Sẽ có nghị quyết mới về “tam nông”
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho biết đến thời điểm này đã chín muồi để tổng kết và ban hành một nghị quyết mới của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Ngày 19-1, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 26 (Ban Chỉ đạo) và Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Góp ý kiến báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (Nghị quyết 26).
Thay mặt Ban Chỉ đạo, trình bày báo cáo tổng kết Nghị quyết 26, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng cho biết Ban Chỉ đạo kiến nghị Bộ Chính trị xem xét, trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết mới với tên gọi theo 2 phương án. Phương án 1: Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Phương án 2: Nghị quyết hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: THÀNH TRUNG
Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành đồng tình việc cần có Nghị quyết mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phù hợp tình hình mới. Ông Phạm Minh Tấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, kiến nghị cần đầu tư nhiều hơn, có đủ nguồn lực tín dụng. Còn ông Hồ Thanh Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai, đề nghị cần có chiến lược phát triển cây trồng, vật nuôi trong tương lai, đồng thời bổ sung giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nông sản, đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường bền vững, giải bài toán “được mùa, mất giá” cho nông dân…
Video đang HOT
Giải đáp đề xuất của lãnh đạo các tỉnh, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết thời gian tới, ngành ngân hàng tiếp tục hướng dòng vốn vào nông nghiệp, nông thôn, duy trì tỉ lệ khoảng 25%-30% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Tín dụng tập trung vào nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã, những sản xuất quy mô lớn – ông Tú cam kết.
Kết luận hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho biết đến thời điểm này đã chín muồi để tổng kết và ban hành một nghị quyết mới của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ông Võ Văn Thưởng lưu ý nguyên tắc nghị quyết mới phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên cơ sở cái gì đã làm tốt thì tiếp tục phát huy. Đồng thời, giải pháp để giải quyết các vấn đề mới, khắc phục tối đa các hạn chế yếu kém. Đặc biệt là thể chế về đất đai để phục vụ cho phát triển nông nghiệp. “Người nông dân an tâm và có thể làm giàu trên đất mà nhà nước đã giao hoặc tạo điều kiện thực hiện điều mà bấy lâu nay chúng ta vẫn mơ ước là ly nông nhưng không ly hương. Thu hút được đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nông sản Việt Nam phải được mong chờ đặt hàng chứ không phải chờ đợi để giải cứu” – Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.
Thường trực Ban Bí thư yêu cầu Ban Chỉ đạo tiếp thu chắt lọc kỹ lưỡng các ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị quyết để phấn đấu đến tháng 3-2022 trình Bộ Chính trị cho ý kiến và tiếp tục hoàn thiện đến tháng 5 trình Ban Chấp hành Trung ương. Sau khi Ban Chấp hành Trung ương thông qua thì văn bản hóa ngay và triển khai cụ thể.
NPK Cà Mau - giải pháp giúp nông dân hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững
Cùng với các nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành trong việc triển khai những cam kết của nền nông nghiệp Việt Nam với quốc tế về định hướng phát triển "minh bạch - sinh thái - bền vững", Phân bón Cà Mau đang hiện thực sứ mệnh bằng cách hoàn chỉnh dòng sản phẩm chủ lực, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững...
Từ những quan sát tỉ mỉ khi đồng hành cùng nhà nông
Ông Tư Sơn (Nguyễn Bá Sơn) - một trong số những nông dân có vườn cây (bưởi) bị xâm nhập mặn tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cho biết, vừa qua tuy xâm nhập mặn vẫn diễn biến phức tạp và đem lại rất nhiều hậu quả nặng nề; nhưng vườn của ông nhờ được chăm sóc và áp dụng các biện pháp xử lý mặn, nên phần nào vẫn tươi tốt, cho năng suất ổn định.
Theo ông Sơn, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia kỹ thuật của Công ty Phân bón Cà Mau, ông đã tiến hành khử nước, vệ sinh vườn, chăm bón và xử lý đất bằng quy trình bón phân hợp lý, đúng loại. Ông Sơn được hướng dẫn khơi thông mương rạch khử phèn mặn tích tụ trong đất, tưới nhiều nước. Đồng thời, kết hợp vừa rửa nước ngọt vừa dùng vôi với liều lượng khoảng 300-500 kg/ha (tùy theo độ pH đất). Sau đó, vườn bưởi của nông dân nay được hướng dẫn rải phân bón N.Humate TE với liều lượng 100 g/gốc, sau đó tưới nước lên để giữ ẩm. Cuối cùng, ông bón thêm NPK Cà Mau 16-16-8 để giúp cây ra chồi lá mới.
Đội ngũ kỹ sư của Phân Bón Cà Mau luôn đồng hành, tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân để nâng cao năng suất cho cây trồng
"Vườn bưởi của tôi sau thời gian làm theo đúng các quy trình kỹ thuật do các chuyên gia của Phân Bón Cà Mau hướng dẫn, đã hồi phục nhanh và cho tỷ lệ đậu và giữ trái cao, hứa hẹn sẽ có vụ Tết ổn định" - ông Tư Sơn hồ hởi.
Trường hợp như ông Tư Sơn không hiếm gặp bởi suốt những năm qua, để ứng phó với tình trạng hạn, mặn khu vực ĐBSCL, Phân bón Cà Mau đã tổ chức hàng loạt các hội thảo, trình diễn đầu bờ, triển khai mô hình canh tác thông minh... để giúp người nông dân tiếp cận cách hồi phục vườn cây ăn trái, ruộng lúa nhiễm mặn, bằng nhiều biện pháp xử lý khác nhau như tưới nước và bón phân. Trong đó, phân bón NPK Cà Mau là một trong nhiều loại phân bón rất phù hợp với việc khử mặn cho đất, nhất là với những vườn trồng cây ăn trái.
"Tình trạng xâm nhập mặn đã làm cho trồng cây ăn trái, ruộng lúa tại khu vực ĐBSCL năng suất sụt giảm và tốn kém chi phí chăm bón mà năng suất không cao. Tuy nhiên, nếu chỉ bón phân mà không có các giải pháp cải tạo đất, phục hồi dinh dưỡng trong đất bằng các trung, vi lượng... thì cũng khó đảm bảo hiệu quả. Thấu hiểu những khó khăn này trong canh tác của người nông dân, Phân bón Cà Mau đã tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật... Và xem đây là chiến lược đồng hành lâu dài, tạo mối quan hệ gắn bó với người nông dân, để cùng nhau xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững", đại diện Phân bón Cà Mau, khẳng định.
NPK Cà Mau - Sản phẩm tâm huyết với nhiều giá trị vượt trội
Có thể thấy, trong việc ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL, hay khô hạn ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ... không thể thiếu vai trò của các loại phân bón, trong đó có NPK Cà Mau - với vai trò giúp nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả.
NPK Cà Mau - Sản phẩm tâm huyết từ các chuyên gia đầu ngành
Theo đại diện của Công ty Phân bón Cà Mau chia sẻ, sản phẩm NPK Cà Mau một hạt được sản xuất trên công nghệ hiện đại của Tập đoàn ESPINDESA - Tây Ban Nha. Tất cả các nguyên liệu chứa các chất dinh dưỡng (N, P, K và các chất trung, vi lượng...) trong quá trình sản xuất được phối trộn đồng đều trong dung dịch urê nóng chảy, tạo thành viên phân bón đồng nhất, tan nhanh, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng và đa dạng các công thức phân bón khác nhau theo hướng chuyên dùng phù hợp các nhóm đất và cây trồng khác nhau. Bên cạnh đó, phân bón NPK Cà Mau không ngừng được nghiên cứu cải tiến, bổ sung các chất giúp nâng cao hiệu quả sử dụng dưỡng chất, không những giúp hạn chế thất thoát, để tiết kiệm lượng phân bón, mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Từ đó, phân bón NPK Cà Mau 1 hạt đã giải quyết được khó khăn của Nông dân khi sử dụng phân NPK hỗn hợp 3 màu có sự phân tách hạt, các hạt phân chứa các thành phần dinh dưỡng N, P, K khác nhau. Sử dụng phân bón NPK Cà Mau 1 hạt giúp cho rễ cây hút đồng đều các yếu tố dinh dưỡng, không gây ra sự mất cân đối dưỡng chất cục bộ hoặc thiếu hụt nhất thời.
"NPK Cà Mau - một sản phẩm tâm huyết của đội ngũ nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực phân bón cây trồng trong quá trình đồng hành cùng nhà nông. Với nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến, kết hợp cùng sự thấu hiểu bà con nông dân trên cả nước, NPK Cà Mau được kỳ vọng sẽ trở thành giải pháp giúp bà con nông dân nâng cao hiệu quả canh tác, cùng hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững", đại diện của Phân Bón Cà Mau cho biết.
Phát triển 'Tam nông' bằng tư duy mới: Cần cả trí tuệ và lương tâm! Phát triển tam nông cần đến cả tư duy và đạo lý phát triển, cần cả trí tuệ và lương tâm từ phía người lãnh đạo, PGS.TS Đoàn Minh Huấn chia sẻ. Trong một tham luận với chủ đề "Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn - nhìn bằng tư duy mới, cách tiếp cận mới", với lăng kính mới, PGS.TS Đoàn...