em bị bỏ rơi, khuyết tật trên địa bàn. Trước đây, khi chứng kiến hình ảnh nhiều trẻ em trên địa bàn bị lạm dụng đi buôn bán ban đêm, rồi tình trạng chăn dắt, nhiều trẻ em lang thang khuya khiến anh Phát rớt nước mắt. Vì thương, khoảng năm 2018, anh Phát đã đăng bài trên các trang mạng để hiến đất cho các mạnh thường quân đến mở trung tâm bảo trợ trẻ em. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có người nào đứng ra thực hiện.
"Tôi đang ấp ủ, sẽ sớm thôi, vài năm nữa khi đủ kinh phí để xây dựng mái ấm cho trẻ em thì anh em chúng tôi sẽ tiến hành ngay" - anh Phát nói.
Hạnh phúc hay bất hạnh là do suy nghĩ của mỗi người Mình là Nguyễn Thị Chung, sinh năm 2000 hiện đang là sinh viên năm 2 trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, chuyên ngành Ngôn ngữ Anh K19CDAV1. Những kỉ niệm không nhất thiết phải là những câu chuyện vui, những lời khen ngợi mà đôi khi nó còn là những câu chuyện buồn, những sự cố không may xảy ra trong cuộc...