Sẽ không nhà đầu tư ngoại nào được mua cổ phần tại Vietravel
Tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại Vietravel là 0%.
UBCKNN vừa thông báo tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tối đa tại CTCP Du lịch và tiếp thị GTVT Việt Nam (Vietravel – mã chứng khoán VTR).
Theo đó, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại Vietravel được xác định là 0%. Thông tin này sẽ được Vietravel công bố theo quy định và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cập nhật trên hệ thống.
Theo quy định, có những nhóm ngành nghề kinh doanh cần đảm bảo tình hình kinh tế phát triển nhanh, ổn định mà an toàn, thì có những ngành nghề mà các nhà đầu tư nước ngoài không thể kinh doanh.
Trong đó, các ngành nghề liên quan đến dịch vụ tuyển dụng lao động đi nước ngoài cũng nằm trong danh sách nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng cho người lao động.
Trong khi đó, các ngành nghề kinh doanh đăng ký của Vietravel, có nghề xuất khẩu lao động là giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài ở mức 0%.
Video đang HOT
Hơn 12,64 triệu cổ phiếu VTR đã giao dịch phiên đầu tiên trên Upcom hôm nay, ngày 27/9/2019, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 40.000 đồng/cổ phiếu. Đến hết phiên giao dịch buổi sáng, có 1.300 cổ phiếu khớp lệnh ở mức giá trần 56.000 đồng/cổ phiếu.
Thanh Mai
Theo Nhịp sống kinh tế
Chứng khoán chiều 30/7: Phơi bày sự mong manh, VN-Index mất gần 12 điểm
VN-Index đã cạn kiệt lực đẩy để chinh phục ngưỡng 1.000 điểm. Chỉ số quay đầu giảm gần 12 điểm và nhiều cổ phiếu vốn hóa thấp cũng chịu liên đới dù trước đó đứng ngoài xu hướng của nhóm Bluechip.
VN-Index phiên 30/7.
Một loạt các mã Bluechip đã quay đầu giảm giá trong phiên chiều nay như VHM (-4,33%), VRE (-2,45%), GAS (-1,8%), VCB (-0,49%), BID (-2,23%), HPG (-2,71%); trong đó VHM là cổ phiếugây thất thoát điểm số nhiều nhất.
Với nhiều nhà đầu tư đứng ngoài thị trường, các diễn biến giảm này không gây nhiều bất ngờ, nhưng với những nhà đầu tư đang nắm giữ VHM, VCB, GAS hay BID thì các chuyển động này xuất hiện một cách rất đột ngột.
Cụ thể, VHM trước phiên ATC còn có mức giá nhỉnh hơn tham chiếu. Nhưng đã bị kéo tụt mạnh xuống về mức giá thấp nhất phiên 84.000 đồng/cổ phiếu sau 66.720 cổ phiếu được khớp lệnh định kỳ.
Các trường hợp như GAS, BID, VCB cũng đều bị kéo xuống vào phiên ATC với mức độ thiệt hại ít hơn.
Và thông qua các diễn biến bất thường này, thị trường chung đã phản ánh đúng về hậu quả của sự phụ thuộc vào Bluechips. Chỉ số VN-Index mất ngay 12 điểm (-1,2%) xuống 986,02 điểm.
Sắc đỏ càng áp đảo trên toàn sàn với 207 mã giảm so với 89 mã tăng và 69 mã đứng giá tham chiếu.
Thiệt hại của nhiều cổ phiếu vốn hóa thấp là khá lớn dù trước đó nhiều cổ phiếu đã đứng ngoài sóng kéo vượt 1.000 điểm. KBC (-3,27%), SSI (-3,11%), PTB (-3,43%), LCG (-4,9%) , HDC (-3,07%), SZC (-2,17%), PPC (-5,28%), HAH (-2,2%), HAH (-2,27%), VSC (-5,78%) đã xuất hiện tình trạng quá bán do nhà đầu tư lộ rõ sự hoảng loạn.
Nếu có thể vớt vát lại hy vọng thì đó việc dòng tiền rút ra vẫn không quá lớn. Giá trị khớp lệnh chỉ tăng lên 3.013 tỷ đồng là mức giao dịch vẫn vưa phải.
Tính tổng cộng, tổng thanh khoản của HOSE đạt 154,32 triệu đơn vị, tương đương 3.633 tỷ đồng và giá trị thỏa thuận chiếm 650 tỷ đồng.
Tại HNX, tâm lý tháo chạy không tiêu cực như HOSE nhưng SHB (-2,94%), TNG (-6,94%) vẫn xuất hiện như những đại diện của phe bán.
Chỉ số HNX-Index giảm 0,82% xuống 104,43 điểm. Thanh khoản đạt 33,5 triệu đơn vị, tương đương 429 tỷ đồng.
Trong khi đó, UPCoM cũng không tránh được cú đánh úp của các cổ phiếu. VGT (-4,1%), VIB (-2,1%), SDI (-9,1%) đã khiến cho UPCoM-Index giảm 1,27% xuống 58,43 điểm. Thanh khoản đạt 16,47 triệu đơn vị, tương đương 388 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Áp lực bán gia tăng, thị trường chứng khoán lại lao dốc Sau phiên tăng điểm ngày hôm qua, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay (26/7) lại đảo chiều đi xuống khi chốt phiên. Trong đó, chỉ số Vn-Index để mất gần 2 điểm. Theo đó, khởi động phiên giao dịch ngày hôm nay, thị trường tiếp tục tăng nhẹ khi mở cửa phiên. Tuy nhiên, dòng tiền giao dịch khá thận trọng...