Sẻ chia khó khăn với người dân TP Hồ Chí Minh
Sau một thời gian ngắn phát động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam, với tinh thần tương thân, tương ái, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực góp sức, góp của để sẻ chia khó khăn với những người lao động nghèo ở TP Hồ Chí Minh đang thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19.
Các đoàn viên, tình nguyện viên tất bật đóng gói lương thực, thực phẩm thành từng suất riêng để kịp thời vận chuyển vào miền Nam.
Tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam, các đoàn viên thanh niên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam tất bật đóng gói 25 tấn hàng gồm lương thực thực phẩm, rau, củ quả, dầu ăn, nước mắm, đường, sữa, mì tôm… thành từng suất riêng để kịp thời vận chuyển vào miền Nam. Toàn bộ số hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu, vật tư y tế này được Đoàn thanh niên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam kêu gọi vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tham gia quyên góp ủng hộ nhằm giúp đỡ người dân tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam phòng, chống dịch COVID-19.
Anh Lê Thanh Sơn – Bí thư Đoàn thanh niên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam cho biết: Ngay sau khi đoàn thanh niên phát động, chúng tôi nhận về không chỉ là những nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm của các đoàn viên, thanh niên mà còn của những người dân khắp địa bàn tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận. Nhiều người đã chở rất nhiều xe hoa qua, rau củ ở rất xa để đến góp chung vào phong trào. Từ hai chuyến xe phát động được đợt này chúng tôi sẽ mở rộng ra các đợt khác trong thời gian tới.
Nhiều đoàn viên, người dân đã đóng góp theo lời kêu gọi bằng hiện vật cho các tổ chức đoàn thể để ủng hộ đồng bào miền Nam.
Tương tự, tại chùa Hòa Lạc, thành phố Phủ Lý, ngay từ sáng sớm nhiều tình nguyện viên đã có mặt để vận chuyển 18 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu được các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh, chùa Hòa Lạc, thành phố Phủ Lý và chùa Hồng Ân huyện Thanh Liêm quyên góp ủng hộ để vận chuyển vào giúp người dân đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19. Chuyến xe nghĩa tình mang theo tình cảm, sự sẻ chia của các tầng lớp nhân dân tỉnh Hà Nam gửi đến người dân đang gặp khó khăn cho ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trước đó, hai chuyến xe chở hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cũng đã kịp thời vào đến TP Hồ Chí Minh để hỗ trợ người dân phòng, chống dịch COVID-19.
Ni sư Thích Nữ Viên Thành, Trụ trì chùa Hồng Ân (xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm) cho hay: Nhà chùa đã vận động, kêu gọi các phật tử và nhân dân gần xa để ủng hộ đồng bào miền Nam. Khi thấy đồng bào mình, nhất là đồng bào ở TP Hồ Chí Minh đang chịu dịch bệnh hoành hoành, nhà chùa mong chia ngọt sẻ bùi, một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Video đang HOT
Để chung tay góp sức cùng TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19, trước đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam đã ủng hộ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh 1 tỷ đồng; hỗ trợ 1 tỷ đồng cho nhân dân Hà Nam đang sinh sống và làm việc tại các tỉnh phía Nam gặp khó khăn do dịch COVID-19. Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức 3 chuyến xe vận chuyển nhu yếu phẩm, hàng hóa, thực phẩm thiết yếu ủng hộ, hỗ trợ đồng bào TP Hồ Chí Minh.
Đoàn cán bộ, nhân viên y tế Hà Nam lên đường hỗ trợ tỉnh Đồng Nai dập dịch COVID-19. Ảnh: Nguyễn Chinh/TTXVN
Không chỉ ủng hộ về vật lực, tỉnh Hà Nam còn cử 110 y bác sĩ vào tâm dịch TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai để cùng lực lượng y tế các tỉnh, thành tham gia chống dịch. Từ thành phố cho đến các miền quê, người dân trên khắp địa bàn tỉnh cũng đang chung tay chia ngọt sẻ bùi đóng góp ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu để gửi tặng người dân Thành phố mang tên Bác. Những món quà chứa đựng tình cảm, “nghĩa đồng bào” của người dân Hà Nam nói riêng và người dân cả nước nói chung chắc chắn sẽ tiếp thêm sức mạnh, tạo động lực để người dân thành phố mang tên Bác sớm vượt qua khó khăn, sớm chiến thắng dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Đức Hiếu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam chia sẻ, ngay khi TP Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đã gom góp tiền mặt, thực phẩm để gửi cho bà con, với tấm chia sẻ sâu sắc. Đặc biệt, các chức sắc tôn giáo đã tích cực kêu gọi và phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh ủng hộ bằng vật chất và sức lực, tiền bạc cho những chuyến xe vận chuyển hàng thiết yếu giúp đỡ người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Bí thư Đà Nẵng: Để dân phản ánh thiếu thốn, lãnh đạo ở đó phải chịu trách nhiệm
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định TP không để người dân thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu, địa phương nào để dân thiếu thực phẩm thì lãnh đạo phải chịu trách nhiệm.
Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng, sau khi thành phố áp dụng Quyết định 2788 "nội bất xuất, ngoại bất nhập", đa phần người dân chấp hành nghiêm túc "ai ở đâu ở đó", không ra khỏi nhà.
" Thay mặt lãnh đạo thành phố, tôi xin ghi nhận và trân trọng cảm ơn sự chấp hành của người dân. Mong người dân tiếp tục thực hiện tốt quy định này trong thời gian tới ", ông Quảng phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cuối ngày 16/8.
Lực lượng Công an Đà Nẵng tổng ra quân tuần tra trong ngày đầu phong tỏa thành phố.
Theo ông Quảng, điều đáng biểu dương là các lực lượng triển khai nghiêm túc, phối hợp nhịp nhàng, chứng tỏ có sự chuẩn bị rất tốt của các lực lượng.
Tuy nhiên, Bí thư Đà Nẵng cho rằng, mới chỉ là ngày đầu tiên, nhu cầu của người dân chưa bức thiết, dự báo trong 2 - 3 ngày tới, nhu cầu cung ứng nhu yếu phẩm sẽ lớn, cần hỗ trợ và tổ chức khoa học, đúng thời điểm với những người gặp khó khăn.
" Tôi nhắc lại, thành phố không để một người dân nào thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu. Nói một cách đơn giản là không để người dân đói. Ở đâu lãnh đạo địa phương để người dân phán ánh thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu thì lãnh đạo nơi đó phải chịu trách nhiệm ", ông Quảng nhấn mạnh.
Theo ông Quảng, sắp đến rằm tháng 7, nhu cầu người dân cúng rằm cũng là vấn đề, yêu cầu Sở Công Thương có phương án chủ động nghiên cứu nhu cầu của người dân trong ngày rằm tháng 7.
Bí thư Đà Nẵng cũng yêu cầu lực lượng địa phương rà soát, có phương án để hỗ trợ kịp thời đối với người nước ngoài đang sinh sống trên địa bàn thành phố.
" Hiện thành phố đang có 7 ngày vàng trong công tác phòng chống dịch. Chính vì vậy, tôi đề nghị tất cả các lực lượng tập trung cao độ, tranh thủ tuyệt đối để làm tốt một số việc. Cụ thể, lấy mẫu xét nghiệm một cách khoa học để có cơ sở đánh giá nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn thành phố, tăng cường tuần tra, kiểm soát ở các khu dân cư để nhắc nhở người dân ", ông Quảng lưu ý.
Ông Quảng đề nghị lực lượng công an, quân đội, y tế và một số lực lượng tập trung kiểm soát thật chặt ở các cửa ngõ ra vào thành phố. Nếu tập trung làm bên trong thành phố nhưng không bảo vệ vòng bên ngoài thì việc xâm nhập trái phép của những người từ vùng dịch về sẽ là nguy cơ.
" Phải kiểm soát chặt chẽ. Tất cả những người cho phép vào thành phố đều phải xét nghiệm nhanh và ngành y tế triển khai việc này. Chúng ta tốn kém nhưng cũng phải làm, bởi vì nếu không kiểm soát chúng ta sẽ hủy hoại những thành quả đạt được ", ông Quảng yêu cầu.
Ngành y tế Đà Nẵng khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân sau khi phong tỏa toàn thành phố.
Cũng tại cuộc họp, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đưa ra 5 phương châm của thành phố trong thời điểm này, cụ thể: Không để tình trạng bất cập trong thời gian qua tiếp tục xảy ra; không để người dân thiếu ăn, thiếu thông tin; không để lây nhiễm chéo và bỏ lọt xét nghiệm; không để thông tin sai sự thật gây rối nhân tâm và không để người dân tập trung trong khu phong tỏa, khu dân cư và khu cách ly.
Lập bếp chống dịch nấu những suất cơm nghĩa tình, không để chốt đói, chốt vắng Từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, hàng ngàn chốt kiểm soát được dựng lên khắp các thôn làng, khu phố, lực lượng đoàn viên thanh niên đã tham gia bám chốt, nấu những suất cơm nghĩa tình. Đoàn viên xã Thượng Mỗ (H.Đan Phượng, Hà Nội) chuẩn bị những suất cơm cho chốt chống dịch. ẢNH TRẦN CƯỜNG Trước...