SCB: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gần 5,7 lần
Trong 9 tháng đầu năm nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) phải trích lập dự phòng 2.528 tỷ đồng, tăng 5,7 lần so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, phần thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng được “ém nhẹm” nên công chúng đầu tư không biết ngân hàng này có nợ xấu bao nhiêu, tăng hay giảm, chất lượng ra sao.
Trong 9 tháng đầu năm nay, nhiều khoản thu nhập của ngân hàng tăng mạnh. Đơn cử, thu nhập lãi thuần tăng 119% (đạt 3.468 tỷ đồng), kinh doanh ngoại hối tăng 1.758% (đạt 114 tỷ đồng), hoạt động khác tăng 1.387% (đạt 516 tỷ đồng). Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đến 5,7 lần so với cùng kỳ năm trước, tăng từ 441 tỷ đồng lên 2.528 tỷ đồng.
Ngoài ra, ngân hàng “ém nhẹm” công bố thuyết minh báo cáo tài chính nên công chúng đầu tư không biết nợ xấu ngân hàng đạt ở mức nào, tăng hay giảm, chất lượng tốt hay xấu!
SCB ém nhẹm thuyết minh báo cáo tài chính.
Trong 9 tháng đầu năm nay, lãi từ hoạt động chứng khoán đầu tư giảm 44,5%, giảm từ 569 tỷ đồng xuống còn 316 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, hoạt động chứng khoán đầu tư đã khiến ngân hàng tăng dự phòng rủi ro từ 3.507 tỷ đồng lên 5.277 tỷ đồng.
Video đang HOT
Mặc dù thu nhập lãi thuần tăng mạnh nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng quá nhanh nên lợi nhuận phân phối cho các cổ đông của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 10,6%, từ 141 tỷ đồng lên 156 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này là con số rất nhỏ khi đặt bên cạnh vốn điều lệ 14.312 tỷ đồng.
Do đó, chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 109 đồng.
Mức này tiếp tục được duy trì thì đầu tư vào cổ phiếu SCB, nhà đầu tư mất trên 5 năm mới thu được cổ tức bằng lãi suất 1 năm tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng. Trong 9 tháng đầu năm nay, hoạt động cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh 12,95%, đạt 301.009 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động huy động khách hàng chỉ tăng 7,46%, đạt 372.248 tỷ đồng.
Ngoài ra, phần thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng được “ém nhẹm” nên công chúng đầu tư không biết ngân hàng này có nợ xấu bao nhiêu, tăng hay giảm, chất lượng ra sao.
Trong 9 tháng đầu năm nay, nhiều khoản thu nhập của ngân hàng tăng mạnh. Đơn cử, thu nhập lãi thuần tăng 119% (đạt 3.468 tỷ đồng), kinh doanh ngoại hối tăng 1.758% (đạt 114 tỷ đồng), hoạt động khác tăng 1.387% (đạt 516 tỷ đồng). Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đến 5,7 lần so với cùng kỳ năm trước, tăng từ 441 tỷ đồng lên 2.528 tỷ đồng.
Ngoài ra, ngân hàng “ém nhẹm” công bố thuyết minh báo cáo tài chính nên công chúng đầu tư không biết nợ xấu ngân hàng đạt ở mức nào, tăng hay giảm, chất lượng tốt hay xấu!
Trong 9 tháng đầu năm nay, lãi từ hoạt động chứng khoán đầu tư giảm 44,5%, giảm từ 569 tỷ đồng xuống còn 316 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, hoạt động chứng khoán đầu tư đã khiến ngân hàng tăng dự phòng rủi ro từ 3.507 tỷ đồng lên 5.277 tỷ đồng.
Mặc dù thu nhập lãi thuần tăng mạnh nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng quá nhanh nên lợi nhuận phân phối cho các cổ đông của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 10,6%, từ 141 tỷ đồng lên 156 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này là con số rất nhỏ khi đặt bên cạnh vốn điều lệ 14.312 tỷ đồng.
Do đó, chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 109 đồng.
Mức này tiếp tục được duy trì thì đầu tư vào cổ phiếu SCB, nhà đầu tư mất trên 5 năm mới thu được cổ tức bằng lãi suất 1 năm tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng. Trong 9 tháng đầu năm nay, hoạt động cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh 12,95%, đạt 301.009 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động huy động khách hàng chỉ tăng 7,46%, đạt 372.248 tỷ đồng.
Đức Hoàng – An Nhiên
Theo thuonghieuvaphapluat.vn
Lợi nhuận trước thuế của BIDV tăng trên 30% trong 9 tháng
Theo báo cáo tài chính quý 3 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tính đến 30/9, lợi nhuận trước thuế tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 7.254 tỷ đồng và đạt 78% kế hoạch kinh doanh năm 2018 đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt
Giao dịch tại BIDV. (Nguồn: BIDV)
Bên cạnh đó, tổng tài sản của ngân hàng đạt 1.268 triệu tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm, tăng 12,67% so với cùng kỳ năm trước. Huy động vốn đạt 953.513 tỷ đồng, tăng 10,9% so với đầu năm đảm bảo cân đối vốn an toàn và hiệu quả, chất lượng huy động vốn được kiểm soát tốt, phù hợp với lộ trình tăng trưởng tín dụng.
Dư nợ tín dụng đạt 968.752 tỷ đồng, tăng 11,75% so với đầu năm, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kỳ hạn ngắn, bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng phân khúc bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ; dư nợ ngắn hạn, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, theo đúng định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước.
Cũng theo báo cáo, tổng thu nhập hoạt động đạt 32.865 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các mảng hoạt động đều đạt kết quả tích cực.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 25.616 tỷ đồng, tăng 11,31% so với cùng kỳ năm trước; thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ đạt 2.541 tỷ đồng, tăng 18,74 % so với cùng kỳ năm trước; thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 797 tỷ đồng, tăng 55%; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh đạt gần 682 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt 221 tỷ đồng; thu từ hoạt động khác đạt 2.866 tỷ đồng.
Chênh lệch thu chi đạt 21.620 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. BIDV tăng cường trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở kết quả rà soát, phân loại nợ. Các chỉ tiêu an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định./.
Theo vietnamplus.vn
Nhiều ngân hàng đang cạn room tín dụng Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây cho thấy, tính đến đầu tháng 10/2018, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ở mức 9,89% so với cuối năm ngoái, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng cùng kỳ là 11,73%. Tình trạng cạn room tín dụng của nhiều ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho...