SCIC sẵn sàng chuyển mô hình thành Quỹ đầu tư Chính phủ
Để từng bước hướng tới mục tiêu phát triển thành Quỹ đầu tư của Chính phủ, SCIC đang có những nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình quản trị liên quan đến hoạt động đầu tư.
Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có 14 năm hoạt động và đạt được nhiều thành công trong việc thoái vốn, quản trị doanh nghiệp, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.
Theo đó, vốn nhà nước tại SCIC được bảo toàn và phát triển, chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Lũy kế đến cuối năm 2019, vốn chủ sở hữu của SCIC đạt trên 51.911 tỷ đồng; tổng tài sản 55.828 tỷ đồng; tổng tài sản theo giá thị trường đạt 146.512 tỷ đồng (khoảng 6,2 tỷ USD). So với thời điểm thành lập, doanh thu của SCIC tăng gấp 46,8 lần, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 37,1 lần; vốn chủ sở hữu tăng gấp 14,2 lần; tổng tài sản tăng gấp 10,5 lần. SCIC giải ngân trên 28.450 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư.
Theo Tổng Giám đốc SCIC Nguyễn Chí Thành, nhiều khoản đầu tư hiện hữu đem lại hiệu quả rất cao cho Nhà nước. Tiêu biểu như thương vụ đầu tư mua cổ phần phát hành thêm của Vinaconex với số tiền 1.600 tỷ đồng. Khoản đầu tư vào Vinaconex giúp đem lại cho SCIC doanh thu trên 4.600 tỷ đồng, lợi nhuận trên 3.000 tỷ đồng sau khi thoái vốn. Khoản đầu tư vào Cty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk với giá trị 6.700 tỷ đồng. Trong các năm 2016-2017, SCIC bán khoảng 9% cổ phần, thu về cho nhà nước 20.280 tỷ đồng. Giá trị thị trường số cổ phần còn lại của Vinamilk do SCIC nắm giữ lên tới 54.354 tỷ đồng. Khoản đầu tư của SCIC vào CTCP Nhựa Bình Minh với giá trị 96,3 tỷ đồng, đã thoái toàn bộ và thu về 929 tỷ đồng, hiệu quả gấp 10 lần.
SCIC sẵn sàng chuyển mô hình thành Quỹ đầu tư Chính phủ
Video đang HOT
Từ 2020 trở đi, danh mục doanh nghiệp bàn giao về SCIC được dự báo sẽ giảm dần cả về số lượng và giá trị. Trước thực trạng đó, SCIC định hướng chuyển trọng tâm nhiệm vụ sang hoạt động đầu tư kinh doanh vốn. Theo Tổng Giám đốc SCIC Nguyễn Chí Thành, với mục tiêu trở thành “nhà đầu tư của Chính phủ”, hoạt động đầu tư đã, đang và sẽ là một trong hai lĩnh vực hoạt động kinh doanh cốt lõi, quyết định thành công của mô hình SCIC.
Với quy mô, nguồn lực và kinh nghiệm đã tích lũy sau 14 năm hoạt động, SCIC có nhiều điểm tương đồng nhất định với các Quỹ đầu tư Chính phủ (QĐTCP). Khi trở thành QĐTCP, SCIC sẽ tập trung nguồn lực để tìm kiếm, hiện thực hóa các cơ hội đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước. SCIC định hướng trở thành công cụ đắc lực để Chính phủ phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm đòi hỏi phải có sự tham gia của nhà nước. Việc đầu tư vào thị trường tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lượng và các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế là hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của SCIC và được thể hiện xuyên suốt từ khi thành lập đến nay.
Lãnh đạo SCIC chia sẻ: Trở thành QĐTCP, SCIC sẽ thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. SCIC có hàng loạt lợi thế như uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Lợi thế về nguồn vốn, quỹ đất, kinh nghiệm triển khai dự án và kinh nghiệm hoạt động trong nhiều lĩnh vực của các đơn vị thành viên trong danh mục đầu tư của SCIC.
Để từng bước hướng tới mục tiêu phát triển thành Quỹ đầu tư của Chính phủ, SCIC đang có những nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình quản trị liên quan đến hoạt động đầu tư. Tiêu biểu như, SCIC thuê đơn vị tư vấn có uy tín xây dựng quy chế, quy trình ra quyết định đầu tư; chính sách và quy trình quản trị rủi ro.
SAM Holdings và Cường Thuận IDICO hợp tác góp vốn
Công ty cổ phần SAM Holdings (mã SAM, sàn HoSE) và Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (mã CTI, sàn HoSE) sẽ góp vốn thành lập Công ty cổ phần Đầu tư SAM CTI.
Một trong những mảng hoạt động của Cường Thuận IDICO là các dự án BOT giao thông
Số vốn góp dự kiến của Cường Thuận IDICO vào SAM CTI là 40 tỷ đồng, tương ứng với 40% vốn điều lệ của Công ty.
Số vốn SAM Holdings góp là là 59,95 tỷ đồng, tương ứng với 59,95% vốn điều lệ. 0,05% vốn điều lệ Công ty do cổ đông khác nắm giữ.
Vừa qua, SAM Holdings vừa hoàn tất đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ. Tổng số tiền thu được là 300 tỷ đồng.
Tài sản thế chấp là cổ phiếu của các công ty gồm Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương và Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Phú Thọ.
Quý II/2020, SAM Holdings sụt giảm 28,17% lợi nhuận so với cùng kỳ khi chỉ đạt 3,9 tỷ đồng lợi nhuận.
Về phía Cường Thuận IDICO, Công ty cũng chưa công bố báo cáo tài chính quý III/2020, nhưng theo kết quả kinh doanh quý II/2020, Công ty đạt lợi nhuận công ty mẹ là 47,3 tỷ đồng.
Theo đó, tăng trưởng lợi nhuận là 195,7% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận hợp nhất đạt 53,2 tỷ đồng, tăng 139,5 tỷ đồng.
Lợi nhuận công ty mẹ và hợp nhất tăng do thu nhập khác tăng từ chuyển nhượng quyền khai thác mỏ đá Tân Cang 8.
Lợi nhuận quý II/2020 của Cường Thuận IDICO tuy tăng, nhưng lưu chuyển tiền thuần trong hoạt động kinh doanh của Công ty bị âm gần 8,9 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020, trong khi cùng kỳ dương hơn 34 tỷ đồng.
Cường Thuận IDICO có vốn chủ sở hữu 1.315 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả lên tới 3.126,7 tỷ đồng.
Trong đó, riêng giá trị vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 2.228,4 tỷ đồng.
SCIC: Những điểm sáng dưới thời ông Nguyễn Đức Chi Từ cuối năm 2015, ông Nguyễn Đức Chi chính thức tiếp quản Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sau khi được Thủ tướng bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng thành viên. SCIC: Những điểm sáng dưới thời ông Nguyễn Đức Chi Trước thời điểm đó, ông Chi từng đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên...