Sẽ có vệ tinh “Made in Vietnam”
Vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon do một nhóm nhà khoa học trẻ của Trung tâm vệ tinh quốc gia thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (HLKH và CNVN) chế tạo, hơn một tháng nay đang bay trong quỹ đạo không gian và hằng ngày vẫn phát tín hiệu về trạm mặt đất.
Các nhà khoa học trẻ trao đổi kế hoạch chế tạo vệ tinh nhỏ thương hiệu Việt Nam.
Một chặng đường mới đang mở ra cho lĩnh vực công nghệ vũ trụ (CNVT) ở nước ta, khi chính các nhà khoa học trẻ đang có kế hoạch nghiên cứu và chế tạo những vệ tinh nhỏ có quy mô và hiện đại hơn trong vài năm tới mang nhãn hiệu “Made in Việt Nam”.
Trung tâm Vệ tinh quốc gia (Viện HLKH và CNVN) mới thành lập được hơn hai năm nhưng trước đó, khi còn là một phòng của Viện CNVT, PGS, TS Phạm Anh Tuấn đã có ý tưởng nghiên cứu, chế tạo một quả vệ tinh siêu nhỏ với ý định phục vụ trước hết cho hoạt động giáo dục và đào tạo. Sau khi làm Giám đốc Trung tâm Vệ tinh quốc gia, PGS, TS Phạm Anh Tuấn “đứng sau” chỉ đạo, còn toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo vệ tinh PicoDragon, anh giao lại cho một nhóm khoảng 10 người, trong đó phần lớn tuổi đời mới 28 – 30… Hai thạc sĩ Trương Xuân Hùng và Hoàng Thế Huynh trong nhóm nghiên cứu trao đổi với tôi chung quanh câu chuyện làm ra PicoDragon và đưa được “rồng siêu nhỏ” của Việt Nam vào khoảng không vũ trụ. Những ngày đầu bắt tay vào nghiên cứu (từ năm 2007), nhóm làm việc phần lớn là các kỹ sư mới tốt nghiệp ở các trường đại học Công nghệ, Bưu chính viễn thông, Bách khoa Hà Nội… về hợp sức cùng nhau. Tài liệu chuyên ngành khan hiếm, trang thiết bị thiếu thốn, lương chỉ hai, ba triệu đồng/ người/tháng. Thạc sĩ Trương Xuân Hùng cười nói: Nếu không có niềm đam mê và kiên trì thì chúng em không theo được đến hôm nay.
Video đang HOT
Lượng sức mình đi từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp; quy mô đề tài cũng nâng dần từ cơ sở lên cấp Viện Hàn lâm “Mô phỏng, thiết kế và chế tạo vệ tinh Pico”.
Vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon có kích thước 10 x 10 x 11,35 cm, nặng một kg nhưng là sản phẩm công nghệ cao. Các loại vật tư, nguyên liệu để chế tạo PicoDragon đều phải nhập khẩu. Không giống như các mặt hàng tiêu dùng thông thường, lại phải làm thủ tục xin phép nước sở tại. Vốn là người sống nhiều năm ở nước ngoài, cho nên PGS Phạm Anh Tuấn, Chủ nhiệm đề tài đã xử lý một cách “thông đồng bén giọt” trong việc mua vật tư, nguyên liệu cho quả vệ tinh. Và đến giữa năm 2012, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon hoàn thành việc chế tạo tại Trung tâm Vệ tinh quốc gia. Với sự tư vấn về kỹ thuật của cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JACA), sau nhiều lần căn chỉnh, tích hợp và thử nghiệm trong nước, PicoDragon được đưa sang thử nghiệm về rung động và nhiệt lần thứ hai tại phòng thí nghiệm của GS Nakasuka (Đại học Tokyo), cũng như thử nghiệm nhả khí tại Trung tâm vũ trụ Tsukuba (tháng 5 -2013). Thế rồi, cuối tháng 7, PicoDragon được lắp vào ống phóng JSSOD cùng hai vệ tinh siêu nhỏ khác của Mỹ, và ngày 4-8-2013 được tàu vận tải HTV4 của Nhật Bản đưa vào quỹ đạo không gian từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima…
Sau hơn ba tháng được lưu giữ trong modun Kibo trên trạm ISS, lúc 19 giờ 17 phút ngày 19-11-2013, PicoDragon (rồng nhỏ Việt Nam) và hai vệ tinh siêu nhỏ khác của Mỹ được đẩy ra quỹ đạo không gian. Một cảm xúc vui mừng khôn tả của cả nhóm nghiên cứu trẻ, như thạc sĩ Hoàng Thế Huynh cho biết là, sau đó không lâu từ 23 giờ 0 phút 8 giây ngày 19-11 đến 0 giờ 0 phút 36 giây ngày 20-11, một loạt các trạm mặt đất của Đại học Nihon, Học viện kỹ thuật Kyushu hay các cơ sở vô tuyến nghiệp dư ở Nhật Bản, Ác-hen-ti-na và trạm mặt đất tại Viện HLKH và CNVN đều nhận được tín hiệu phát ra từ vệ tinh PicoDragon… PGS, TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh quốc gia, Chủ nhiệm đề tài “Mô phỏng, thiết kế và chế tạo vệ tinh Pico” chia sẻ: Mục tiêu thực hiện công trình trước hết là phục vụ cho công tác đào tạo, thử công nghệ mới đối với đội ngũ cán bộ, kỹ sư còn non trẻ của trung tâm. Từ thành công bước đầu này, đơn vị sẽ đúc rút nên những bài học kinh nghiệm quý báu để chuẩn bị cho các dự án quy mô và mang hàm lượng khoa học và công nghệ cao hơn. Đó là dự án nghiên cứu, thiết kế và chế tạo vệ tinh Nano có trọng lượng 10 kg, dự kiến hoàn thành vào năm 2016, và tiếp theo sản xuất vệ tinh Micro nặng 50 kg vào năm 2018…
với những tính năng ứng dụng rộng rãi hơn nhằm phục vụ thiết thực sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Theo Nhandan
Vệ tinh đầu tiên của Việt Nam tự chế tạo hoạt động trên vũ trụ
Vào lúc 19:17 ngày 19/11/2013 (giờ Việt Nam), vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (Rồng nhỏ) do Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được đẩy ra từ Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Vệ tinh đầu tiên của Việt Nam tự chế tạo đã phát tín hiệu đầu tiên.
Chỉ 4 giờ sau, những tín hiệu đầu tiên đã được thu nhận thành công bởi các trạm mặt đất tại Nhật Bản. Tiếp sau đó, Trạm mặt đất đặt tại VNSC cũng đã nhận được tín hiệu từ PicoDragon.
Trước đó, ngày 04/08, vệ tinh PicoDragon đã được phóng thành công lên Trạm ISS qua tàu vận chuyển HTV4 của Nhật Bản. Sau hơn 3 tháng được lưu giữ trong mô-đun Kibo trên Trạm ISS, vào hồi 19:17 ngày 19/11/2013 (giờ Việt Nam), PicoDragon (Rồng nhỏ) cùng 2 vệ tinh siêu nhỏ khác của Mỹ được đưa vào quỹ đạo.
Ngay sau thời điểm này, vệ tinh bắt đầu thực hiện các bước trong qui trình khởi động như kiểm tra trạng thái làm việc, đo đạc các thông số môi trường, đảm bảo đạt yêu cầu cho việc bung ăng ten và khởi động hệ thống thu phát tín hiệu vô tuyến. Ở chế độ thường, PicoDragon liên tục phát đi những bản tin quảng bá với nội dung "PICO DRAGON VIETNAM".
Theo tin từ Trung tâm Vệ tinh Quốc gia cho biết, tính từ thời điểm 04:00 ngày 20/11, Trung tâm đã nhận được các xác thực về các lần thu nhận thành công tín hiệu từ các Trạm mặt đất.
PicoDragon liên tục phát đi những bản tin quảng bá với nội dung "PICO DRAGON VIETNAM"
Hiện tại, nhóm kĩ sư của VNSC đang tích cực thực hiện việc thu nhận tín hiệu tiếp theo đồng thời liên lạc với các trạm mặt đất khác trên thế giới để nhờ sự trợ giúp. Với kết quả này, PicoDragon (Rồng nhỏ) đã trở thành vệ tinh đầu tiên do Việt Nam chế tạo hoạt động thành công trên không gian.
Vệ tinh PicoDragon có kích thước 10 x 10 x 11,35 cm, khối lượng 1 kg, là sản phẩm được phát triển hoàn toàn bởi đội ngũ kĩ sư, nghiên cứu viên trẻ của VNSC. Toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp đến thử nghiệm đều được thực hiện tại Việt Nam. Việc thử nghiệm rung động, nhiệt tại phòng thí nghiệm của Giáo sư S.Nakasuka, Đại học Tokyo và một số thử nghiệm khác tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ JAXA (Nhật Bản). Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh Trái Đất, đo đạc một số thông số vệ tinh và môi trường vũ trụ bởi các cảm biến gắn trên vệ tinh và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.
Theo Dân trí
Giám đốc NASA nói chuyện với học sinh Hà Nội Hôm nay 11-12, giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) Charles F. Bolden sẽ có buổi nói chuyện với học sinh Trường Hà Nội - Amsterdam vào buổi sáng và làm việc với một số bộ ngành VN vào buổi chiều. Ngày 10-12, ông đã thăm Trung tâm Vệ tinh quốc gia và giao lưu với các...