Sẽ không có đủ màn hình OLED để Nhật Bản sản xuất TV thông minh nếu tranh chấp thương mại tiếp tục leo thang!
Đó chính xác là những gì các chuyên gia công nghệ Hàn Quốc cảnh báo cho Nhật Bản khi đất nước ‘ Mặt Trời mọc’ tuyên bố sẽ hạn chế xuất khẩu ba nguyên liệu công nghệ quan trọng sang ‘Xứ kim chi’.
TV Sony được bán tại một cửa hàng ở Tokyo.
Nếu Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục “tung đòn” trả đũa nhau trong tranh chấp thương mại, Seoul có thể sẽ hạn chế xuất khẩu màn hình OLED cho các công ty công nghệ Nhật Bản, theo lời cảnh báo của một chuyên gia công nghệ Hàn Quốc.
Trong trường hợp xung đột thương mại tiếp tục gia tăng, việc bán các dòng sản phẩm TV cao cấp của Sony có thể sẽ bị gián đoạn do không có đủ tấm nền Panel (màn hình tinh thể lỏng của TV), Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ bán dẫn của Hàn Quốc nói trên tờ Korea JoongAng Daily.
Các linh kiện điện tử mà Hàn Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản mỗi năm có giá trị đến 3,72 tỷ USD, trong đó có cả màn hình OLED. Các mặt hàng khác mà Hàn Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản bao gồm: máy móc công nghiệp, hóa chất hữu cơ, thiết bị quang học và y tế.
Video đang HOT
Khi được hỏi về tác động của sự hạn chế xuất khẩu công nghệ của Hàn Quốc đối với Nhật Bản, các công ty điện tử xứ “Mặt Trời mọc” vẫn từ chối bình luận.
“Chúng tôi chưa thể đưa ra được nhận xét nào về báo cáo này. Tất cả những gì chúng tôi có thể nói là chúng tôi đang theo dõi tình hình một cách thận trọng”, một trong những lãnh đạo cao cấp của Sony cho biết.
“Hiện tại, tất cả những gì chúng tôi có thể nói là chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình”, một phát ngôn viên của Panasonic nói.
Martin Schulz, chuyên gia kinh tế cao cấp của Viện nghiên cứu Fujitsu ở Tokyo, cho biết các công ty Nhật Bản dễ bị tổn thương hơn trước bất kỳ động thái nào của Hàn Quốc nhằm hạn chế xuất khẩu màn hình và chip nhớ.
Ông Martin cho biết Hàn Quốc không hề độc quyền những mặt hàng này, nhưng sẽ rất khó để các công ty Nhật Bản tìm được nguồn cung thay thế một cách nhanh chóng.
Trong khi Seoul cáo buộc Tokyo vi phạm các quy tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì WTO đang thúc giục cả hai bên nhanh chóng tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến. Việc hạn chế xuất khẩu ba nguyên liệu quan trọng được sử dụng để sản xuất chip nhớ và tấm nền cao cấp sẽ khiến những công ty công nghệ lớn ở Hàn Quốc như Samsung, LG, SK Hynix chịu nhiều ảnh hưởng. Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, khoảng 92% các nguyên liệu công nghệ Hàn Quốc cần đều đến từ Nhật Bản.
Trước mắt, ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc có thể duy trì hoạt động bình thường trong vòng bốn tháng trước lệnh hạn chế xuất khẩu từ Nhật Bản. Tuy nhiên, thiệt hại từ những mâu thuẫn thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ khiến các công ty của cả hai bên chịu thiệt hại.
Theo VietTimes
Bất chấp doanh số bị đuổi sát nút, SamSung vẫn chấp nhận bán màn hình OLED cho Huawei
Mặc dù cạnh tranh khốc liệt trên thị trường smartphone, Samsung vẫn là một đối tác linh kiện được nhiều hãng tin dùng. Lần này, khách hàng mới nhất đặt mua tấm nền từ công ty Hàn Quốc lại là đối thủ lớn nhất.
Chúng ta có lẽ không còn lạ với mối quan hệ của Samsung và Apple trong ngành công nghệ. Ở thị trường smartphone, những chiếc Galaxy và iPhone so kè nhau từng chút một. Tuy nhiên, ngay trên chính iPhone X cũng như nhiều mẫu iPhone khác, màn hình OLED là do Samsung cung cấp, came biến hình ảnh ở ống kính tele cũng là Samsung ISOCELL. Apple đôi khi cũng dùng cả chip nhớ hay RAM của Samsung. Khi iPhone ế ẩm, lợi nhuận bán màn hình của công ty Hàn Quốc liền bị suy giảm.
Samsung cung cấp màn hình cho mẫu P30, trong khi BOE và LGD là p30 Pro
Và lần này, tiếp tục lại là một mối quan hệ đầy phức tạp nữa giữa đại gia xứ Hàn với đối thủ kiêm đối tác. Theo báo Digitimes, hai mẫu Huawei P30 và P30 Pro vừa ra mắt đều sử dụng công nghệ OLED. Mẫu P30 Pro có màn hình 6,47 inch, nhà cung ứng tiếp tục là LG Display và BOE như Mate 20 Pro, chưa rõ tỉ lệ bên nào chiếm nhiều hơn. Còn P30 cũng chuyển sang OLED với kích thước 6,1 inch. Đơn vị sản xuất chính là... Samsung Display! Bất chấp việc Huawei đang khao khát vị trí dẫn đầu của chính Samsung trên thị trường smartphone.
Trong bối cảnh khách hàng lớn Apple đang chịu nhiều sức ép, giới phân tích dự đoán kết quả kinh doanh màn hình quý 1 năm 2019 của công ty xứ kim chi sẽ rất kém. CLSA ước tính lượng giao hàng giảm 26%, đơn hàng từ Apple giảm 60% và Samsung Display sẽ bị lỗ 440 triệu USD. Một nhà phân tích khác cho rằng doanh thu từ màn hình OLED sẽ giảm 50% so với quý 4 năm 2018.
Samsung vừa là đối tác, lại vừa là đối thủ với Huawei
Với Samsung, Huawei là mối đe dọa lớn nhất có thể lật đổ đế chế Galaxy đã thống trị nhiều năm. Nhưng đồng thời, sự tăng trưởng của Huawei thời gian gần đây đến cùng lúc với sự xuống dốc của Apple, khiến hợp đồng bán màn hình cho họ cũng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Sau tất cả, lợi nhuận từ các linh kiện như chip nhớ, RAM, cảm biến hay màn hình vẫn rất lớn.
Nếu Huawei thực sự lật đổ doanh số của Samsung trong năm nay, không biết người hâm mộ công ty Hàn Quốc nên vui hay buồn?
Theo vnreview
Thiệt hại nặng vì Huawei, Samsung lại được Apple cứu Huawei cắt giảm đơn hàng chip nhớ khiến Samsung thiệt hại doanh thu. Tuy nhiên, họ lại được Apple đền bù vì không nhập đủ số lượng màn hình OLED. Theo các báo cáo vừa được công bố, lợi nhuận dự kiến của Samsung Electronics trong quý II/2019 sẽ giảm 56% so với cùng kỳ năm 2018, xuống mức 5,56 tỷ USD. Doanh...