SCIC: 7 ngày thoái vốn 3 công ty
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đấu giá tại 3 công ty trực thuộc SCIS gồm: Công ty Cổ phần Thuốc ung thư Benovas; Công ty Cổ phần Traenco; CTCP Công trình giao thông Bình Thuận.
Theo đó, Công ty Cổ phần Thuốc ung thư Benovas do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
SCIC: 7 ngày thoái vốn 3 công ty
SCIC chào bán toàn bộ 2,9 triệu cổ phiếu, tương đương 29% vốn sở hữu tại Benovas với giá 11.300 đồng/cổ phiếu. Nếu phiên đấu giá thành công, SCIC sẽ thu về tối thiểu 33 tỉ đồng. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 29/12/2020. Nhà đầu tư đăng ký và nộp tiền đặt cọc từ 7-23/12/2020.
Video đang HOT
Benovas là dự án thuốc ung thư đầu tiên ở Việt Nam. Công ty được thành lập tháng 3/2017, vốn điều lệ 100 tỉ đồng. Trong đó, CTCP Dược phẩm Cửu Long (HOSE: DCL) góp 55% vốn.
Ông Nguyễn Văn Sang – Chủ tịch HĐQT của DCL cũng là người đại diện pháp luật tại Benovas. Ngoài ra, DCL còn đang sở hữu 2 công ty con cũng mang nhãn hiệu Benovas gồm CTCP Dược phẩm Benovas và CTCP Thiết bị Y tế Benovas.
SCIC cũng thông báo bán đấu giá công khai trọn lô 321.638 cổ phần Công ty Cổ phần Traenco (UPCOM: TEC), tương ứng tỉ lệ 19% vốn, phiên đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 24/12.
SCIC đang là cổ đông lớn nhất tại TEC với tỉ lệ sở hữu 19% vốn. Tiếp theo là Chủ tịch HĐQT Bùi Hồng Quân sở hữu 17% vốn của TEC.
Trên thị trường, thị giá cổ phiếu TEC chỉ quanh mức 7.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu không có thanh khoản và gần như đi ngang kể từ khi niêm yết ngày 24/4/2017.
Tiền thân của TEC là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông Vận tải, thành lập ngày 26/1/2006 với vốn điều lệ hơn 16,6 tỉ đồng. Quy mô vốn của TEC không thay đổi từ đó đến nay. Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, xây lắp và kinh doanh vật tư hàng hóa.
Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020, TEC ghi nhận doanh thu thuần hơn 32 tỉ đồng và lãi sau thuế đạt 1,8 tỉ đồng. Tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản của TEC đạt hơn 173,7 tỉ đồng.
Tiếp đó, ngày 30/12/2020, SCIC sẽ đấu giá 1.9 triệu cổ phần mà mình đang nắm giữ tại CTCP Công trình giao thông Bình Thuận trên HNX.
Số cổ phần trên tương đương 92% vốn điều lệ của Công trình giao thông Bình Thuận.
Giá khởi điểm là 20.600 đồng/cổ phiếu. Hình thức đấu giá trọn lô và đặt cọc 10% dựa trên mức giá khởi điểm.
Như vậy, nhà đầu tư sẽ phải đặt cọc 3,9 tỉ đồng để được tham gia đấu giá. Tạm tính theo mức giá khởi điểm, nếu phiên đấu giá thành công, SCIC có thể thu về tối thiểu 39 tỉ đồng.
Nhà đầu tư chỉ đăng ký mua 14,3% lượng cổ phần VTK do Viettel đấu giá
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chỉ có 10 nhà đầu tư cá nhân trong nước đăng ký mua 90.000 cổ phần của Tư vấn Thiết kế Viettel (UPCoM: VTK), chỉ bằng 14,3% lượng cổ phần Viettel đem ra đấu giá.
Thời hạn nộp phiếu đấu giá là chậm nhất 16h00 ngày 8/12. Thời gian tổ chức đấu giá vào 14h00 ngày 10/12.
Tư vấn thiết kế Viettel là đơn vị đã thiết kế 5 đường trục cáp quang Bắc-Nam, tổng chiều dài trên 8.500 km, gần 190.000 km cáp quang rẽ nhánh và thiết kế trên 45.000 trạm BTS, trên 10.000 tuyến Viba...Viettel hiện nắm giữ 68% vốn điều lệ của Tư vấn thiết kế Viettel.
Kết quả kinh doanh trong 2 năm gần nhất của đơn vị này đều tăng trưởng âm. Theo đó, lợi nhuận năm 2018 giảm 2,9% xuống 17,9 tỷ đồng, năm 2019 cũng giảm 10,5% xuống 16 tỷ đồng. Công ty dự kiến kế hoạch 220 với doanh thu là 136 tỷ, lợi nhuận hơn 16 tỷ và cổ tức từ 15-20%.
Trên thị trường chứng khoán giá cổ phiếu VTK đang giao dịch ở mức 31.200 đồng/cp, cao hơn 13,4% so với giá khởi điểm mà Viettel đưa ra.
Viettel "ế" hơn 3,3 triệu cổ phiếu CTR Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (CTR) do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu. Sơ đồ giá cổ phiếu CTR. Viettel đã thông báo sẽ bán đấu giá gần 7,75 triệu cổ phiếu CTR vào ngày...