Savills nói gì về hiện tượng chủ đầu tư địa ốc chuyển hướng ra Hà Nội?
Thị trường bất động sản Hà Nội đang được kỳ vọng có những diễn biến mới với sự góp mặt của các chủ đầu tư từ Tp.HCM và các chủ đầu tư nước ngoài. …
Đồng quan điểm, bà Hoàng Nguyệt Minh, Phó giám đốc Bộ phận Tư vấn Đầu Tư, Savills Hà Nội cho rằng tại thị trường Hà Nội, các nhà đầu tư Tp.HCM được tạo điều kiện rất lớn khi cấu trúc giao dịch đang rất linh động.
Báo cáo Thị trường Bất động sản quý 3/2020 của Savills cho thấy, thị trường Hà Nội ghi nhận nguồn cung sơ cấp đạt 29.200 căn hộ, tỷ lệ hấp thụ đạt 20%, khoảng 3.100 căn hộ mở bán mới, nguồn cầu giảm trong đó nhu cầu căn hộ bình dân tăng nhanh trong thời gian qua.
Bà Đỗ Thị Thu Hằng, cho rằng “Thị trường Hà Nội tiếp tục nhạy cảm về giá và bất ổn với việc thiếu nguồn cung hạng A. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường sẽ phục hồi hoàn toàn nhờ tăng trưởng kinh tế và dân số trong dài hạn”.
Ghi nhận xu hướng các chủ đầu tư Tp.HCM có mong muốn đầu tư tại Hà Nội, bà Hằng cho rằng không chỉ thu hút các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang dành sự quan tâm đặc biệt với thị trường Hà Nội.
Theo bà Hằng, hiện tượng này là dễ hiểu: “Có 3 yếu tố chính khiến thị trường Hà Nội trở thành một thị trường tiềm năng. Thứ nhất, pháp lý là một trong những yếu tố khiến các nhà đầu tư yên tâm. Thứ hai, các nhà đầu tư Tp.HCM và nước ngoài mong muốn mang lại một làn gió mới, xu hướng phát triển mới cho thị trường Hà Nội, sẽ tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp với các chủ đầu tư Hà Nội. Các chủ đầu tư này đều là những chủ đầu tư có nhiều kinh nghiệm về phát triển bất động sản.
Video đang HOT
Mặc dù các chủ đầu tư ở Hà Nội bắt đầu chú trọng đến việc phát triển điều kiện hạ tầng, đầu tư tiện ích và cải thiện quy trình bàn giao. Tuy nhiên, trong con mắt của các nhà đầu tư Tp.HCM, nhìn chung chất lượng các dự án ở Hà Nội vẫn còn đi sau thị trường phía Nam. Thứ ba, bản thân các chủ đầu tư có đủ khả năng và năng lực để kết hợp với các nhà đầu tư tạo ra các sản phẩm vừa túi tiền mà vẫn có thể đáp ứng đc kỳ vọng của chủ đầu tư”.
THÀNH CÔNG VẪN LÀ CÂU HỎI LỚN
Ở góc độ đầu tư, bà Hoàng Nguyệt Minh chia sẻ: “Các chủ đầu tư tại Tp.HCM có thế mạnh trong việc phát triển đa dạng các mô hình kinh doanh nhà ở. Việc các chủ đầu tư lớn bao gồm cả trong nước và nước ngoài đều tập trung ở Tp.HCM như Capital Land, Mitsubishi, Nam Long, Masterise giúp nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng sản phẩm cho các dự án tại đây.
Tuy nhiên, tại thị trường Hà Nội, các chủ đầu tư từ Tp.HCM lại không có nhiều lợi thế. Đa phần các dự án nhà ở Hà Nội được đầu tư bởi các chủ đầu tư xuất phát từ Hà Nội và chất lượng thị trường chung cư nhà ở Hà Nội có phần thấp hơn so với Tp.HCM. Tuy nhiên, nguồn đất tại Tp.HCM đang ngày càng khan hiếm, do đó, với một nguồn lực lớn như vậy đã tạo ra một làn sóng dịch chuyển từ Tp.HCM ra Hà Nội để tìm kiếm những cơ hội mới”.
“Cái khó khăn lớn nhất của các nhà đầu tư từ Tp.HCM là tìm kiếm các dự án tiềm năng và cơ hội hợp tác với chủ đất tại Hà Nội. Để khắc phục điều đó, các nhà đầu tư đang đưa ra các cấu trúc giao dịch linh hoạt, đẩy mạnh ưu thế về tính sáng tạo trong phát triển dự án để khuyến khích cơ hội hợp tác với các chủ đầu tư tại Hà Nội. Tỉ lệ đầu tư trước đây các nhà đầu tư yêu cầu chiếm ưu thế trên 76%, bây giờ tỉ lệ có thể linh động hơn với 51%, để có thể có cơ hội đặt chân vào thị trường Hà Nội”.
Hiện nay, những thành công của các chủ đầu tư từ Tp.HCM tại thị trường Hà Nội vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Phân tích sâu hơn, bà Hằng cho biết: “Các chủ đầu tư từ Tp.HCM sẽ cân nhắc tâm lý khách hàng là một trong những thách thức lớn, vì họ có thể chưa hiểu tường tận về nhu cầu và thị trường bất động sản Hà Nội, cụ thể là về giá. Tại Tp.HCM, những dự án tại trung tâm thành phố có thể lên đến và trên 10.000 USD/ m2. Tuy nhiên, ở Hà Nội, những dự án như vậy rất là ít và rất khó bán. Do đó, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong phát triển bất động sản nhà ở, tuy nhiên, thấu hiểu thị trường Hà Nội để đạt được thành công là một thử thách với các chủ đầu tư”.
Cũng theo dữ liệu của Savills Việt Nam trong quý 3/2020, Tp.HCM vẫn giữ vị thế là một thị trường hấp dẫn, ghi nhận mức tăng trưởng tích cực và sôi động hơn khi cơ sở hạ tầng dần được hình thành, thu hút sự hứng thú của cả các chủ đầu tư trong nước, quốc tế, và đặc biệt là sự mở rộng sang các địa phận lân cận.
Trên thực tế, thị trường Tp.HCM đã hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư Hà Nội, các dự án tại thị trường này đang có sức hút và sức cạnh tranh rất lớn. Với hiện tượng giá bất động sản tại Tp.HCM tiếp tục tăng cao, sức nóng của thị trường này vẫn là tâm điểm của nhiều nhà đầu tư.
Hà Nội: Biệt thự, nhà liền kề kỳ vọng vào những tháng cuối năm
Theo Savills Việt Nam, trong những tháng còn lại của năm 2020, Hà Nội sẽ có khoảng 13 dự án biệt thự/nhà phố liền kề được tung ra thị trường, cung ứng khoảng 2.000 căn, triển khai chủ yếu ở các quận Hoàng Mai, Hà Đông và Từ Liêm.
Trong những tháng tiếp theo của năm 2020, Hà Nội sẽ có khoảng 13 dự án biệt thự/nhà phố liền kề được tung ra thị trường
Savills Việt Nam cho biết, dịch bệnh đã buộc nhiều dự án dự kiến mở bán trong năm nay buộc phải lùi lại cho đến ít nhất năm sau. Đến cuối quý I/2020, đa số các chủ đầu tư đều chưa giảm giá bán, nhờ đó giá bán vẫn giữ được ổn định và thậm chí tăng ở một số dự án. Với tình hình thị trường chứng khoán và hàng hóa có nhiều biến động, bất động sản, đặc biệt là nhà đất, tiếp tục là một trong những kênh đầu tư được ưa chuộng.
Nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp diễn, các chủ đầu tư sẽ phải cân nhắc việc giảm giá bán hoặc lịch thanh toán linh hoạt hơn. Việc giãn cách xã hội đã hạn chế tất cả các hoạt động, trong đó bao gồm hoạt động tại các dự án xây dựng.
Theo Điều 57 của Luật Kinh doanh bất động sản, tiến độ thanh toán phải phù hợp với tiến độ xây dựng. Việc xây dựng bị trì hoãn sẽ giảm gánh nặng tài chính cho người mua trong giai đoạn này nhưng lại gia tăng thêm áp lực cho các chủ đầu tư trong việc cam kết tiến độ hoàn thành.
Vẫn theo Savills Việt Nam, nhìn chung giá sơ cấp toàn thị trường giảm do việc tăng tỷ trọng của nguồn cung sơ cấp nằm tại các vị trí ngoài trung tâm có giá thấp hơn giá trung bình thị trường.
Thế nhưng, giá trung bình thứ cấp lại tăng 1,2% so với quý IV/2019, 7,3% so với cùng kỳ năm trước đối với biệt thự, tương ứng tăng 2,8% và 4% với nhà liền kề, tăng 3,1% và 3,8% với nhà phố thương mại.
Trong quý I/2020, sau sự phục hồi ngắn hạn của nguồn cung trong quý IV/2019, thị trường Hà Nội bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ Tết và Covid-19 làm giảm nguồn cung mới 76% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ hai dự án được mở bán là Green Center Villas tại quận Tây Hồ và Him Lam New Star tại quận Long Biên, cung cấp cho thị trường 130 căn.
Hà Đông tiếp tục dẫn đầu nguồn cung sơ cấp với hơn 50% thị phần. Trong 3 năm qua, phía Đông Thành phố, bao gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm, luôn dẫn dầu nguồn cung sơ cấp với nhiều dự án được mở bán cùng sự xuất hiện của các chủ đầu tư lớn.
Tuy nhiên, trong hai quý trở lại đây, quận Hà Đông đã trở lại dẫn đầu nguồn cung sơ cấp và hứa hẹn tiếp tục dẫn đầu thị trường trong năm nay.
Quý đầu thường ghi nhận tỷ lệ hấp thụ thấp nhất trong năm. Tỷ lệ cao nhất thường đạt vào quý II và quý IV. Sắp tới, các gói kích thích của Chính phủ sẽ giúp tăng trưởng đầu tư và hỗ trợ việc phục hồi kinh tế. Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, trong tình hình khó đoán hiện tại, hy vọng hạng mục biệt thự, nhà phố liền kề sẽ nhanh chóng hồi phục bởi nhà đất vẫn là những khoản đầu tư được ưa chuộng nhất.
Hoàn thành sửa chữa hơn 1,3 triệu m2 hằn lún trên tuyến Quốc lộ 1 Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về tình hình xử lý, khắc phục hư hỏng, hằn lún vệt bánh xe mặt đường các dự án trên Quốc lộ 1 đoạn qua các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Thuận. Xe ô tô đang phân luồng đoạn đường tránh thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Công Tường/TTXVN...