Saudi Arabia nới lỏng quy định phòng dịch trước lễ hành hương đến Thánh địa Mecca
Ngày 13/6, Saudi Arabia cho biết nước này sẽ hủy bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại hầu hết các địa điểm trong không gian kín, động thái nới lỏng hơn nữa những hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 trước thềm lễ hành hương đến Thánh địa Mecca vào tháng sau.
Các tín đồ hành hương đeo khẩu trang tới thực hiện lễ Umrah tại Đại Thánh đường ở thành phố Mecca, Saudi Arabia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Saudi Arabia đang chuẩn bị đón khoảng 850.000 tín đồ Hồi giáo từ nước ngoài đổ về để tham gia lễ hành hương diễn ra thường niên này. Tuy nhiên, quy định đeo khẩu trang vẫn được áp dụng tại đền thờ Hồi giáo Grand Mosque, thánh đường được xây bao quanh đền thờ Kaaba, nơi được các tín đồ Hồi giáo coi là linh thiêng nhất.
Saudi Arabia cũng không yêu cầu người dân phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 khi vào các địa điểm có không gian kín.
Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của lễ hành hương về thánh địa Mecca tại Saudi Arabia, vốn ước tính có thể giúp nước này thu được khoảng 12 tỷ USD mỗi năm. Năm 2021, giới chức Saudi Arabia đã buộc phải giảm mạnh quy mô của lễ hành hương này trong năm thứ 2 của dịch bệnh và chỉ có 60.000 tín đồ đã tiêm chủng đầy đủ ở nước này đã tham gia.
Video đang HOT
Hồi tháng 4 năm nay, Saudi Arabia thông báo sẽ cho phép khoảng 1 triệu tín đồ Hồi giáo từ trong nước và nước ngoài tham gia lễ hành hương sắp tới. Những người này phải đáp ứng yêu cầu là người đã tiêm chủng và dưới 65 tuổi. Đối với những người đến từ nước ngoài thì họ cần phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính với virus SARS-CoV-2 được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh.
Saudi Arabia hiện ghi nhận tổng cộng hơn 778.000 ca COVID-19, trong đó hơn 9.100 ca tử vong.
Con tàu trôi dạt trên biển có thể khiến 8 triệu người mất nước sạch
Sự cố tràn dầu từ một con tàu rỉ sét bị bỏ hoang trên Biển Đỏ có thể khiến 8 triệu người mất nước sạch cũng như phá hủy ngư trường của Yemen trong ba tuần.
Tàu FSO Safer đã trôi dạt trên biển nhiều năm. Ảnh: AP
Các bên liên quan gồm lực lượng phiến quân Houthi, Chính phủ Yemen và Liên hợp quốc (LHQ) đang tiến hành đàm phán để di dời khoảng 1,1 triệu thùng dầu thô trên tàu FSO Safer. Tàu chở dầu này đã bắt đầu rỉ sét, hư hại kể từ khi bị bỏ hoang năm 2017.
Đáng chú ý, lượng dầu của Safer nhiều gấp 4 lần dầu tràn ra từ tàu Exxon Valdez trên Vịnh Alaska năm 1989. Nguy cơ Safer lặp lại kịch bản thảm họa của Exxon Valdez cũng ngày càng rõ rệt.
Tờ Guardian trích dẫn thống kê mô hình mới nhất trên tạp chí Nature Sustainability cho hay nếu tàu bị nổ tung hoặc nứt vỡ, dầu sẽ lan rộng ra ngoài vùng biển Yemen và tàn phá môi trường của Saudi Arabia, Eritrea và Djibouti.
Các bến cảng quan trọng ở Biển Đỏ như Hodeidah và Salif cũng sẽ bị phong tỏa trong hai tuần, đe dọa đến hoạt động vận chuyển 200.000 tấn nhiên liệu của Yemen, tương đương 38% nhu cầu sử dụng tại quốc gia này.
Giá nhiên liệu do đó có thể tăng đến 80%. Tình trạng thiếu nhiên liệu để chạy máy bơm nước sẽ dẫn đến việc 8 triệu người thiếu nước sinh hoạt. Khoảng 2 triệu người sẽ không có nước dùng nếu như các nhà máy khử nước biển tại khu vực bị nhiễm dầu.
Mặc dù một nửa lượng dầu được dự đoán sẽ bốc hơi trên biển trong vòng 24 giờ, phần còn lại sẽ lan đến bờ biển phía Tây của Yemen và các cảng xa hơn về phía Nam trong vòng ba tuần.
Vụ tràn dầu nguy hiểm có thể tác động đến 66,5% - 85,2% ngư trường của Yemen tại Biển Đỏ trong vòng một tuần và lên đến 93,5% -100% đó trong vòng ba tuần.
Tình trạng ô nhiễm không khí do tràn dầu sẽ làm tăng nguy cơ nhập viện vì bệnh tim mạch và hô hấp cho người dân khu vực.
Nghiên cứu trên tạp chí Nature Sustainability cảnh báo: "Sự cố tràn dầu có thể cản trở hoạt động thương mại qua eo biển Bab el-Mandeb quan trọng, nơi mà 10% thương mại vận tải biển toàn cầu đi qua".
LHQ đã yêu cầu Houthi cho phép kiểm tra tàu Safer, nhưng lực lượng này lại đặt điều kiện sửa chữa con tàu. LHQ không có nguồn ngân sách dành cho việc sửa chữa tốn kém này.
Iran đánh giá tích cực các cuộc đàm phán với Saudi Arabia Iran và Saudi Arabia đã chia sẻ quan điểm chung về nhiều vấn đề cùng quan tâm tại khu vực Vùng Vịnh và Tehran đánh giá các cuộc đàm phán gần đây với Riyadh là mang tính xây dựng. Trên đây là khẳng định của Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian đưa ngày 8/10. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian tại cuộc họp báo...