Schneider Electric giới thiệu giải pháp nhà thông minh
Ngày 4/11, ông Manish Pant – Quản lý cấp cao bộ phận Điện dân dụng Tập đoàn Schneider Electric – giới thiệu giải pháp nhà thông minh tại Innovation Summit East Asia 2020.
Sự kết hợp giữa điện năng và công nghệ số hóa, tự động hóa vào đời sống hàng ngày nâng tầm cuộc sống lên chuẩn mới hiện đại, an toàn và thông minh hơn.
Xu hướng số hóa đời sống
Không thể phủ nhận, điện năng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Hầu hết thiết bị đều hướng đến việc sử dụng điện như nguồn năng lượng thiết yếu, dễ tiếp cận nhất để vận hành các hoạt động. Từ tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa đến robot quét nhà, cửa cảm biến nhận diện khuôn mặt, tất cả đều chạy bằng điện.
Tuy nhiên, những yếu tố trên vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống hiện đại. Giờ đây, ngôi nhà không đơn thuần là nơi cư trú, mà còn phải đáp ứng các yêu cầu về tính tiện lợi, hiệu quả trong sử dụng năng lượng, thân thiện với môi trường, an toàn trong giám sát, tích hợp những công nghệ hiện đại.
Nhà thông minh được dự đoán là xu hướng sống mới tại Việt Nam.
Video đang HOT
Theo khảo sát của Statista, doanh thu nhà thông minh tại Việt Nam sẽ đạt 524 triệu USD vào năm 2025, phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế giới. Xu hướng này được hỗ trợ bởi nhiều công nghệ mới như Internet vạn vật, công nghệ cảm biến, thực tế ảo tăng cường hay trí tuệ nhân tạo AI, góp phần tạo nên những chuyển biến lớn trong cách vận hành ngôi nhà và những thiết bị.
Đơn cử, camera giám sát 24/7 với màn hình nhỏ và khả năng lưu trữ dữ liệu lớn giúp ngôi nhà được bảo vệ tốt hơn. Những cảnh báo khi có sự cố điện hoặc xâm nhập của người lạ được thu thập và gửi đến thiết bị di động của gia chủ tức thời. Trở về căn nhà sau ngày làm việc căng thẳng, gia chủ được phục vụ bằng hệ thống tự động được lập trình sẵn như đèn bật ở chế độ phù hợp, rèm cửa mở tự động, máy lạnh được điều chỉnh ở chế độ vừa phải, thậm chí dùng giọng nói để khởi động TV, máy nước nóng lạnh…
Tuy nhiên, nhà thông minh sử dụng lượng lớn năng lượng điện và dễ gặp sự cố đồng loạt khi nguồn điện có vấn đề. Vì thế, để ngôi nhà luôn “thông minh”, gia chủ cần xây dựng hệ thống cấp nguồn đảm bảo và có phương án sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Giải pháp nhà thông minh của Schneider Electric
Nhà thông minh, hướng đến thành phố thông minh, đô thị thông minh là một trong những trọng tâm phát triển của Schneider Electric – một trong những tập đoàn tiên phong về số hóa trong quản lý năng lượng và tự động hóa.
Tập đoàn mang những công nghệ mới vào ngôi nhà, giúp quản lý năng lượng hiệu quả, đồng thời nâng cấp tổ ấm theo phong cách riêng của gia chủ, đề cao tính an toàn, tiện nghi nhưng vẫn tinh tế, thẩm mỹ. Ngoài ra, tập đoàn còn hướng đến các giải pháp thân thiện với môi trường, góp phần xây dựng những ngôi nhà thông minh bền vững.
Viễn cảnh tương lai của ngôi nhà thông minh sẽ được giới thiệu đầy đủ trong bài phát biểu của ông Manish Pant – Quản lý cấp cao bộ phận Điện dân dụngTập đoàn Schneider Electric – tại hội nghị Innovation Summit East Asia 2020, diễn ra vào 4/11.
Tất cả chủ đề liên quan đến ngôi nhà tương lai, khi các thiết bị điện được số hóa, giúp con người tận hưởng cuộc sống tiện nghi và an toàn hơn, sẽ được bật mí. Tham gia hội nghị, khán giả được thưởng lãm những công nghệ sáng tạo mới của Schneider Electric trong giải pháp ngôi nhà thông minh.
Ngoài ra, hội nghị Innovation Summit East Asia 2020 năm nay, Schneider Electric hứa hẹn mang đến nhiều thông tin thú vị cho tất cả khách hàng. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến trên quy mô toàn cầu, gồm các phát biểu từ nhiều nhà lãnh đạo cấp cao, các phiên thảo luận chiến lược và hội thảo chuyên đề, giải pháp EcoStruxure theo định dạng 3D tại khu vực triển lãm “Đổi mới và sáng tạo trực tuyến” (Innovation Hub).
Độc giả đăng ký tham gia hội nghị tại đây để khám phá các chiến lược và công nghệ mới. Chương trình tặng voucher Esteem trị giá 200.000 đồng cho 30 khách tham dự đầu tiên và một phần quà đặc biệt là loa tích hợp trợ lý ảo thông minh Alexa cho khách hàng may mắn tham gia đến cuối chương trình.
Tổng kết ITU Digital World 2020: Thời điểm bước ngoặt để doanh nghiệp Việt chuyển đổi số
Những thay đổi trong các chính sách, các chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ sẽ tập trung vào những lĩnh vực công nghiệp nào sau cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, phải làm gì để các công nghệ số dễ tiếp
"Chúng ta sẽ đi cùng nhau, vì chúng ta muốn đi xa"
Theo mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển 70.000 doanh nghiệp công nghệ số; phát triển 1,2 triệu nhân lực công nghệ số; giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tăng trưởng bình quân từ 10-20%/năm; doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đóng góp 10% tăng trưởng GDP; xếp hạng chỉ số công nghệ và đổi mới của Việt Nam nằm trong Top 3 khu vực ASEAN và Top 70 trên thế giới.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, những dự thảo đề xuất nhiều giải pháp thực hiện như: hoàn thiện cơ chế chính sách kiến tạo môi trường phát triển cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; hỗ trợ hiệu quả, tạo lập thị trường năng động cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; phát triển ngành công nghiệp dữ liệu và hệ sinh thái công nghệ số tiên tiến; đổi mới mô hình phát triển nhân lực, phương thức sử dụng lao động chuyên ngành công nghệ số...Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ vọng đây sẽ là chiến lược tổng thể, đưa ra được tầm nhìn, mục tiêu, trách nhiệm triển khai các nội dung theo một lộ trình, đảm bảo việc thực hiện được đồng bộ, kế thừa, kết nối, phát triển cả chiều sâu, chiều rộng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định Việt Nam cam kết hỗ trợ và đồng hành cùng ITU và các nước thành viên trong công cuộc xây dựng một thế giới số. "Chúng ta sẽ đi cùng nhau, vì chúng ta muốn đi xa" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Doanh nghiệp Việt cần bắt đầu "chuyển mình" như thế nào để thành công
Theo khảo sát của Cisco, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang phải đối mặt với những thách thức nhất định, như: thiếu tầm nhìn và tư duy về chuyển đổi số; những thách thức trong văn hoá công ty; sự thiếu hụt các công nghệ thiết yếu và thiếu hiểu biết sâu sắc về khách hàng cũng như dữ liệu hoạt động. Đáng chú ý, hiện vẫn còn hơn 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam phản ứng thụ động với những thay đổi của thị trường và không nỗ lực chuyển đổi số. Vì vậy để doanh nghiệp có thể nhanh chóng vững vàng và phát triển, có 4 yếu tố kiên quyết cần xác lập
Thứ nhất là thiết lập chiến lược và văn hóa dài hạn - Với doanh nghiệp, nếu chiến lược được ví như Hạt giống thì văn hóa sẽ được xem là Đất. Nếu "Đất" không tốt thì dù có cố gắng cách mấy, "Hạt" cũng không thể nảy mầm và lớn mạnh được, và ngược lại. Để thiết lập chiến lược trước hết phải xác định đúng tại sao công việc kinh doanh này lại tồn tại và nó đang phục vụ ai. Tầm nhìn sẽ đưa ra những điều mà doanh nghiệp muốn đạt được và nơi nó thuộc về trong tương lai, từ đó mới có thể tìm được những người đồng hành phù hợp để cùng nhau bổ sung và đưa doanh nghiệp đi xa. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ bao gồm các quy tắc nơi công sở, mà đến chính từ cách mọi người giao tiếp, chia sẻ mọi việc.
Thứ hai là gắn kết và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng - Ở năm 2020, trải nghiệm khách hàng sẽ không đơn thuần chỉ là phân biệt tên gọi hay giá cả, cũng không đơn thuần chỉ là trải nghiệm online hay offline tại cửa hàng, mà là tổng hòa tất cả những tương tác với thương hiệu. Điều này có nghĩa, tất cả những thứ bạn bán, cách bạn bán, sẽ đều trở thành hàng hóa. Việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm là lập bản đồ hành trình khách hàng, gắn kết những trải nghiệm này thành một chuỗi liên tục trong mọi giai đoạn trước, trong và sau khi mua hàng, từ đó ta có thể ghi lại mọi điểm tiếp chạm (touchpoint) giữa khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp, sau đó định ra những chương trình tại mỗi điểm tiếp xúc để chủ động mang lại cho khách hàng tiềm năng những cảm xúc tích cực khiến họ muốn bước tiếp trong hành trình khách hàng.
Hiện tại, ở Việt Nam đã xuất hiện đơn vị đi đầu trong việc phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số cho doanh nghiệp đến từ các công ty công nghệ hàng đầu. Nổi bật là hệ sinh thái Bizfly của VCCorp với trọn bộ giải pháp chuyển đổi số, đảm bảo việc tích hợp dễ dàng suốt quá trình từ tiếp cận, đến nuôi dưỡng, chăm sóc khách hàng trước, trong đến sau khi mua hàng. Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp ổn định kinh doanh mùa dịch, Bizfly miễn phí tư vấn và cài đặt toàn bộ các công cụ theo đúng quy trình làm việc cho mỗi doanh nghiệp.
Thứ ba là cải tiến không ngừng trong việc áp dụng công nghệ - Mục đích của việc cải tiến, áp dụng công nghệ vào quy trình là để tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Hãy nghĩ về thời gian mà nhân viên của bạn dành để hỏi những câu lặp đi, lặp lại với mọi khách, hay tìm thông tin từng khách khi có sự kiện để gửi tin nhắn,....Những phần mềm giúp giải quyết rất tốt và tiết kiệm chi phí như ChatBot, Email Automation hay CRM cho phép quản lý có phân bổ, cắt giảm được nguồn lực đầu vào hợp lý. Điều này giúp tăng năng suất cũng như doanh thu mang lại hiệu quả gấp nhiều lần.
Cuối cùng là quản lý và phân tích dữ liệu - Sự phát triển của công nghệ đã đặt ra những thách thức chưa từng có về lưu trữ, phân tích và sử dụng dữ liệu. Doanh nghiệp giờ đây cần đến những "Big data Analyst" để có khả năng chuyển đổi dữ liệu thành tài sản vốn, biến những con số vô tri thành con số "biết nói". Vấn đề thật sự không nằm ở việc bạn thu thập dữ liệu, thay vào đó, là bạn dùng dữ liệu để làm gì. Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả thì Big Data sẽ trở thành một khối tài sản vô giá, từ đó giúp cắt giảm chi phí, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.
Viettel tiên phong trong đảm bảo an ninh mạng phục vụ chương trình chuyển đổi số Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Viettel là tập đoàn kinh tế mũi nhọn của Đảng, Nhà nước, là doanh nghiệp công nghệ số, đồng thời là...