Schindler Việt Nam đưa vào hoạt động nhà máy công nghệ cao tại TP. Hồ Chí Minh
Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ngày càng cao của thị trường thang máy, Công ty TNHH Schindler Việt Nam đã chính thức đưa vào hoạt động nhà máy công nghệ cao từ ngày 29/10/2019, tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.
Nhà máy công nghệ cao Schindler Việt Nam sản xuất linh kiện và thiết bị hỗ trợ công tác lắp đặt thang máy, thang cuốn và thang băng chuyền, góp phần nâng công suất tăng gấp 3 lần trong 5 năm tới cho Schindler.
Đại diện Schindler Việt Nam giới thiệu mô hình nhà máy mới cho khách tham quan trong ngày khai trương
Theo đánh giá của Schindler Việt Nam, Việt Nam là một trong những đất nước đang thu hút đầu tư mạnh, đặc biệt là ngành sản xuất. Đó là lý do tập đoàn tăng đầu tư vào Việt Nam, không chỉ trong bán lẻ mà cả sản xuất, năng lượng, đồng thời tăng công suất cho nhà máy sản xuất lắp đặt thang máy để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Video đang HOT
Liên quan đến thị trường thang máy, nhiều ý kiến cho rằng, theo tốc độ đô thị hóa, những tòa nhà cao tầng ngày càng nhiều, kéo theo nhu cầu thang máy tại Việt Nam cũng tăng cao. Không chỉ tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, mà ngay cả nhà dân cao 4 – 5 tầng cũng lắp đặt thang máy. Với nhu cầu lớn và dư địa phát triển còn nhiều, không khó hiểu khi thị trường Việt Nam đã thu hút cả nghìn công ty sản xuất, kinh doanh thang máy.
Các sản phẩm từ nhà máy Schindler Việt Nam bao gồm giá đỡ tay (Bracket), đà dầm ngăn hố thang…
Với nhà máy công nghệ cao mới được đưa vào hoạt động, theo ông Dương Quý Sửu – Giám đốc Nhà máy Schindler Việt Nam – nhà máy này được khởi công vào ngày 1/3/2019 với kinh phí đầu tư 8 triệu USD, có diện tích hơn 10.000m2, gấp đôi diện tích nhà máy hiện hữu, đồng thời trang bị máy móc tân tiến bậc nhất thị trường với máy hàn robot, máy cắt laser Bystronic (Thụy Sĩ), dây chuyền tĩnh điện Wagner (Đức)…. Với mục tiêu công suất tăng gấp 3 lần trong 5 năm tới, nhà máy sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường nội địa và các thị trường lớn trên toàn thế giới như Mỹ, Úc, châu Âu, Đông Nam Á…
Ông Dương Quý Sửu cho biết thêm, với việc đầu tư lâu dài cho hệ thống sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp mong muốn phát triển thị trường thang máy tại đây, đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng trong nước và quốc tế.
Được biết, các sản phẩm từ Nhà máy Schindler Việt Nam bao gồm giá đỡ tay (Bracket), đà dầm ngăn hố thang, linh kiện và thiết bị hỗ trợ công tác lắp đặt gồm bộ cài đặt ray dẫn hướng (GRIK), sàn thao tác trong hố thang và phòng máy, chân để ray, vật liệu phòng máy; dầm máy…
Bên cạnh đó, nhà máy mới của Schindler Việt Nam cũng tập trung tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, với thiết kế tối ưu ánh sáng và gió tự nhiên, giảm thiểu rác thải, quản lý chặt chẽ quy trình xử lý rác thải độc hại, hóa chất. Đối với công nhân viên nhà máy, Schindler đảm bảo đãi ngộ người lao động theo quy định của bộ ngành liên quan và tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Tập đoàn Schindler toàn cầu.
Theo Công Thương
Hội thảo quốc gia 'Ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn'
Ngày 26-10, tại Thái Nguyên, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên (Đại học Thái Nguyên) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề 'Ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn'.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu, các chuyên gia và các giảng viên đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu lớn trong cả nước.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Duy Cương, Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Nguyên nhấn mạnh: Các kết quả nghiên cứu cũng như triển khai ứng dụng của các nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên trong các lĩnh vực như kỹ thuật điều khiển, điện tử; kỹ thuật cơ khí-động lực; công nghệ thông tin-truyền thông; hóa học-môi trường... nhằm thúc đẩy và tìm kiếm những giải pháp, cũng như trao đổi thông tin về mặt học thuật cũng như nghiên cứu để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất.
Toàn cảnh hội thảo.
Tại hội thảo, 70 báo cáo tham luận, chia thành 9 tiểu ban đã được các đại biểu cùng nhau trao đổi, phân tích thảo luận những vấn đề mới, đồng thời cũng chỉ ra những cơ hội, thách thức đối với các nhà khoa học trong thời đại công nghệ 4.0. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tế để ứng dụng các công nghệ cao vào thực tiễn, từ đó có những định hướng nghiên cứu gắn với sự phát triển kinh tế-xã hội, củng cố nền an ninh quốc phòng.
Hội thảo cũng là cơ hội để gắn kết hợp tác giữa cơ sở giáo dục đào tạo, với cơ quan nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thông qua gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác cùng phát triển.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Tập đoàn TH động thổ Dự án Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam Ngày 14/10/2019, tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, tập đoàn TH tổ chức lễ Động thổ và công bố dự án Tổ hợp Y tế & Chăm sóc sức khỏe công nghệ cao TH Medical. Một trụ cột tiếp theo mang sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà TH luôn theo đuổi: 'Vì sức khỏe cộng đồng'. Dự...