Sau trận mưa lớn, nhìn không ra Sa Pa
Tối 4-8, tại thị xã Sa Pa ( tỉnh Lào Cai) có mưa lớn khiến nhiều khu vực tiếp tục bị ngập cục bộ, sạt lở đất đá gây ách tắc, chia cắt tạm thời đường giao thông.
Mưa lớn khiến nước chảy như thác trên mặt đường tại ngõ Hùng Hồ – Ảnh: Cổng TTĐT thị xã Sa Pa
Sáng 5-8, UBND thị xã Sa Pa cho biết các lực lượng chức năng vẫn tiếp tục cùng người dân khắc phục hậu quả do mưa lớn gây ra vào tối qua.
Trên tuyến đường Điện Biên Phủ (phường Sa Pa), mưa lớn kéo dài khoảng 2 giờ khiến hàng chục khối đất đá phía sườn núi Hàm Rồng bị kéo trôi xuống đường giao thông gây ách tắc, nguy hiểm cho xe cộ.
Do lượng đất đá nhiều kết hợp với hệ thống cống không tiêu thoát kịp, tuyến đường dài trên 300m bị ngập trong nước. Nhiều nhà dân bị bùn đất tràn vào gây hư hỏng tài sản.
Chị Nguyễn Thanh Tâm (kinh doanh nhà hàng ở tổ 1, phường Sa Pa) cho biết mỗi khi có mưa lớn, mặt đường bị ngập, nước tràn vào nhà.
Gia đình chị phải dùng xô, chậu tát nước ra ngoài. Chị mong chính quyền địa phương có giải pháp để giải quyết tình trạng này.
Ngày trong tối 4-8, chính quyền phường Sa Pa đã huy động hơn 20 cán bộ cùng người dân và máy móc kịp thời có mặt cảnh báo giao thông tạm thời, tổ chức dọn dẹp, vận chuyển đất đá trên mặt đường.
Video đang HOT
Mưa lớn, lượng nước dồn về nhanh khiến hệ thống cống không tiêu thoát kịp – Ảnh: A.HÙNG
Mưa lớn cũng gây ra tình trạng ngập lụt cục bộ, tràn đất đá, bùn đất ra đường tại các tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Thạch Sơn, chợ văn hóa thuộc khu vực tổ 2, tổ 4, phường Sa Pa.
Tại km 1 tỉnh lộ 152 (phường Cầu Mây), sạt trượt gần 70m 3 đất đá xuống đường làm chia cắt tạm thời giao thông.
Thu gom, vận chuyển bùn đất trên đường Điện Biên Phủ – Ảnh: Cổng TTĐT thị xã Sa Pa
Lãnh đạo phường Cầu Mây huy động các lực lượng, phương tiện san gạt, múc bùn đất, khắc phục hậu quả. Đến khoảng hơn 22h, xe cộ có thể lưu thông một chiều.
Trước đó vào tối 2-8, mưa lớn đã gây ngập úng cục bộ tại một số tuyến phố nội thị Sa Pa, như đường Điện Biên Phủ, Ngũ Chỉ Sơn, Lê Quý Đôn, khu vực chợ Sa Pa, đường vào Cống Huyện. Một số điểm bùn, đất đá tràn ra lòng đường gây cản trở, ách tắc giao thông.
Khắc phục hậu quả tại phường Cầu Mây – Ảnh: Cổng TTĐT thị xã Sa Pa
Chủ động sơ tán dân khỏi nơi có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
Sáng 5-8, thượng tá Nguyễn Quang Huy – trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hòa Bình – cho biết do ảnh hưởng của đợt mưa lớn kéo dài nên tuyến đường liên xã thuộc huyện Mai Châu (nối Mai Châu với Hang Kia – Pà Cò) đã xảy ra sạt lở một lượng lớn đất, đá làm ách tắc, hư hỏng đường.
Tại Km146 trên quốc lộ 6 (đoạn qua huyện Mai Châu), một lượng đất, đá và cây bụi trên taluy dương đã bị sạt trượt xuống.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, trong 7 ngày vừa qua, mưa lớn đã gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ làm 2 người chết, sạt lở 67 vị trí giao thông, thiệt hại nhiều nhà cửa, tài sản của người dân và công trình cơ sở hạ tầng.
Dự báo từ nay đến ngày 8-8, khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 100-220mm, có nơi trên 300mm.
Trong công điện gửi các tỉnh Bắc Bộ sáng 5-8, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại nhà ở, sản xuất nông nghiệp, khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở.
Kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất…
Lực lượng công an cùng người dân dọn dẹp hiện trường sạt lở đá ở Hòa Bình – Ảnh: Công an cung cấp
Mưa lũ làm 8 người chết, nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại các địa phương
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, tính đến 17 giờ 30 phút ngày 2/10, mưa lũ tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm 8 người chết (tại Nghệ An, Hà Tĩnh); 26 nhà thiệt hại trên 70%; 143 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 55 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; hơn 2.000 hộ phải di dời; 14.033 nhà bị ngập (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa), hiện nước đang rút chậm.
Huy động máy xúc để khắc phục sự cố sạt lở đất đá gây ách tắc giao thông trên đường ở huyện Con Cuông, Nghệ An. Ảnh: TTXVN phát
Mưa lũ cũng làm thiệt hại 11.435 ha lúa, hoa màu; hơn 3.800 ha cây công nghiệp, ăn quả hằng năm, lâu năm; gần 135 ha rừng; trên 9.000 ha ao hồ; hơn 710 tấn muối bị thiệt hại; 155.340 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 127 điểm trường bị ảnh hưởng, 4 phòng họp bị tốc mái; 9.150 m kênh mương; 26 đập loại nhỏ bị hư hỏng; 82 cầu, cống bị hư hỏng; 1.550 m bờ sông bị sạt lở; trên 75.800 m3 đất đá sạt lở ; 112 cầu, cống bị hư hỏng; 29 vị trí bị ngập; 100 vị trí bị sạt lở; 51 cột điện, trên 5.500m tường rào bị đổ...
'Riêng tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đây là khu vực bị thiệt hại rất nặng bởi mưa lũ, tính đến 17 giờ 30 phút ngày 2/10, khu vực này có 14 nhà bị cuốn trôi (xã Tà Cạ, thị trấn Mường Xén); 85 nhà ngập tại xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén; ngập các cơ quan Nhà nước tại Khối 1, thị trấn Mường Xén. Hiện nay nước đã rút, còn lại bùn, đất bồi lấp; 19 nhà bị sạt lở, trong đó có 3 nhà kiên cố bị sạt lở hoàn toàn (tại bản Cánh, Sơn Hà); sập hoàn toàn nhà làm việc của Công an xã Tà Cạ .
Nhiều đoạn tại tuyến đường Mường Xén đi Tây Sơn (trong đó 4 điểm sạt lở rất nặng), làm hư hỏng cầu vòm sắt Hòa Sơn, xã Tà Cạ.
Giao thông vào xã Tà Cạ và Tây Sơn bị ách tắc hoàn toàn; sạt lở taluy dương tuyến quốc lộ 7 tại xã Tà Cạ, các phương tiện hiện không qua lại được; sạt lở trên 10 điểm tuyến quốc lộ 7 trên địa bàn xã Nậm Cắn.
Ngoài ra, mưa lũ làm cô lập 2 xã Tây Sơn và Tà Cạ, trong đó bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (236 hộ và 966 nhân khẩu) và bản Sơn Hà, xã Tà Cạ bị cô lập hoàn toàn chưa thể tiếp cận được; 2 ô tô bị cuốn trôi (hiện đã vớt được 1 chiếc); 10 ô tô bị ngập.
Để tiếp tục ứng phó với mưa lũ trong thời gian tới, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố đặc biệt là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thực hiện nghiêm các công điện số 875/CĐ-CP ngày 30/9/2022 của
Thủ tướng Chính phủ và số 30/CĐ-QG ngày 29/9/2022 của Văn phòng Thường trực Quốc gia về phòng, chống thiên tai.
Các tỉnh, thành phố thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại; huy động lực lượng kịp thời, khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão; dọn dẹp vệ sinh môi trường, đường phố, khôi phục hệ thống điện, thông tin, nước sạch sinh hoạt để nhanh chóng khôi phục hoạt động bảo đảm đời sống, sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ người dân, nhất là những hộ khó khăn sửa chữa lại nhà cửa bị sập đổ, tốc mái, hư hại; khắc phục nhanh các công trình công cộng (trường học, trạm y tế...) để bảo đảm điều kiện cho học sinh trở lại trường, nơi khám chữa bệnh cho người dân.
Các địa phương khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do bão, mưa lũ để bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, ổn định đời sống người dân thời gian tới; tiếp tục theo dõi chặt chẽ mưa lũ, tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động di dời, sơ tán dân cư, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; đồng thời, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Mưa lớn gây sạt lở và ách tắc giao thông nhiều nơi ở Tây Bắc Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, ngày 11/8, các địa phương trong khu vực Tây Bắc tiếp tục có mưa trên diện rộng, khiến mực nước trên các sông, suối dâng cao và gây ra sạt lở đất đá, ách tắc giao thông tại một số nơi. Tại tỉnh Sơn La, mưa lớn đã làm sạt trượt đất đá từ...