Sau tiêm chủng vắc-xin COVID-19: Cần kiêng khem gì?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin COVID-19 hay không, là câu hỏi mà nhiều người quan tâm thời gian vừa qua.
Các chuyên gia cho hay, mặc dù không có tương tác lớn nhưng một chế độ ăn uống đơn giản, hợp lý trước và sau khi tiêm sẽ giúp phát huy tốt nhất tác dụng của vắc-xin.
Tránh uống rượu trước và sau khi tiêm
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, một số người ít hoặc không gặp tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19, nhưng những người khác lại có thể bị mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt và buồn nôn. Ngay cả việc uống rượu nhẹ cũng có thể gây ra tình trạng mất nước, điều đó có thể làm tăng các tác dụng phụ này. Ngoài ra, việc bị mất nước hoặc hơi nôn nao, việc uống rượu còn gây khó phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vắc-xin với cơ thể.
Uống rượu cũng được chứng minh là làm căng thẳng hệ miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho biết, rượu có thể giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng cũng gây ra nhiều rối loạn giấc ngủ hơn và ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, một tác nhân khác gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tối đa. Để tăng chất lượng giấc ngủ trước khi tiêm chủng, đặc biệt là vào đêm hôm trước, nên có chế độ ăn lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy, ăn quá ít chất xơ (trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và hạt), quá nhiều chất béo bão hòa và đường (thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt) có thể dẫn đến kém phục hồi, giấc ngủ bị xáo trộn.
Có thể ăn nhẹ giữa bữa tối và trước khi đi ngủ bằng trái cây tươi và/ hoặc các loại hạt. Lưu ý, nên ăn trước giờ đi ngủ 3 tiếng. Không uống caffeine ít nhất 6 giờ trước khi ngủ. Hạn chế uống nước vào buổi tối.
Không nên uống rượu trước và sau khi tiêm vắc-xin.
Video đang HOT
Uống đủ nước
Uống đủ nước là một trong những cách quan trọng nhất để tối đa hóa cảm giác trước và sau khi tiêm phòng. Theo Viện Y học (IOM), phụ nữ cần 2,7 lít tổng lượng chất lỏng mỗi ngày (trên 11 cốc) và nam giới cần 3,7 lít (trên 15 cốc). Khoảng 20% nước đến từ thức ăn. Lượng nước còn lại nên bổ sung đều trong ngày, chia vào 4 thời điểm: khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa buổi sáng đến giờ ăn trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa buổi chiều đến giờ ăn tối.
Ăn nhiều thực phẩm nguyên hạt
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thời gian xảy ra đại dịch, mọi người đã tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu natri, đường bổ sung và tổng chất béo. Tuy nhiên, quá nhiều thực phẩm chế biến có thể gây viêm và có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã kết luận rằng, thói quen ăn uống lành mạnh rất quan trọng để ngăn ngừa COVID-19. Mặc dù các nghiên cứu về tác động của dinh dưỡng đối với vắc-xin chưa được công bố, nhưng cách tốt nhất để hỗ trợ hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng là ưu tiên thực phẩm toàn phần giàu chất dinh dưỡng, kháng viêm. Hãy bổ sung rau vào cả bữa trưa và bữa tối, đồng thời kết hợp trái cây vào bữa sáng và bữa ăn nhẹ hàng ngày.
Nên ăn trước khi tiêm
Ngất xỉu không phải là một tác dụng phụ phổ biến của vắc-xin COVID-19, mà thường do lo lắng, đau đớn, hoặc do lượng đường trong máu thấp. Theo CDC, ngoài việc được đảm bảo về quy trình, uống nước giải khát và ăn nhẹ trước khi tiêm phòng có thể ngăn ngừa ngất xỉu liên quan đến lo lắng, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt nếu có tiền sử ngất xỉu trong lần tiêm chủng trước.
Chuẩn bị sẵn đồ ăn sau khi tiêm vắc-xin
Một số người bị buồn nôn sau khi tiêm. Để đề phòng, có thể mang sẵn một số thực phẩm nhạt và dễ tiêu hóa: súp rau, chuối, sốt táo, dưa, nước dừa, gạo lứt và khoai tây. Tránh thức ăn nặng như phô mai, nước sốt kem, thức ăn chiên và thịt, cũng như thức ăn có đường, bao gồm kẹo và bánh nướng. Uống đủ nước và khi cơn buồn nôn giảm bớt, hãy tiếp tục ăn thực phẩm tươi, nguyên chất.
Sau khi tiêm phòng, nếu chán ăn, hãy cố gắng ăn các bữa ăn nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ, ăn nhiều loại thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng. Nếu đói nhưng quá mệt để nấu ăn, hãy đặt một bữa ăn lành mạnh.
Bỏ túi thuốc trị cảm ngày nghỉ lễ
Thường xuyên mang theo một số loại thuốc dưới đây sẽ giúp bạn đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng và vui vẻ hơn...
Cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết, sự chủ quan về sức khỏe và thay đổi nhịp sinh hoạt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, thường được gọi là cảm khiến ngày nghỉ trở nên mệt mỏi, buồn chán.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh cảm
Cảm thường là một dạng bệnh truyền nhiễm do khoảng 200-300 loại virut gây ra, bệnh dễ mắc và dễ khỏi, tuy nhiên có thể gây mệt mỏi cho người bệnh trong khoảng 5-7 ngày. Bệnh cảm thường có thể bị nhầm lẫn với cảm cúm vì có 3 biểu hiện là sổ mũi/nghẹt mũi, ho và đau nhức mình mẩy tương đối giống nhau.
Tuy nhiên, các triệu chứng của cảm cúm thường có chiều hướng phát triển nhanh (thường 1-4 ngày sau khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây bệnh) và nghiêm trọng hơn so với triệu chứng hắt hơi và nghẹt mũi đặc trưng của bệnh cảm thông thường.
Triệu chứng lâm sàng của cảm thường xuất hiện 1-3 ngày sau khi nhiễm virut. Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau hay rát họng, sau đó là ngạt mũi và chảy nước mũi. Ngoài ra có các triệu chứng như ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, nhức cơ, mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn...
Thuốc chữa cảm không cần kê đơn nhưng khi dùng cần chú ý liều lượng phù hợp.
Các thuốc thường dùng khi bị cảm
Bệnh nhân khi mới mắc bệnh thường có những biểu hiện đặc trưng theo từng người như nhức mỏi, chóng mặt, hơi ngạt mũi... Cảm thường được điều trị theo triệu chứng của người bệnh với 4 nhóm phổ biến:
Thuốc trị nghẹt mũi: Để giải quyết tình trạng này, người bệnh có thể dùng thuốc uống dạng viên có chứa norpseudoephedrine hay dạng xịt có chứa xylometazelin hoặc oxymetazolin.
Cả hai loại thuốc xylometazelin và oxymetazolin đều là thuốc có tác dụng co mạch, giảm sung huyết được sử dụng trong các trường hợp bị ngạt mũi, sổ mũi do cảm lạnh, cúm và do các nguyên nhân khác.
Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên dùng trong khoảng 5-7 ngày. Nguyên nhân do nếu dùng lâu sẽ gây hiện tượng nhờn và phụ thuộc thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng tinh dầu giúp làm tăng lưu thông khí và hỗ trợ việc hô hấp.
Thuốc chữa ho : Ho được chia làm hai loại, ho không đờm (ho khan) và ho có đờm. Người bệnh cần lưu ý để sử dụng đúng thuốc. Đối với ho không đờm thì thuốc pentoxyverin và noscapin sẽ giảm việc kích thích niêm mạc ở cổ họng, qua đó giảm ho. Còn đối với ho có đờm thì các loại thuốc như acetylcystein hay ambroxol sẽ làm đờm loãng hơn, giúp dễ loại thải ra bên ngoài. Ngoài ra, người bệnh có thể xông với tinh dầu, uống trà và nhiều nước để tăng tiết đờm, qua đó giúp đờm được thải ra ngoài tốt hơn.
Thuốc trị chứng đau họng: Các loại thuốc gây tê tại chỗ như benzocain, lidocain có trong các loại kẹo ngậm hay thuốc giảm đau như acetylsalicylic (tên thương mại phổ biến là aspirin), flurbiprofen thường được sử dụng và tác dụng rất tốt.
Thuốc trị nhức đầu, mệt mỏi: Để chặn đứng cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt có thành phần paracetamol hay acetylsalicylic rất hiệu quả.
Một số biện pháp hỗ trợ điều trị khác như nghỉ ngơi, uống nhiều nước và vitamin C, hít thở không khí trong lành sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
Lưu ý: Hầu hết các thuốc điều trị cảm thường được bán ở hiệu thuốc và không cần đơn của bác sĩ, bệnh nhân có thể dễ dàng mua và sử dụng nếu trang bị cho mình những kiến thức căn bản đồng thời hiểu rõ được trạng thái cơ thể. Trong quá trình sử dụng, cần tuân thủ đúng liều lượng về số lần uống trong ngày, khoảng cách và thời gian uống (trước, trong hay sau bữa ăn) được hướng dẫn trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc theo lời dặn của dược sĩ.
Bệnh cảm thường có cần dùng kháng sinh?
Kháng sinh là chất lấy từ vi sinh vật (vi nấm, vi khuẩn, ...), bán tổng hợp, tổng hợp, có tác dụng ức chế một số quá trình sống của vi sinh vật và đơn bào với liều thấp, không hoặc ít ảnh hưởng tới vật chủ, người sử dụng. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh không nên bừa bãi, lạm dụng.
Đối với bệnh cảm khi điều trị thông thường không cần dùng tới kháng sinh nhưng virut gây bệnh cảm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch qua đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Do vậy, những bệnh nhân ở các nhóm có nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ, người bị suy giảm hệ miễn dịch... khi bị nhiễm khuẩn phải điều trị đặc biệt với kháng sinh và bắt buộc phải có sự tư vấn của bác sĩ nhằm tránh tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng hiện nay.
Dấu hiệu thay đổi giọng nói cảnh báo nguy cơ mắc Covid-19 Giọng nói của bệnh nhân Covid-19 có thể trở nên rè, trầm hơn, thay đổi cao độ. Hai biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lan truyền không kiểm soát được ở Ấn Độ, góp phần dẫn tới số ca bệnh kỷ lục. Trong thời gian gần đây, đất nước Nam Á liên tục có trên 300.000 bệnh nhân mới mỗi ngày. Một...