SCIC muốn thoái hết vốn tại Xuất nhập khẩu Sa Giang
SCIC chào bán bán cạnh tranh cả lô hơn 3,56 triệu cổ phần, tương ứng với 49,89% vốn điều lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (mã chứng khoán: SGC).
SCIC muốn thoái hết vốn tại Xuất nhập khẩu Sa Giang. Ảnh: SGC
Ngày 16/11, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thông báo chào bán cạnh tranh cả lô cổ phần của SCIC tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang.
Cụ thể, SCIC chào bán bán cạnh tranh cả lô hơn 3,56 triệu cổ phần, tương ứng với 49,89% vốn điều lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (mã chứng khoán: SGC).
Giá khởi điểm để chào bán là 97.500 đồng/cổ phần. Tỷ lệ đặt cọc là 10% giá trị cổ phần đăng ký mua tính theo giá khởi điểm chào bán cạnh tranh.
Thời gian nộp hồ sơ năng lực từ ngày 17/11/2020 đến 16 giờ ngày 30/11/2020 tại Chi nhánh phía Nam, SCIC, số 16 Trương Định, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Trong trường hợp không chấp thuận, nhà đầu tư tham gia phiên chào bán cạnh tranh cả lô, SCIC sẽ có trả lời bằng văn bản trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ năng lực của nhà đầu tư và trước 14 giờ ngày 2/12/2020.
Thời gian đăng ký và nộp tiền đặt cọc từ ngày 3/12/2020 đến 16 giờ ngày 08/12/2020 tại các Đại lý chào bán cạnh tranh. Thời gian nộp Phiếu tham dự chào bán cạnh tranh chậm nhất 14 giờ ngày 9/12/2020 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.
Thời gian tổ chức chào bán cạnh tranh bắt đầu vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 9/12/2020 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang có vốn điều lệ hơn 71,4 tỷ đồng; trong đó, vốn của SCIC chiếm tới 49,89%.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang là sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn; kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; in ấn…
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 16/11, SGC tăng 10% lên mức giá trần 81.400 đồng/cổ phiếu. Mức giá này so với chốt phiên giao dịch đầu năm (2/1) giảm gần 23%.
Về kết quả kinh doanh, quý III/2020, công ty có lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8,12 tỷ đồng, tăng khoảng 54,36% so với quý cùng kỳ năm 2019.
Theo lý giải của công ty, mức tăng này có được là do giá nguyên vật liệu chính của quý III/2020 thấp hơn quý cùng kỳ năm 2019; sản lượng tiêu thụ, doanh thu quý III/2020 cũng tăng so với quý cùng kỳ năm ngoái./.
Cổ phiếu của Asiana Airlines tăng vọt khi xuất hiện thông tin về việc bán cho Korean Air
Ngân hàng nhà nước Hàn Quốc cho biết thỏa thuận trục vớt là một trong những lựa chọn để giúp hai hãng vận tải hàng đầu.
Theo The Korea Economic Daily, tập đoàn Hanjin, công ty sở hữu hãng hàng không hàng đầu Hàn Quốc Korean Air, đang tìm cách mua lại đối thủ địa phương Asiana Airlines. Thông tin này báo hiệu một thỏa thuận lớn trong ngành hàng không của nước này.
Theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính ngày 12.11, Tập đoàn Hanjin đang đàm phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB), chủ nợ chính của Asiana, để mua lại hãng hàng không bị bao vây bởi khó khăn ngay từ trước đại dịch.
Hai hãng hàng không hàng đầu của Hàn Quốc đã gặp khó khăn ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 tàn phá ngành. Ảnh: Reuters.
Cổ phiếu của Asiana Airlines tăng hơn 25% vào sáng 13.11 do kỳ vọng rằng chính phủ Hàn Quốc sẽ bán hãng hàng không đang gặp khó khăn cho công ty mẹ của đối thủ Korean Air.
Thỏa thuận trên sẽ bơm tiền thuế của người dân vào 2 hãng hàng không. Korean Air là hãng hàng không duy nhất báo cáo lợi nhuận hoạt động - 7,6 tỉ won - trong quý III, trong khi các hãng hàng không khác báo l ỗ hàng chục tỉ won.
Cổ phiếu của Asiana tăng 25,6% lên 5.000 won khi thị trường mở cửa vào phiên giao dịch sáng ngày 13.11 và tăng 13% vào buổi trưa cùng ngày.
Tin tức về thỏa thuận cứu hộ có thể xảy ra vài tháng sau khi thỏa thuận mua lại trị giá 2,2 tỉ USD giữa Kumho Industrial, công ty mẹ của Asiana và Hyundai Development Company (HDC) sụp đổ. HDC, một công ty xây dựng cỡ trung, đã từ bỏ việc mua Asiana vào tháng 9 khi đại dịch COVID-19 tàn phá ngành hàng không.
Do đó, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB), một chủ nợ chính của Kumho Industrial, đã tìm kiếm một Kế hoạch B kể từ sau thương vụ bất thành trên. "KDB đang xem xét nhiều lựa chọn để bán Asiana, nhưng vẫn chưa có gì được quyết định", Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc cho biết.
Chủ tịch của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc Lee Dong-gull đang đàm phán với các Giám đốc điều hành của Hanjin KAL để đạt thỏa thuận. Theo kế hoạch, KDB sẽ mua cổ phần mới của Hanjin KAL - công ty mẹ của Korean Air, sau đó sẽ dùng tiền để mua 30,8% cổ phần của Asiana từ Kumho.
Nếu thành hiện thực, thương vụ kết hợp 2 hãng hàng không lớn nhất Hàn Quốc sẽ chứng kiến sự ra đời của một trong 10 hãng hàng không hàng đầu thế giới.
Các chủ nợ đã thuyết phục Korean Air xem xét mua lại Asiana, vì thỏa thuận giữa 2 hãng hàng không có thể giảm thiểu các tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn do mối quan hệ kinh doanh của họ. Nếu kịch bản trở thành hiện thực, Asiana Airlines sẽ chuyển mình thành hãng hàng không giá rẻ lớn nhất quốc gia hoạt động với trọng tâm là các chặng bay ngắn và nội địa.
Hãng hàng không khủng hoảng tài chính Asiana Airlines đã chuyển đổi chiếc máy bay chở khách thành một máy bay chở hàng để giải quyết tình trạng sụt giảm doanh số bán hàng do virus gây ra. Ảnh: Korea Times.
Hãng hàng không khủng hoảng tài chính Asiana Airlines đã chuyển đổi chiếc máy bay chở khách thành một máy bay chở hàng để giải quyết tình trạng sụt giảm doanh số bán hàng do virus gây ra. Ảnh: Korea Times.
Theo đó, Hàn Quốc sẽ có một hãng hàng không lớn với doanh thu 15.000 tỉ won (13 tỉ USD) và đội bay gồm 259 chiếc. Tuy nhiên, thỏa thuận này cần sự chấp thuận của các cơ quan chống độc quyền trên toàn thế giới, vì thị phần kết hợp của họ trên 50% đối với một số tuyến đường.
Korean Air và Asiana đã phải vật lộn để đối phó với thu nhập kém và nợ nần chồng chất ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Korean Air lỗ ròng 619,5 tỉ won trong nửa đầu năm nay, tăng mức lỗ từ 482 tỉ won hồi năm ngoái. Khoản lỗ ròng của Asiana là 633,3 tỉ won trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6, tăng từ mức lỗ ròng 378 tỉ won so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý II, chỉ có 30% trong số 20.000 nhân viên của Korean Air đang làm việc trong khi số còn lại được nghỉ có lương theo chế độ luân phiên. Tại Asiana, khoảng 4.600 nhân viên bao gồm cả tiếp viên được nghỉ phép có lương trong khi phần còn lại của khoảng 10.000 nhân viên luân phiên trong 15 ngày để siết chặt chi tiêu của nhân viên.
Các kế hoạch tại cả 2 hãng hàng không đều được hỗ trợ bởi các gói cứu trợ của chính phủ Hàn Quốc trị giá tổng cộng 3.000 tỉ won.
Nhà phân tích Lee Han-joon tại KTB Investment & Securities cho rằng: "Bản thân việc bán hàng là một tin tốt cho Asiana Airline. Korean Air có thể hưởng lợi từ việc hãng hàng không dịch vụ đầy đủ số 2 của đất nước từ bỏ cạnh tranh, trong khi việc hợp nhất có thể mang lại kết quả tích cực cho ngành hàng không của Hàn Quốc".
Phát ngôn viên của Korean Air cũng từ chối xác nhận chi tiết về việc hãng có kế hoạch tiếp quản các bộ phận kinh doanh của Asiana hay không.
Thông tin từ Korean Air cho hay: "Hiện tại vẫn chưa có quyết định cụ thể nào, vì chúng tôi cũng đang dốc toàn lực để bình thường hóa hoạt động kinh doanh đang rất cần vốn của mình. Kịch bản về việc Korean Air mua lại mảng kinh doanh đường dài của Asiana là quá sớm, vì chúng tôi hầu như chưa nối lại các chuyến bay quốc tế đường dài".
Thực phẩm Sao Ta (FMC) rót thêm 245 tỷ cho nhà máy thủy sản Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu chính sang EU (tỷ trọng doanh thu xấp xỉ 30%), FMC đang được kỳ vọng sẽ hưởng lợi bởi Hiệp định EVFTA. Khi mà, thuế xuất khẩu của các mặt hàng tôm nguyên liệu sẽ giảm ngay về 0% và tôm chế biến sẽ giảm về 0% theo lộ trình sau 7 năm Hiệp định...