Sẽ có những bất ngờ trong ngày khai giảng
“Chúng tôi đã mong muốn thay đổi hình thức ngày khai giảng từ lâu” – nhiều hiệu trưởng khi được hỏi về quy định mới của ngành giáo dục trong việc tổ chức buổi lễ này bày tỏ. Và ngày khai giảng năm học mới sắp tới hứa hẹn có những bất ngờ để thầy cô và các em học sinh có một ngày khai giảng thực sự ấn tượng và ý nghĩa.
Hãy để các em có những ấn tượng đẹp khởi đầu một năm học mới
Trực thời tiết từ 5h sáng khai giảng
“Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày khai giảng, giáo viên chủ nhiệm phải thức dậy từ 5h sáng ngồi canh dự báo thời tiết. Nếu trời nắng thì kế hoạch như cũ. Trời mưa thì lập tức phải nhắn tin cho tất cả phụ huynh học sinh trong lớp thực hiện kế hoạch B. Tức là mỗi lớp chỉ được 5 học sinh đại diện đến dự khai giảng, còn tất cả nghỉ ở nhà vì không có chỗ tổ chức” – một giáo viên trường THCS thuộc quận Ba Đình cho biết. Nguyên nhân là nếu trời mưa, việc thuê, lắp đặt phông bạt sẽ không kịp, hơn nữa giá thuê dịch vụ này vào những ngày khai giảng cũng cao ngất ngưởng do nhu cầu tăng vọt.
Còn tại một trong những trường có tên tuổi trên địa bàn quận Đống Đa, giáo viên sợ những ngày trước khai giảng vì nguyên nhân là tiếng ồn từ đội tập nghi thức, văn nghệ và diễu hành quá lớn trong khi cả trường đang phải tập trung học văn hóa.
Cô giáo Nguyễn Hà Lan phân tích, ngoài việc đến trường tập trung từ trước đó nửa tháng, học sinh không mấy hứng khởi đón ngày khai giảng còn do thời tiết quá nắng nóng, nội dung chương trình không hấp dẫn, lặp lại năm này qua năm khác. “Trời nắng là sợ nhất. Toàn trường có tới trên 3.000 học sinh, giáo viên. Sân trường chật kín chỗ, nhiều khi thở cũng thấy khó thì làm sao còn cảm giác vui vẻ. Không ít trường hợp học sinh bị ngất giữa buổi lễ khai giảng” – cô Lan chia sẻ.
Tổ chức đơn giản, gọn nhẹ
Rất ủng hộ chủ trương tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, bà Đinh Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng trường THCS Đống Đa, Hà Nội cho biết, nhà trường đã lên kế hoạch theo đúng yêu cầu của Bộ và Sở GD-ĐT, đơn giản, ngắn gọn, thay đổi từ bài diễn văn đến lễ diễu hành… “Năm nay nhà trường đón hơn 600 học sinh lớp 6. Nếu cứ như mọi năm, các em sẽ phải tập dượt không ít thời gian để có một lễ diễu hành đầy đủ, không thiếu lớp nào. Năm nay, thay vì lễ diễu hành của 12 lớp là màn thả bóng bay trong sự cổ vũ của toàn trường dành riêng cho khối lớp 6. Như vậy vẫn đảm bảo các em được chào đón nhiệt tình, vui vẻ mà không mệt mỏi” – bà Vân Hồng cho biết và tiết lộ, “Để đáp ứng yêu cầu tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ trong 1 tiếng, bài diễn văn của hiệu trưởng cũng phải thay đổi, đơn giản, súc tích, không quá 5 phút”.
Bà Phạm Thị Yến, Hiệu trưởng trường tiểu học Thành Công B cũng cho rằng, quyết định đổi mới của Bộ GD-ĐT là cơ sở để các trường thực hiện một lễ khai giảng thiết thực, ý nghĩa, không gây nhàm chán cho học sinh. “Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các em học sinh lớp 1. Để các con cảm thấy đây là ngày hội và được đến trường là niềm vui, nhà trường đã có kế hoạch chuẩn bị một món quà cho mỗi học sinh. Hơn 400 học sinh lớp 1 sẽ được tặng một chiếc kẹo đặc biệt do các thầy cô tự tay đóng gói với bên trong là những vật phẩm đáng yêu, có ích như kẹo, bút chì, gọt bút chì, tẩy…”- bà Phạm Thị Yến cho biết.
Còn với học sinh lứa tuổi THPT, ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức chia sẻ, việc tổ chức các hoạt động khai giảng gói gọn trong 1 tiếng là hợp lý. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện, nhu cầu của mỗi trường, nên để các em học sinh tham gia ý kiến, tổ chức các lễ hội, hội trại, giao lưu học sinh mới, học sinh hiện tại và các cựu học sinh của trường. “Các em có rất nhiều ý tưởng. Nếu tạo điều kiện để các em thực hiện được thì ngày khai giảng sẽ thực sự có ấn tượng và ý nghĩa với học sinh” – ông Nguyễn Quốc Bình khẳng định.
Video đang HOT
Trường học không được thuê dịch vụ quét dọn lớp học
Một trong những nhiệm vụ đầu năm học mới được Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu là việc duy trì hàng ngày nền nếp trực nhật lớp của học sinh, không thuê dịch vụ làm công việc này. Các trường chỉ thuê dịch vụ tại các khu vực như khu vệ sinh, sân trường và định kỳ tổ chức các buổi lao động tập thể với sự tham gia của giáo viên, nhân viên và học sinh nhằm tạo ý thức lao động giữ gìn vệ sinh chung và tạo cảnh quan sư phạm trong khuôn viên nhà trường.
Không bắt buộc học sinh mua đồng phục mới
Ngày 27-8, thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, vào năm học mới, các cơ sở giáo dục không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, chỉ cần mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sở cũng yêu cầu đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp với lứa tuổi học sinh và văn hóa địa phương, được Hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh đồng thuận. Hiệu trưởng các trường không để một học sinh nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học.
(Theo Vinh Hương/ An Ninh Thủ Đô)
Từ "Chủ tịch" không có gì xa vời với học sinh
"Mọi người cần hiểu đơn giản từ Chủ tịch Hội đồng tự quản. Ta phải hiểu cụm từ đó mềm đi, có quy định chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng tự quản, giúp giáo viên thế nào... thì từ "Chủ tịch" không có gì xa vời với học sinh".
Trao đổi với Dân trí, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã có những chia sẻ về tổ chức lớp học theo hình thức Hội đồng tự quản trên cơ sở thực tế 58 trường tiểu học của Hà Nội đang triển khai.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, khi Bộ GD-ĐT triển khai thí điểm mô hình trường học mới (VNEN) ở Trường tiểu học Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì, Hà Nội), bản thân Phó giám đốc Phạm Xuân Tiến cũng chưa đánh giá cao mô hình này. Chỉ khi trực tiếp về chứng kiến sự mạnh dạn, tự tin của học trò trong giao tiếp... ông mới thực sự bất ngờ và bắt đầu đặt niềm tin vào mô hình VNEN.
Ông Phạm Xuân Tiến - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội.
Ông Tiến chia sẻ, cách đây hơn 2 năm, Bộ triển khai thí điểm trường học mới ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Lúc đó, dư luận tập trung hai vấn đề. Một là, Nếu học theo VNEN thì học sinh "tự bơi"? Đến thời điểm này, điều đó được chứng minh, đúng học sinh đã "tự bơi", nhưng không những "bơi" được mà còn "bơi" giỏi. Việc "tự bơi" dư luận cho rằng khó khăn nhưng thực ra là rất tốt. Có nghĩa là khi chuyển từ học sang tự học đã thấy rõ trong mô hình VNEN. Học sinh ngồi học theo nhóm, trao đổi, thảo luận, lĩnh hội kiến thức hoàn toàn hợp lý và các em làm được điều đó.
Hai là tổ chức bộ máy của lớp học, mọi người bàn nhiều mô hình tự quản, trong đó có Chủ tịch Hội đồng tự quản, Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản, các Ban, rồi nhóm... mọi người đều rộ lên và có nhiều ý kiến băn khoăn về việc giao cho học sinh làm quản lý quá sớm. Nhưng đến thời điểm này, cơ cấu trong lớp học, trong một Hội đồng tự quản hoàn toàn hợp lý, học sinh làm việc rất tốt và rất có trách nhiệm.
Trẻ nhỏ "tự bơi" được
Như ông chia sẻ ở trên, thực tế đã chứng minh được rằng trẻ nhỏ đã "tự bơi" được khi được học theo mô hình trường tiểu học mới. Vậy yếu tố nào làm nên sự thay đổi này?
Ông Phạm Xuân Tiến: Trước hết chúng ta cần phải nhìn nhận, ở mô hình VNEN thì sách được viết theo hướng học sinh có thể tự học được. Chương trình thì vẫn như cũ nhưng cách viết sách thì thay đổi.
Nếu nói học sinh "tự bơi" thì không hẳn như thế. Vì học sinh tham gia quá trình học tập có sự hỗ trợ của giáo viên. Còn về quản lý, phải hiểu rộng khái niệm quản lý. Không phải chỉ có chữ ký, có con dấu mới là quản lý. Do đó, từ nhỏ, đã phải dạy cho trẻ nếu đã ra một quyết định có tác động đến người khác thì trẻ phải suy nghĩ, lựa chọn để ra quyết định. Chính vì điều đó, rất cần trong mô hình này. Từ thực tiễn, từ nhóm trưởng, khi làm việc gì đó, đã phải nghĩ đến việc ý kiến phải hợp lý để mọi người cũng làm, cùng nghe. Các Ban cũng thế, Chủ tịch Hội đồng tự quản cũng vậy, ý kiến đưa ra phải hợp lý để cho các bạn trong lớp cùng thực hiện. Vấn đề ở chỗ, trong quá trình làm như vậy, các nhóm trưởng được luân phiên, các ban cũng luân phiên, Chủ tịch Hội đồng tự quản cũng luân phiên và các em nhìn nhau để học.
Đừng nặng nề khi gắn chức "Chủ tịch
Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc gắn chức "chủ tịch" cho trẻ nhỏ rất dễ dẫn đến sự háo danh?
Ông Phạm Xuân Tiến: Theo quan điểm của tôi thì mọi người cần hiểu đơn giản từ "Chủ tịch".
Trên thực tế, đã gọi là Hội đồng tự quản thì chức vụ phù hợp nhất là Chủ tịch Hội đồng tự quản. Ta phải hiểu cụm từ đó mềm đi, có quy định chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng tự quản, giúp giáo viên thế nào... thì từ "Chủ tịch" không có gì xa vời với học sinh.
Một tiết tập huấn giáo viên trong mô hình trường tiểu học mới của Hà Nội
Trên thực tế, tất cả những lớp, những trường thí điểm mô hình VNEN thì các em đều làm rất tốt, rất tín nhiệm. Bản thân tôi khi đi thăm những lớp đó, tôi có hỏi em nào thích làm nhóm trưởng thì các con đều giơ tay. Hỏi tại sao thì các em nói làm nhóm trưởng để cố gắng học tập và làm nhóm trưởng để bảo ban và giúp đỡ các bạn trong học tập. Khi tôi hỏi lớp mình có bạn nào có mong muốn làm Chủ tịch Hội đồng tự quản thì cũng có nhiều cánh tay giơ lên. Và nếu muốn nhiệm kỳ sau được bầu thì các em trả lời là gương mẫu, tích cực giúp đỡ bạn bè để bạn bè tín nhiệm em. Như vậy chính HS nhận thức được vấn đề đó. Điều đó còn giúp đứa trẻ nhận thức trách nhiệm không chỉ với bản thân mà với bạn bè trong lớp.
Nên tôi cho rằng, việc bố trí, sắp xếp cơ cấu một lớp học theo mô hình tự quản là hoàn toàn hợp lý. Có chăng là người lớn đang áp suy nghĩ của mình vào suy nghĩ của con trẻ. Suy nghĩ của trẻ con rất đơn giản, người lớn áp suy nghĩ của mình vào làm cho việc đó trở nên nặng nề. Ở hội đồng tự quản thì dân chủ hơn rất nhiều so với mô hình lớp cũ. Nhưng suy nghĩ của tôi, nhóm trưởng các ban được luân phiên nhau, các em được làm và ý thức được trách nhiệm với bản thân mình và bạn bè rất quan trọng.
Bên cạnh đó, cũng phải nói, với những em có cá tính, hay bộc lộ điều gì đó thì giáo viên phải có trách nhiệm điều chỉnh, các bạn trong lớp cũng phải góp ý.
Dư luận đặt câu hỏi trái chiều, có phải chăng do dư luận chưa hiểu, chưa được tiếp cận với mô hình trường học mới
Ông Phạm Xuân Tiến: Theo tôi đúng là như vậy. Ngành mới chỉ đang thí điểm mô hình VNEN nên hiện nay khá nhiều phụ huynh học sinh, người dân chưa biết đến điều này và cũng chưa biết cách tổ chức trong lớp học của mô hình VNEN. Do đó, khi thay đổi lớp trưởng thành chủ tịch hội đồng tự quản người ta thấy ngỡ ngàng, đột biến. Nhưng với phụ huynh đang có con học tại mô hình VNEN thì người ta không bỡ ngỡ với việc tổ chức trong lớp học.
Nhưng đáng lẽ ra những việc này là của giáo viên, việc học sinh tham gia quá sớm sẽ làm mất thời gian ảnh hưởng đến học tập của các em?
Ông Phạm Xuân Tiến: Nếu mất quá nhiều thời gian thì chúng ta cần phải xem xét lại. Tuy nhiên thực tế cho thấy, những việc này không mất quá nhiều thời gian của các em. Mà các em cùng tham gia, cùng tổ chức các hoạt động để thông qua đó các em sẽ thấy được việc mình làm đem lại cho chính bản thân và các bạn một ý nghĩa nhất định.
Ngay cả Chủ tịch Hội đồng tự quản cũng không phải bỏ việc học để làm công việc của lớp. Vì công việc đó đồng thời với diễn biến hoạt động của lớp kể cả hoạt động học tập và các hoạt động khác. Chính việc làm đó giúp các em nâng cao năng lực bản thân, ý thức và trách nhiệm để làm tốt được, các em phải học tốt hơn các bạn, làm tốt hơn các bạn. Việc này lại được luân phiên, các bạn nhìn vào nhau để học tập.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hùng (thực hiện)
Theo Dantri
Không công khai điểm số học sinh là giấu dốt? Theo chủ trương của Sở GD-ĐT TPHCM, các trường tiểu học sẽ không được công bố điểm số của học trò trong cuộc họp phụ huynh và sinh hoạt với học sinh. Điều này gây ra những ý kiến trái chiều. Giữ bí mật là giấu dốt? Giáo viên (GV) thông tin cụ thể điểm số của từng học sinh (HS) được xem...