Sẽ có quy trình từ chức với người tín nhiệm thấp
Ngày 4-1, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã phối hợp với Đoàn ĐBQH TP Hà Nội tổ chức lấy ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 35/2012/QH 13.
Theo dự thảo, với nhiệm kỳ 2011-2016, việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tại Quốc hội, HĐND được tiến hành tại kỳ họp đầu năm 2013, nhưng không được trước ngày 1-2-2013. Phiếu tín nhiệm được sử dụng riêng đối với từng người được đưa ra bỏ phiếu, ghi rõ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ tín nhiệm và không tín nhiệm. Dự thảo cũng đề cập tới trình tự, thủ tục xin từ chức đối với những người có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp; trường hợp đạt phiếu tín nhiệm thấp… Để tránh những vướng mắc trong quá trình thực hiện, nhiều ý kiến đề nghị hướng dẫn cần đưa ra các quy định, tiêu chí cụ thể nhằm tránh khuynh hướng hình thức, bảo đảm tính khách quan, nhất là công tác đánh giá mức độ tín nhiệm của cán bộ được bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm.
Theo ANTD
Nên từ chức trước khi bị bỏ phiếu bất tín nhiệm
ĐB Trương Minh Hoàng (Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau) cho rằng, cán bộ có năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ nên tự từ chức, trước khi bị xem xét, bỏ phiếu bất tín nhiệm.
- Thưa ông, ông có cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt là cần thiết.
- Tôi lấy ví dụ nhỏ như thế này, nhiều vị ĐBQH phản ánh có tình trạng, danh sách đoàn giám sát gửi xuống địa phương ban đầu khá đông, nhưng thực tế đến khi đoàn có mặt tại địa phương thì chỉ còn lại ít thành viên. Điều này khiến cho địa phương bị "lố" về nhiều mặt: lịch, chương trình đón tiếp, cũng như việc các cử tri luôn muốn phản ánh tâm tư, nguyện vọng đến đầy đủ các thành viên trong đoàn giám sát. Chính vì thế, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ ràng buộc các ĐBQH là thành viên đoàn giám sát phải tham gia đầy đủ, làm tròn trách nhiệm của mình, bất kể bận việc gì. Liên quan đến việc này, tôi cũng xin đề xuất nâng tầm Ban công tác ĐBQH (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) trở thành một Ủy ban của Quốc hội. Có như vậy việc quản lý, theo dõi hoạt động của từng vị ĐBQH mới được sát sao.
- Dự thảo Nghị quyết đưa ra 4 mức tín nhiệm: cao, trung bình, thấp và chưa có ý kiến, nhiều đại biểu cũng băn về các mức này, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Theo tôi, mức cuối cùng "chưa có ý kiến" nên thay thế bằng "có ý kiến khác" - ĐBQH là phải thể hiện chính kiến của mình không thể bỏ phiếu trắng.
- Nhiều ý kiến ĐBQH cho rằng, nếu phiếu tín nhiệm thấp thì người giữ chức vụ nên từ chức như một cách giữ thể diện cuối cùng. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?
- Rõ ràng là rất cần, nhưng hiện nay chúng ta chưa có văn hóa từ chức. Dự thảo Nghị quyết quy định, sau hai lần lấy phiếu tín nhiệm đều thấp thì mới đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm. Tôi cho rằng không nên chờ đến hai lần xem xét, muốn giữ thể diện thì phải thực hiện sớm hơn. Ngay từ mức tín nhiệm lần đầu, nếu thấy thấp thì phải tự rèn luyện, tu dưỡng, kiểm tra xem mình thiếu sót, hạn chế chỗ nào trong đạo đức, hành vi kể cả trong kê khai tài sản cá nhân... mà khắc phục, đừng đợi đến nước cuối cùng mới chịu rời ghế chức vụ. Trong quá trình hoạt động, nếu có một vài ý kiến cá nhân phê phán thì còn có thể nói là chưa chính xác; chứ nếu cả tập thể cùng bỏ phiếu tín nhiệm thấp thì rõ ràng cần phải tự xem lại.
- Theo ông, đã đến lúc chúng ta cần xây dựng văn hóa từ chức?
- Xây dựng văn hóa từ chức ngay lúc này đây cũng chưa muộn. Cần tuyên truyền ngay từ khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, để khi thi tuyển trở thành cán bộ, công chức phải nắm được tinh thần này. Trải qua quá trình công tác, đến khi trở thành người có chức vụ rồi thì càng phải hiểu rõ, nếu thấy việc làm không nổi thì đừng có cố nhận vào.
- Xin cảm ơn ông!
Theo ANTD
Lấy phiếu tín nhiệm: Tập trung vào chức danh "quyền và tiền" Nhấn mạnh việc lấy phiếu tín nhiệm là "để có một đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh ở cấp cao", đại biểu quốc hội Bùi Thị An nhắc lại thực tế Quốc hội cũng có nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm đối với những chức danh Quốc hội bầu ra từ 11 năm trước, và bây giờ "nếu không làm là...