Sau Vingroup, đến lượt BKAV tuyên bố sản xuất máy thở
“Vào giữa Tháng 5 chúng tôi sẽ sản xuất xong máy mẫu đầu tiên, để có thể xin cấp phép sản xuất hàng loạt từ Bộ Y tế” – Ông Quảng viết.
Sáng nay, trên Facebook cá nhân của ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Của BKAV thông báo: BKAV đã hoàn tất kế hoạch sản xuất máy thở xâm nhập giúp điều trị bệnh nhân COVID-19.
Ông Quảng cho biết, ngay từ khi có tin GS Trần Văn Thọ và Trần Ngọc Phúc muốn chuyển giao công nghệ sản xuất máy thở cho Việt Nam, BKAV đã cử đội ngũ nghiên cứu dự án này.
“Tuy nhiên, ít ngày sau đó bạn Cu Hiệp của diễn đàn Tinh tế, là một trong những người đầu tiên chat cho tôi Link về việc Công ty thiết bị y tế hàng đầu thế giới Medtronic, đã mở thiết kế máy thở xâm nhập PB 560 của họ cho các nhà sản xuất khác để chung tay cung cấp cho thế giới chống dịch” – Ông Quảng viết.
Theo đó, máy thở PB 560 là loại máy gọn, nhẹ có chức năng cung cấp oxy và mô phỏng các hành động của hơi thở. Đây là thiết bị sống còn giúp các Bác sĩ và Bệnh nhân nặng chống chọi với COVID-19. Khoảng 10% bệnh nhân nhiễm COVID phải dùng đến máy thở, do đó thế giới đang thiếu nặng nề các thiết bị này.
Đây cũng là loại máy thở mà trước đó, Vingroup công bố sẽ sản xuất.
Video đang HOT
“Vào giữa Tháng 5 chúng tôi sẽ sản xuất xong máy mẫu đầu tiên, để có thể xin cấp phép sản xuất hàng loạt từ Bộ Y tế” – Ông Quảng viết – “BKAV cũng đã làm việc với chuỗi cung ứng sẵn có đang tham gia sản xuất Bphone. Hơn 9000 công nhân và 04 nhà máy trong hệ thống của chúng tôi đã sẵn sàng”.
CEO của BKAV cũng khẳng định: “Giả sử dịch bệnh COVID-19 có bùng phát, thì cùng với các nhà sản xuất nội địa khác tôi tin tưởng Việt Nam sẽ không lo thiếu máy thở. Không những thế chúng ta còn có thể xuất khẩu để hỗ trợ các quốc gia khác nếu dịch vẫn còn hoành hành.
Tuy vậy, cá nhân tôi tin tưởng sâu sắc dịch bệnh tại Việt Nam sẽ bị đẩy lùi trong vài tuần tới”.
Trước đó, Vingroup thông báo sẽ sản xuất máy thở và trợ thở với công suất 55.000 bộ mỗi tháng, dựa trên dây chuyền sản xuất ôtô và điện thoại.
Tập đoàn này chọn ký kết hợp đồng bản quyền với hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế cho máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.
Minh Minh
Vingroup và Bảo Việt tăng gần 40%, nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng hồi phục 20% so với đáy
Masan Group là cổ phiếu lớn hiếm hoi thậm chí đã tăng so với Tết.
Sau một thời gian bị bán tháo do tâm lý lo ngại tình hình dịch bệnh, nhiều cổ phiếu lớn đã quay đầu phục hồi mạnh sau khi mất tới 30-50% giá trị kể từ sau Tết nguyên đán. Từ cuối tháng Ba, một số cổ phiếu đã bắt đầu tạo đáy và bứt phá mạnh mẽ.
Một trong những cái tên đáng chú ý nhất là Tập đoàn Bảo Việt (BVH). Cuối năm 2019, Sumitomo Life đã chi 4.000 tỷ đồng để gia tăng sở hữu tại Bảo Việt với mức giá 96.800 đồng/cp.
Ít ai có thể ngờ được chỉ 3 tháng sau đó, cổ phiếu BVH chỉ còn 32.300 đồng vào ngày 23/3, giảm 52% so với mức giá 67.000 đồng trước khi Covid-19 bùng phát.
Giảm sâu nhất nhưng cũng ngược dòng nhanh nhất, đến ngày 6/4, BVH đã tăng 40% lên 45.300 đồng.
Đóng vai trò chính trong nhịp hồi phục vừa qua của thị trường là Vingroup với mức tăng 36% so với đáy 71.500 đồng ngày 24/3, gấp 3 lần so với mức tăng 11% của VN-Index.
Mức tăng của Vingroup và Bảo Việt là vượt trội hơn hẳn so với các cổ phiếu vốn hóa lớn khác. Những mã có mức tăng tốt khác có thể kể đến như SSI và Sacombank (hơn 20%), BIDV, Vietcombank, Thế giới Di động, PNJ (xấp xỉ 20%).
Ở chiều ngược lại, những cổ phiếu chưa hồi phục được nhiều gồm có Novaland - vốn không có nhiều biến động trong suốt thời gian vừa qua hay Vietjet, VEAM...
Masan Group (MSN) là cổ phiếu đầu tiên trong danh sách theo dõi của chúng tôi đã tăng 5% so với trước Tết, chốt ngày 6/4 tại 55.900 đồng.
Mặc dù hồi phục nhanh nhưng hiện Thế giới Di động cùng với Sabeco vẫn là 2 mã giảm sâu nhất trong danh sách với mức giảm trên 40%. Tiếp theo lần lượt là là PNJ (-39%), Vietnam Airlines (-37%), Vincom Retail (-36%)...
Trương Lương
Cuộc đua sản xuất máy thở trên toàn thế giới: Một đối tác của Apple vừa tuyên bố 'tham chiến', mục tiêu sản lượng 30.000 máy/tháng Từ các hãng sản xuất ô tô đến đơn vị lắp ráp cho Apple đều đang chuyển sang sản xuất máy thở. Flex - một nhà sản xuất hợp đồng chuyên làm máy tính Apple đang bắt đầu lắp ráp hàng nghìn máy thở nhằm đáp ứng nhu cầu tăng mạnh trong đại dịch Covid-19. Công ty có trụ sở tại San Jose,...