Sau trưng cầu dân ý, New Caledonia vẫn thuộc Pháp
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 4.11 cho thấy người dân New Caledonia lựa chọn ở lại thay vì độc lập hoàn toàn khỏi nước Pháp.
Đa số người dân New Caledonia đi bỏ phiếu lựa chọn không độc lập hoàn toàn khỏi Pháp – Ảnh: AP
Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ước tính đạt khoảng 80%. Họ lựa chọn giữa hai phiếu “Có” hoặc “Không” để trả lời duy nhất câu hỏi “Bạn có muốn New Caledonia có chủ quyền đầy đủ và trở nên độc lập không?”.
Hãng tin APcho biết sau khi 202/284 điểm bỏ phiếu công bố kết quả, số người chọn “Không” chiếm 60% trong 123.000 phiếu được kiểm tính đến 23 giờ 10 (giờ địa phương).
Tỷ lệ cử tri New Caledonia đi bỏ phiếu rất cao – Ảnh: AP
Tổng thống Emmanuel Macron đã có bài phát biểu khi cuộc trưng cầu có kết quả sơ bộ. Ông bày tỏ niềm tự hào khi đa số người dân muốn New Caledonia tiếp tục là một phần lãnh thổ của Pháp, đồng thời khẳng định “không có con đường nào khác ngoài đối thoại” để làm rõ tương lai của quần đảo phía nam Thái Bình Dương này. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe dự kiến sẽ gặp mặt các quan chức New Caledonia.
Video đang HOT
Một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Nouméa trong ngày 4.11 – Ảnh: AP
Quần đảo New Caledonia nằm cách phía đông nước Úc chưa tới 2.000km, dân số khoảng 269.000 người gồm người Kanak bản địa, người gốc Âu cùng người di cư từ các nơi khác.
Người Kanak đã có quá trình dài đấu tranh đòi độc lập. Pháp đã đàm phán hai hiệp ước lớn để xoa dịu cộng đồng người này. Hiệp định Matignon 1988 được thiết kế để mang lại sự phát triển công bằng hơn cho xã hội New Caledonia, còn Hiệp ước Noumea 1998 mở đường cho việc phát triển nền tự chủ dựa trên ý tưởng “chủ quyền được chia sẻ”, công nhận quyền chính trị của người Kanak và lập ra thời gian biểu cho cuộc trưng cầu dân ý năm nay.
Nhờ vậy mà New Caledonia có một hội đồng địa phương đặt trụ sở tại thủ đô Nouméa và quyền quản lý các vấn đề riêng ở nhiều lãnh vực đối nội. Chính quyền Paris chỉ kiểm soát vấn đề quốc phòng, đối ngoại cùng chính sách giáo dục đại học.
Vị trí địa lý của New Caledonia - Ảnh: Twitter
New Caledonia là một tài sản chiến lược, hỗ trợ vị thế của Pháp như một cường quốc toàn cầu trong hàng hải lẫn quân sự. Quần đảo cũng là cơ sở để họ có thể mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt thông qua tư cách thành viên của các tổ chức khu vực như Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương.
Cẩm Bình (theo AP, ABC News, RTE)
Theo motthegioi
New Caledonia vẫn thuộc Pháp sau trưng cầu dân ý
Kết quả bỏ phiếu cho thấy đa số cử tri ủng hộ việc duy trì lãnh thổ ở Thái Bình Dương này thuộc về Pháp thay vì trở thành quốc gia độc lập.
Người dân tham gia bỏ phiếu vào ngày 4.11 AFP
Reuters ngày 4.11 dẫn lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho hay vùng lãnh thổ New Caledonia vẫn thuộc về nước này sau cuộc trưng cầu dân ý vào cùng ngày.
"Trước hết tôi muốn bày tỏ tự hào to lớn rằng chúng ta đã cùng nhau vượt qua bước tiến lịch sử này. Tôi cũng muốn bày tỏ tự hào ở cương vị lãnh đạo đất nước rằng đa số người dân Caledonia chọn Pháp. Đó là dấu hiệu của lòng tin vào Pháp cũng như tương lai và giá trị của đất nước", ông nói.
Hơn 80% trong số 175.000 cử tri New Caledonia đã tham gia bỏ phiếu. Họ chọn lựa bỏ phiếu "có" hoặc "không" đối với câu hỏi về việc có muốn New Caledonia hoàn toàn độc lập hay không.
Kết quả cho thấy, 56,4% lựa chọn vùng lãnh thổ này vẫn thuộc Pháp, trong khi 43,6% ủng hộ độc lập.
Một trong những lý do này được cho là nhờ chính quyền Paris cấp cho New Caledonia 1,3 tỉ euro (34.540 tỉ đồng) hằng năm. Số tiền viện trợ chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của vùng lãnh thổ này, đồng thời Pháp cũng hỗ trợ cho hệ thống giáo dục và y tế chất lượng cao tại đây.
New Caledonia nổi tiếng với các bãi biển đẹp và chiếm 1/4 trữ lượng nickel trên thế giới, nguyên liệu dùng trong ngành công nghiệp điện tử. Bên cạnh đó, vùng lãnh thổ hải ngoại này còn có vị trí chiến lược đối với Pháp ở khu vực Thái Bình Dương.
Khảo sát trước đó cho thấy khoảng 63-75% cử tri muốn New Caledonia vẫn thuộc Pháp. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại cuộc trưng cầu dân ý sẽ khiến căng thẳng leo thang giữa cộng đồng người Kanak bản địa, vốn muốn độc lập, với cộng đồng người da trắng.
Chính quyền Paris tuyên bố New Caledonia là lãnh thổ hải ngoại vào năm 1853. Tuy nhiên, mâu thuẫn kéo dài dẫn đến vụ xung đột vào năm 1984 khiến 70 người thiệt mạng.
Đến năm 1998, Thỏa thuận Noumea được thông qua, với nội dung tổ chức trưng cầu dân ý vào năm 2018. Cũng theo thỏa thuận, New Caledonia được tổ chức 2 lần bỏ phiếu nữa trước năm 2022 sau khi không giành được độc lập trong lần bỏ phiếu mới nhất.
Theo TNO
Vùng New Caledonia thuộc Pháp tiến hành trưng cầu ý dân về độc lập Ngày 4/11, quần đảo New Caledonia thuộc Pháp ở Thái Bình Dương tiến hành cuộc trưng cầu ý kiến cử tri về độc lập của vùng lãnh thổ này. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) thăm hỏi người dân ở New Caledonia ngày 4/5. Ảnh: AFP/TTXVN Tổng cộng 284 điểm bỏ phiếu mở cửa từ 8 giờ sáng theo giờ địa phương (4...