Sẽ bổ sung các quy định kiểm soát hoạt động tổ chức kinh doanh chứng khoán
Trong thời gian qua, việc thực hiện tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động và tình hình tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, hiện nay do quy mô, phạm vi hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán ngày càng được nâng cao, các sản phẩm, dịch vụ ngày càng phức tạp, do vậy, cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý phù hợp.
Hiện nay phạm vi hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán ngày càng được mở rộng
Hướng tới mục tiêu xác định một cách chính xác hơn tỷ lệ an toàn tài chính của tổ chức kinh doanh chứng khoán, thực hiện chính xác hơn việc phân loại tổ chức này và áp dụng các biện pháp cơ cấu lại phù hợp hơn theo Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường bảo hiểm đến 2020 và định hướng đến 2025, mới đây, Bộ Tài chính đã công bố lấy ý kiến dự thảo Thông tư Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
Video đang HOT
Dự thảo Thông tư nêu rõ các chỉ tiêu về vốn khả dụng; các khoản giảm trừ khỏi vốn khả dụng của công ty chứng khoán, của công ty quản lý quỹ; các khoản tăng thêm của vốn khả dụng; các giá trị rủi ro hoạt động; Chế độ báo cáo về tỷ lệ vốn khả dụng của các tổ chức kinh doanh chứng khoán…
Nội dung đáng chú ý là dự thảo Thông tư quy định rõ các trường hợp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát và kiểm soát đặc biệt. Theo đó, tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau: Tỷ lệ vốn khả dụng do công ty tự tính hoặc đã được soát xét, kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận dưới 120%; hoặc không khắc phục được tình trạng kiểm soát trong thời hạn mười hai tháng quy định nêu trên; Không thực hiện báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong hai kỳ báo cáo liên tiếp.
Thời hạn kiểm soát đặc biệt không quá 4 tháng, kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét đưa tổ chức kinh doanh chứng khoán ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 180% trở lên trong 3 tháng liên tục…
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế và đại diện cơ quan quản lý, việc sửa đổi, bổ sung các quy định mới sẽ giúp tăng cường năng lực quản trị rủi ro cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên cở sở thực trạng TTCK Việt Nam và thông lệ quốc tế. Theo đó, những công ty chứng khoán có tiềm lực tài chính mạnh, năng lực quản trị rủi ro tốt được mở rộng hoạt động kinh doanh, hỗ trợ phát triển; còn những công ty chứng khoán yếu bị hạn chế hoạt động, bị thị trường đào thải.
Nhiều thay đổi về điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ muốn thực hiện tư vấn chứng khoán phái sinh phải có vốn từ 250 tỷ đồng trở lên. Dự thảo mới bổ sung điều kiện doanh nghiệp phải có quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản trị rủi ro theo quy định pháp luật để được kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh với nhiều điểm thay đổi so với hiện nay.
Dự thảo mới nêu rõ công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chỉ được thực hiện kinh doanh chứng khoán phái sinh khi được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán.
Điều kiện về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đối với các hoạt động chứng khoán phái sinh vẫn giữ nguyên 800 tỷ đồng cho môi giới, 600 tỷ cho tự doanh. Tuy nhiên, dự thảo mới quy định cụ thể công ty chứng khoán muốn hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh phải có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ 250 tỷ đồng trở lên. Quy định hiện nay chỉ cần có vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định.
Dự thảo mới bổ sung điều kiện doanh nghiệp phải có quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản trị rủi ro theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu 3 nhân viên thay vì 5 nhân viên theo quy định hiện nay cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh dự kiến đăng ký có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Dự thảo bổ sung thêm điều kiện nhân viên nghiệp vụ tại bộ phận kinh doanh chứng khoán phái sinh không được kiêm nhiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ khác của công ty.
Một điểm thay đổi khác là công ty chứng khoán, quản lý quỹ không có lỗ lũy kế theo báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của năm tài chính gần nhất và báo cáo tài chính bán niên gần nhất (nếu có) đã được soát xét. Quy định hiện nay là không có lỗ trong 2 năm gần nhất.
Cuối cùng, thời hạn giải quyết được rút ngắn từ 15 ngày xuống 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau 6 tháng đầu năm, MBG Group (MBG) báo hoàn thành mục tiêu lợi nhuận gần 25,5 tỷ đồng cả năm Công ty cổ phần Tập đoàn MBG (mã chứng khoán: MBG - HNX) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với lợi nhuận sau thuế đạt gần 25,5 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm. Cụ thể, trong quý II, doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 198,5 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ ký...