SCIC sẽ thoái vốn khỏi Vinamilk, FPT, Bảo Minh trong năm nay
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn tại 108 doanh nghiệp trong 2019.
SCIC đã công bố thoái vốn tại FPT, Domesco từ lâu
Danh sách này bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (SCIC đang nắm giữ 36%), Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (51%), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (50%), Công ty cổ phần FPT (6%), Tập đoàn Bảo Việt (3%), Tổng công ty cổ phần Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (36%), Vinacontrol (30%), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco (35%), Công ty cổ phần Fafim Việt Nam (30%), Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học…
Trong đó riêng việc thực hiện bán cổ phần Vinamilk phải chờ chỉ đạo của Chính phủ.
Video đang HOT
Cuối năm 2017, SCIC đã tổ chức hàng loạt buổi giới thiệu cơ hội đầu tư với mục tiêu thoái vốn tại một số công ty gồm Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) và Công ty cổ phần FPT. Tuy nhiên, ngoài việc mới bán được số cổ phần tại Vinaconex và Nhựa Bình Minh, các công ty khác vẫn còn kéo dài đến nay.
Mới đây vào ngày 21.6, SCIC đã thông báo sẽ đấu giá cổ phần trọn lô tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) với giá khởi điểm 111.700 đồng/cổ phiếu. Tính theo mức giá này, SCIC sẽ thu về tối thiểu 398,3 tỉ đồng nếu bán thành công.
Năm 2018, SCIC thực hiện bán vốn thành công tại 9 doanh nghiệp, trong đó bán hết vốn tại 7 doanh nghiệp và bán bớt vốn tại 2 doanh nghiệp với tổng giá trị doanh thu ghi nhận là 7.693 tỉ đồng. Thành công nhất là thương vụ thoái vốn tại Nhựa Bình Minh và Vinaconex giúp SCIC thu về gần 7.000 tỉ đồng. Hết năm 2018, SCIC đạt 12.705 tỉ đồng doanh thu hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn, tăng 72% so với năm 2017 và báo lãi 9.340 tỉ đồng, tăng 45% so với năm 2017.
Theo thanhnien.vn
5 công ty đồng loạt thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền có bảo đảm
Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM thông báo thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền của các mã chứng khoán cơ sở trong kỳ tháng 04/2019.
Theo đó, có 5 công ty đồng loạt thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền có bảo đảm. Đáng chú ý có 1 công ty thay đổi theo chiều hướng tăng số lượng chào bán, đó là Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã CK:PNJ) thay đổi tăng hạn mức chào bán từ 12.849.991 cổ phiếu lên 17.199.796 cổ phiếu;
4 công ty còn lại đều thay đổi theo chiều hướng giảm hạn mức chào bán. Cụ thể:
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (mã CK: MWG) thay đổi hạn mức chào bán từ 27.562.496 cổ phiếu xuống còn 26.962.496 cổ phiếu;
Công ty cổ phần FPT (mã CK: FPT) thay đổi hạn mức chào bán từ 53.560.207 cổ phiếu xuống còn 52.560.207 cổ phiếu;
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (mã CK: MBB) thay đổi hạn mức chào bán từ 120.817.461 cổ phiếu xuống còn 116.817.461 cổ phiếu;
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (mã CK:VNM) thay đổi hạn mức chào bán từ 80.236.362 cổ phiếu xuống còn 79.736.362 cổ phiếu.
Sau khi 5 công ty trên thay đổi hạn mức chào bán, danh sách cổ phiếu đáp ứng điều kiện là chứng khoán cơ sở của chứng quyền và hạn mức còn được phép chào bán kỳ tháng 4.2019 được áp dụng từ ngày 17/06/2019 như sau:
M.Dung
Theo baohaiquan.vn
SCIC sắp đấu giá trọn lô cổ phần "bánh phồng tôm" Sa Giang, dự kiến thu về gần 400 tỷ đồng Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thông báo bán đấu giá cổ phần của SCIC tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (mã SGC-HNX). Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang. Theo đó, SCIC sẽ bán đáu giá trọn lô 3.565.759 cổ phiếu SGC, tương ứng 49,89% lượng cổ phiếu lưu hành...