SCIC: Những điểm sáng dưới thời ông Nguyễn Đức Chi
Từ cuối năm 2015, ông Nguyễn Đức Chi chính thức tiếp quản Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC) sau khi được Thủ tướng bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng thành viên.
SCIC: Những điểm sáng dưới thời ông Nguyễn Đức Chi
Trước thời điểm đó, ông Chi từng đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên Kho bạc Nhà nước, chuyên viên Vụ Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), phó trưởng phòng, trưởng phòng, phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), chánh Văn phòng Bộ Tài chính.
Ông Chi tỏ ra khá “mát tay” tại SCIC, khi đem về cho doanh nghiệp này một giai đoạn thành công nhất định.
Theo đó, kết quả kinh doanh năm 2016 cho thấy các chỉ tiêu kinh doanh của SCIC không những vượt kế hoạch đề ra mà còn có mức tăng trưởng kỷ lục so với năm trước. Cụ thể, SCIC thu về khoản lợi nhuận trước thuế gần 18.630 tỷ đồng trong năm 2016, xấp xỉ 107% kế hoạch và gấp 2 lần thực hiện năm 2015.
Sau khi khấu trừ hơn 2.800 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, SCIC ghi nhận khoản lãi ròng gần 15.830 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 2016 và thực hiện năm 2015 lần lượt và 7% và 97%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của SCIC đạt gần 20%, vượt 24% kế hoạch đặt ra trước đó.
Cũng trong năm 2016, SCIC đã tổ chức thoái vốn thành công tại 73 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 71 doanh nghiệp thoái vốn hoàn toàn. Đặc biệt, trong danh mục này có đến hơn nửa là các doanh nghiệp khó bán, tuy nhiên SCIC vẫn thu về cho ngân sách nhà nước hơn 16.110 tỷ đồng trên giá vốn bán ra là 3.080 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần giá trị. Như vậy, số tiền chênh lệnh bán vốn trong năm 2016 là gần 13.030 tỷ đồng.
Bức tranh tài chính sáng sủa này kéo dài cho đến hết năm 2017, khi SCIC ghi nhận tổng doanh thu là 7.380 tỷ đồng, lãi trước thuế hơn 6.615 tỷ đồng, đạt trên 133% mục tiêu đề ra trong năm. Lợi nhuận sau thuế hơn 6.310 tỷ đồng, tương đương 135% kế hoạch năm và nộp về ngân sách nhà nước 4.600 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khoản tiền nộp ngân sách nhà nước này chưa bao gồm 8.990 tỷ đồng mang về từ thương vụ bán vốn tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) ngày 10/11/2017 do đã được chuyển thẳng vào ngân sách.
Tính riêng năm 2017, SCIC tiến hành thoái vốn thành công tại 38 doanh nghiệp, trong đó có 36 doanh nghiệp được thoái hết vốn. Với giá vốn bán ra là 424 tỷ đồng, SCIC đã thu về 932 tỷ đồng – cao gấp 2 lần. Nếu gộp chung 2 thương vụ thoái vốn tại Vinamilk (ngày 12/12/2016 và ngày 10/11/2017) thì giá trị thu về của SCIC là hơn 21.200 tỷ đồng, cao gấp 19 lần giá vốn bán ra và chênh lệnh 20.100 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sự thành công của SCIC tại Vinamilk đã tạo một tiền đề, một phương pháp mới cho công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, điển hình là trường hợp của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) hồi cuối năm 2017.
Phó tổng giám đốc phụ trách của SCIC Nguyễn Chí Thành khi đó cho biết: “Thương vụ thoái vốn tại Vinamilk không chỉ tạo nên làn sóng cho những cổ phiếu đầu ngành, dù không toàn bộ, mà còn là ‘phát súng’ đầu tiên kéo chỉ số VN-Index lên mức cao nhất hiện nay. Điều này đã tạo bước ngoặt thoái vốn, cổ phần hóa chung của doanh nghiệp nhà nước”.
Ngày 18/12/2017, Bộ Công Thương đã tổ chức bán đấu giá cạnh tranh hơn 343 triệu cổ phiếu SAB, tương đương 53% vốn điều lệ cho Công ty TNHH Vietnam Beverage – công ty liên quan tới tỷ phú người Thái gốc Hoa Charoen Sirivadhanabhakdi.
Được biết, giá trị của phiên đấu giá này là 110.000 tỷ đồng, tương đương 5 tỷ USD.
Không chỉ là thương vụ “bom tấn” lớn nhất trong lịch sử thoái vốn nhà nước tại Việt Nam, Sabeco còn là thương vụ chuyển nhượng vốn kỷ lục ở Đông Nam Á trong nhiều năm tại thời điểm đó.
Tiếp đó, năm 2018, doanh thu của SCIC vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao, đạt hơn 12.580 tỷ đồng và vượt gần 60% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu cổ tức là gần 3.400 tỷ đồng, doanh thu bán vốn gần 7.700 tỷ đồng và còn lại là doanh thu đến từ hoạt động tài chính. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 8.250 tỷ đồng, bằng 153% mục tiêu đặt ra và 130% thực hiện năm 2017.
Trong năm 2018, SCIC thực hiện thoái vốn thành công tại 9 doanh nghiệp và thu bỏ cọc tại 2 doanh nghiệp. Với giá vốn hơn 2.610 tỷ đồng, khoản chênh lệch giữa doanh thu bán vốn và giá vốn đạt hơn 5.700 tỷ đồng, cao gấp 3 lần.
Đáng chú ý là 2 thương vụ thoái vốn “đình đám” tại Tổng công ty Cổ phầ n Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) và Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) – tại thương vụ này SCIC thu về 2.330 tỷ đồng trong khi giá vốn vỏn vẹn 145 tỷ đồng, tuy nhiên giá trị này không được ghi nhận vào kết quả tài chính mà được chuyển thẳng về quỹ Hỗ trợ sắp xếp phát triển doanh nghiệp theo công văn 698 ngày 27/6/2017.
Đến năm 2019, mặc dù thị trường chứng khoán gặp khó và cơ chế thoái vốn đã chặt chẽ hơn, nhưng SCIC vẫn ghi nhận tổng doanh thu trên 6.760 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch, lãi sau thuế hơn 4.065 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tính riêng công tác thoái vốn nhà nước thì lại khá ảm đảm, trong số 12 doanh nghiệp bán vốn thành công thì SCIC mới thu về 314 tỷ đồng. Giá vốn bán ra chiếm 82 tỷ đồng, mặc dù tỷ lệ chênh lệch vẫn ở mức cao gần 4 lần, thế nhưng giá trị chỉ đạt 232 tỷ đồng.
Nổi bật trong năm là 2 phiên đấu giá cổ phần tại Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar, HNX: LDP) và Công ty Cổ phần In Tổng hợp Cần Thơ khi lần lượt đem về cho SCIC 77 tỷ đồng và 211 tỷ đồng.
Bước sang năm 2020, trải qua 6 tháng, doanh thu SCIC ghi nhận ở mức 3.730 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ 2019. Doanh thu cổ tức đat 1.918 tỷ đồng, băng 55% kế hoạch; doanh thu bán vốn đat 712 tỷ đồng, trong đó chênh lệch bán vốn là 370 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch; doanh thu tài chính đat 1.093 tỷ đồng, băng 55% kế hoạch
Sau khi trừ đi các khoản giá vốn và chi phí, SCIC có lãi ròng 2.600 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái và nộp ngân sách nhà nước 1.990 tỷ đồng, bằng 57% so với kế hoạch.
Do bối cảnh thị trường chứng khoán và tài chính chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, đồng thời tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mục tiêu bị sụt giảm nghiêm trọng, nên tính đến 15/6/2020, SCIC mới triển khai bán vốn tại 13 doanh nghiệp, trong đó có 5 doanh nghiệp bán hết vốn, thu về 707 tỷ đồng trên 340 tỷ đồng giá vốn bán ra. Chênh lệch bán vốn là 367 tỷ đồng và đạt hiệu quả gấp 2 lần.
Để hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm 2020, SCIC dự kiến sẽ tập trung bán vốn trong nửa cuối năm, bao gồm các doanh nghiệp trọng điểm như Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT), Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Công ty Cổ phần (Vocarimex, UPCoM: VOC), Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – Công ty Cổ phần (UPCoM: SEA), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư giao thông vận tải (Tracimexco)…
Sáng 28/9, Kho bạc Nhà nước tổ chức công bố quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, tại Quyết định số 1456 của Bộ Tài chính về việc tiếp nhận, bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước sẽ giữ chức tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước.
SCIC và những đợt thoái vốn "mang đến lại mang về"
Các đợt thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) liên tiếp ế ẩm, nhiều lô cổ phần chào bán nhiều lần vẫn không được nhà đầu tư ngó ngàng.
Gần đây, SCIC liên tiếp công bố thông tin đấu giá phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Ảnh: Đức Thanh
Những thương vụ bất thành
Phiên đấu giá lô cổ phần gần 2 triệu đơn vị (tương đương 73,03% vốn điều lệ) của SCIC tại Công ty cổ phần Địa ốc Vĩnh Long dự kiến diễn ra ngày 9/9 đã không thể tổ chức. Lý do là đến thời điểm kết thúc thời hạn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua số cổ phần này, chỉ có một nhà đầu tư tham gia đăng ký đấu giá.
Theo Điều 13, Quy chế Bán đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Công ty cổ phần Địa ốc Vĩnh Long ban hành kèm theo Quyết định số 332/QĐ-ĐTKDV ngày 14/8/2020 của Tổng giám đốc SCIC, cuộc đấu giá này không đủ điều kiện để tổ chức đấu giá. Đáng chú ý, đây đã là lần thứ 6 lô cổ phiếu này được SCIC "mang đến lại mang về" trong 5 năm qua.
Trong tháng 8/2020, SCIC công bố chào bán đấu giá cả lô 17,8 triệu cổ phần (tương đương 51% vốn điều lệ) tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang với mức giá khởi điểm 18.900 đồng/cổ phần. Như vậy, nhà đầu tư phải bỏ ra ít nhất 337,4 tỷ đồng để sở hữu số cổ phần trên.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu phiên đấu giá này không bị hủy do không có nhà đầu tư nộp hồ sơ năng lực. Nguyên nhân là dù được nỗ lực "kéo" từ mốc 6.000 đồng/cổ phần sau khi thông tin thoái vốn được công bố, nhưng thị giá cổ phiếu AFX của Thực phẩm An Giang chỉ chạm được tới mốc 12.900 đồng/cổ phần trong phiên giao dịch ngày 17/8 và sau đó là "hụt hơi", hiện chỉ còn neo ở mốc 8.000 đồng/cổ phần.
Cũng trong tháng 8/2020, SCIC đã thất bại trong đợt chào bán toàn bộ 46 triệu cổ phiếu FPT với giá trị tối thiểu 2.273 tỷ đồng. Mặc dù mức giá mà SCIC đưa ra khá sát so với thị giá cổ phiếu FPT vào thời điểm chào bán, nhưng do tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngoại tại FPT đã đạt mức tối đa 49%, nên phiên đấu giá này chỉ dành cho nhà đầu tư trong nước. Điều này dẫn tới việc không có nhà đầu tư nào chào mua lô cổ phần trên.
Thời gian gần đây, SCIC liên tiếp công bố thông tin đấu giá phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Mặc dù cả 3 doanh nghiệp nói trên đều hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, nhưng việc thoái vốn nhà nước lại không hề dễ dàng.
Trong tháng 9, SCIC tiếp tục thông báo bán đấu giá cổ phần tại Công ty cổ phần Chăn nuôi Tiền Giang và Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn. Đây cũng là số cổ phần tại những doanh nghiệp mà SCIC đã từng chào bán trước đó, nhưng đều không thành công.
Cần cách làm mới
Một nguyên nhân khách quan dẫn tới việc các đợt thoái vốn bất thành là đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như đời sống của người dân, trong đó thị trường chứng khoán bị tác động rất nặng nề.
Tuy nhiên, các thương vụ thoái vốn mà SCIC thực hiện nói trên có điểm chung là đấu giá trọn lô, tức là mỗi nhà đầu tư tham gia sẽ phải mua toàn bộ lượng cổ phần đấu giá. SCIC lý giải, việc bán toàn bộ lô cổ phần để tránh trường hợp nhà đầu tư chỉ mua một phần nhằm đạt được quyền chi phối doanh nghiệp rồi thôi, cổ đông Nhà nước phải nắm giữ số ít cổ phần còn lại mà không cách nào bán được.
Đồng thời, SCIC đặt nhiều kỳ vọng trong các đợt thoái vốn này khi đưa ra mức giá khởi điểm thường cao hơn so với giá cổ phiếu trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC, nhiều doanh nghiệp không bán được vốn không phải do hoạt động yếu kém, kế hoạch sản xuất, kinh doanh không sáng sủa, mà là do cơ chế. Cách xác định giá sàn quá chặt chẽ, không tạo kẽ hở để thất thoát tài sản nhà nước, nhưng không linh hoạt theo nguyên tắc thị trường trong việc bán vốn tại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và các doanh nghiệp mà Nhà nước chỉ là cổ đông thiểu số.
Theo ông Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan này đã xây dựng các cơ chế chính sách tài chính, bảo đảm triển khai thuận lợi việc cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước. Bộ Tài chính cũng xây dựng các cơ chế chính sách phát triển thị trường chứng khoán, bảo đảm sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp phải niêm yết trên thị trường, bảo đảm công khai minh bạch trong quá trình cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Chính phủ có kế hoạch thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Bộ Xây dựng chuyển giao 4 Tổng công ty về SCIC Bộ Xây dựng vừa chuyển giao hơn 5.800 tỷ đồng vốn Nhà nước từ 4 Tổng công ty về SCIC, riêng Tổng công ty Sông Đà chiếm tỷ trọng 76% 4 Tổng công ty được chuyển giao về SCIC. Ngày 31/8, Bô Xây dựng va Tông công ty Đâu tư va Kinh doanh vôn nha nươc (SCIC) đã tổ chức lễ chuyển giao...